05/06/2017, 10:37

Trắc nghiệm Lịch sử 8: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8, bài số 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác, có đáp án. Câu 1. Giai cấp tư sản ra đời từ những thành phần nào trong xã hội? A. Chủ công xưởng, nhà máy, chủ đồn điền. B. Chủ công xưởng, chủ đồn điền, công nhân giàu có. C. Chủ công xưởng, nhà ...

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8, bài số 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác, có đáp án.

Câu 1. Giai cấp tư sản ra đời từ những thành phần nào trong xã hội?
A. Chủ công xưởng, nhà máy, chủ đồn điền.
B. Chủ công xưởng, chủ đồn điền, công nhân giàu có.
C. Chủ công xưởng, nhà máy, chủ đồn điền, quý tộc mới.
D. Tất cả các thành phần trên.
 
Câu 2. Hàng ngũ những người vô sản chủ yếu bắt nguồn từ đâu?
A. Nông dân bị phá sản, mất đất.
B. Thợ thủ công bị thất nghiệp, phá sản.
C. Nông dân và thợ thủ công bị phá sản.
D. Nô lệ bị bắt ở các nước trong chiến tranh.
 
Câu 3. Giai cấp vô sản là giai cấp:
A. Chỉ có rất ít tư liệu sản xuất.
B. Hoàn toàn không có tư liệu sản xuất,
C. Không có tài sản, chỉ có sức lao động.
D. Chỉ có một ít tư liệu sản xuất và hoàn toàn không có tài sản.
 
Câu 4. Giai cấp vô sản công nghiệp thế giới ra đời sớm nhất ở nước nào?
A. Nước Pháp.
B. Nước Mĩ.
C. Nước Đức.
D. Nước Anh.
 
Câu 5. Vì sao ngay từ lúc mới ra đời, giai cấp công nhăn đã đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản?
A. Công nhân bị bóc lột ngày nàng nặng nề do lệ thuộc vào máy móc.
B. Công nhân phải làm việc nhiều giờ nặng nhọc.
C. Tiền lương thấp, điều kiện lao động, ăn ở thấp kém.
D. Cả 3 lí do trên đúng.
 
Câu 6. Điền đúng (Đ), hoặc sai (S) vào các câu dưới đây:
A. Đàn bà, trẻ em làm việc nhẹ hơn đàn ông, nên lương thấp hơn đàn ông.
B. Công đoàn là tổ chức nghề nghiệp của công nhân.
C. Nhiệm vụ của công đoàn là chỉ thăm nhau khi ốm đau.
D. Phong trào đập phá máy móc và đốt phá công xưởng nổ ra mạnh mẽ và sớm nhất ở Anh.
 
Câu 7. Nối niên đại ở cột A với sự kiện ở cột B cho đúng.
 
Cột A Cột B
A. Năm 1831
B. Năm 1834
C. Năm 1844
D. Năm 1836 đến năm 1847
1. Thợ tơ Li-ông khởi nghĩa
2. Phong trào “Hiến chương” ở Anh
3. Công nghiệp dệt tơ Li-ông (Pháp) khởi nghĩa
4. Công nghiệp dệt Sơ-lê-din (Đức) khởi nghĩa
 

Câu 8. Khấu hiệu “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu” được sử dụng trong cuộc khởi nghĩa nào?.
A. Khởi nghĩa của công nhân dệt tơ Li - ông (Pháp) 1831.
B. Khởi nghĩa của công nhân dệt Li - ông (Pháp) 1834. 
C. Khởi nghĩa của công nhân dệt Sơ - lê - din (Đức) 1844.
D. Phong trào “Hiến chương” ở Anh.
 
Câu 9. Nguyên nhân nào là cơ bản làm cho những cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra mạnh mẽ mà không đi đến thắng lợi?
A. Phong trào thiếu tính tổ chức.
B. Phong trào nổ ra lẻ tẻ.
C. Phong trào chưa có đường lối chính trị rõ rệt và một tổ chức cách mạng lãnh đạo.
D. Phong trào nổ ra khi kẻ thù còn rất mạnh.
 
Câu 10. Phong trào đấu tranh đầu tiên của công nhân diễn ra dưới hình thức nào?
A. Bỏ trốn tập thể để khỏi bị hành hạ.
B. Đánh bọn chủ xưởng, bọn cai ký.
C. Đập phá máy móc, đốt công xưởng.
D. Đập phá máy móc, đánh chủ xưởng.
 
Câu 11. Phong trào đấu tranh tự phát của công nhân Anh diễn ra vào khoảng thời gian nào?
A. Khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
B. Khoảng những năm 20-30 của thế kỉ XIX.
C. Khoảng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
D. Khoảng những năm 1836 - 1848.
 
Câu 12. Trong những năm 20 - 30 của thế kỉ XIX, công nhân Anh đấu tranh đòi quyền lợi gì?
A. Đòi tăng lương, giảm giờ làm.
B. Đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương.
C. Đòi quyền tuyền cử.
D. Đòi Quốc hội Anh thông qua đạo luật cải cách tuyển cử.
 
Câu 13. “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu” đó là khẩu hiệu đấu tranh của công nhân nước nào?
A. Nước Anh.
B. Nước Pháp.
C. Nước Đức.
D. Nước Mĩ.
 
Câu 14. Cuộc khởi nghĩa của công nhăn thợ dệt ở Li-ông (pháp) diễn ra vào năm nào?
A. Năm 1832.
B. Năm 1834.      
C. Năm 1843.
D. Năm 1835.
 
Câu 15. Năm 1831, công nhân dệt thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi quyền lợi gì?
A. Thiết lập nền cộng hòa.     
B. Nghỉ ngày chủ nhật có lương
C. Được tự do bầu cử.
D. Tăng lương, giảm giờ làm.
 
Câu 16. Ở Đức, để được làm việc trong các nhà máy công nhân phải đóng thuế đặc biệt cho bọn nào?
A. Giai cấp tư sản.        
B. Tầng lớp quý tộc mới.
C. Bọn chủ nhà máy.    
D. Bọn địa chủ.
 
Câu 17. Trong các cuộc đấu tranh dưới đây của công nhân, cuộc đấu tranh nào tồn tại lâu nhất?
A. Khởi nghĩa Li-ông ở Pháp.
B. Phong trào Hiến chương ở Anh.
C. Khởi nghĩa Sơ-lê-din ở Đức.
D. Khởi nghĩa Li-ông (Pháp) và phong trào Hiến chương (Anh).
 
Câu 18. Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất làm cho các cuộc đấu tranh của công nhân Anh, Pháp, Đức bị thất bại?
A. Lực lượng công nhân còn rất ít.
B. Giai cấp tư sản còn đang rất mạnh.
C. Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.
D. Chưa có sự liên minh với giai cấp nông dân.
 
Câu 19. Phong trào công nhân Âu - Mĩ trong những năm 1830 - 1840 đã để lại ý nghĩa lịch sử gì?
A. Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế.
B. Tạo tiền đề cho lý luận cách mạng ra đời.
C. Ý thức, tổ chức từ tự phát chuyển dần sang đấu tranh tự giác.
D. A + B đúng.
 
Câu 20. Bài học cơ bản nhất của phong trào công nhân Âu Mĩ trong những năm 1830 - 1840 là gì?
A. Phong trào muôn thắng lợi phải được tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ thống nhất.
B. Phải xây dựng đường lối chính trị đúng đắn để đưa phong trào đến thắng lợi.
C. Phong trào phải nổ ra đúng thời cơ.
D. A + B đúng.
 
Câu 21. Hình thức đấu tranh của phong trào này là mít tinh biểu tình dưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao dộng. Phong trào cuối cùng bị dập tắt nhưng đã tỏ rõ tính chất quần chúng rộng lớn, tính tổ chức và mục tiêu chính trị rõ nét. Đó là đặc điểm của phong trào nào?
A. Khởi nghĩa Li-ông (Pháp) 1831.
B. Khởi nghĩa Li-ông (Pháp) 1834.
C. Khởi nghĩa công nhân dệt Sê-lê-din (Đức) 1844.
D. “Phong trào “Hiến chương” (Anh) 1836 đến 1846.
 
Câu 22. Điểm giống nhau cơ bản trong tư tưởng của Mác và Ăng- ghen là gì?
A. Nhận thức rõ được bản chất của chế độ tư bản.
B. Có tư tưởng đấu tranh chống lại xã hội tư bản bất công, xây dựng xã hội bình đẳng.
C. Chỉ rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong việc đánh đổ giai cấp tư sản để giải phóng mình và giải phóng loài người.
D. Chỉ rõ nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và nông dân lao động dưới chế độ tư bản.
 
Câu 23. Tuyên ngôn nêu rõ quy luật phát triển của xã hội loài người là sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Tuyên ngôn nhấn mạnh vai trò của giai cấp vô sản là lực lượng lật đổ chế độ tư bản và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Đó là nội dung của tuyên ngôn nào?
A. Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ (1776)
B. Tuyên ngôn Nhàn quyền của cách mạng Pháp (1789)
C. Tuyên ngôn Đảng cộng sản (2 - 1848)
D.  A + C đúng.
 
Câu 24. Câu kết thúc Tuyên ngôn “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” có ý nghĩa gì?
A. Kêu gọi giai cấp vô sản các nước đoàn kết lại chống chủ nghĩa đế cuốc.
B. Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế của giai cấp vô sản.
C. Biểu hiện sự đoàn kết của vô sản thế giới.
D. Là khẩu hiệu đoàn kết đấu tranh của vô sản thế giới.
 
Câu 25. Vì sao giai cấp công nhân ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của sự đoàn kết quốc tế?
A. Cuộc đấu tranh có cùng một kẻ thù chung, đoàn kết mới có sức mạnh.
B. Giai cấp công nhân các nước đã có vũ khí lí luận trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư bản đó là chủ nghĩa Mác.
C. Cuộc đấu tranh có cùng một mục đích chống sự áp bức của chủ nghĩa tư bản.
D. Cuộc đấu tranh biểu hiện ý thức tự đứng lên giải phóng mình của vô sản thế giới.
 
Câu 26. Chính Đảng độc lập đầu tiên của vô sản thế giới là tổ chức nào?
A. Đồng minh những người cộng sản.
B. Hội Liên hiệp lao động quốc tế (Quốc tế thứ nhất)
C. Quốc tế thứ hai.
D. Quốc tế thứ ba.
 
Câu 27. Nét nổi bật nhất của phong trào công nhăn từ năm 1848 đến năm 1870 là gì?
A. Giai cấp công nhân nhiều nước đã đứng lên đấu tranh quyết liệt.
B. Giai cấp công nhân đã trưởng thành, nhận thức rõ hơn về vai trò giai cấp mình và tinh thần đoàn kết quốc tế.
C. Phong trào công nhân quốc tế diễn ra liên tục mạnh mẽ.
D. Quốc tế thứ nhất ra đời thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh hơn.
 
Câu 28. Mác có vai trò như thế nào đối với Quốc tế thứ nhất?
A. Chuẩn bị và tham gia thành lập Quốc tế thứ nhất
B. Lãnh đạo đấu tranh chông những tư tưởng sai lệch và thông qua những nghị quyết đúng đắn.
C. Vận động vô sản quốc tế ủng hộ công nhân Anh, Pháp, Bỉ bãi công thắng lợi. Mác là linh hồn của Quốc tế thứ nhất.
D. Cả ba ý trên đúng.
 
Câu 29. “Đây là trận đánh lớn đầu tiên giữa hai giai cấp phân chia xã hội hiện nay". Câu trên nói về sự kiện nào?
A. Khởi nghĩa công nhân dệt Li-ông (Pháp) 1831.
B. Khởi nghĩa công nhân dệt Sơ-lê-din Đức (1844).
C “Phong trào Hiến chương” ở Anh (1836-1847).
D. Khởi nghĩa của công nhân Pa-ri Pháp (23-6-1848).
 
Câu 30. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản chia làm mấy phần?
A. Lời mở đầu và ba chương.
B. Lời mở đầu và bốn chương,
C. Lời mở đầu và năm chương.
D. Lời mở đầu và sáu chương.
 
Câu 31. Kết quả lớn nhất của phong trào cách mạng 1848-1849 ở cháu Âu là gì?
A. Giai cấp công nhân đã nhận thức rõ hơn về vai trò giai cấp mình.
B. Giai cấp công nhân đã trưởng thành.
C. Tạo điều kiện để chế độ tư bản đạt được sự thắng lợi đối với chế độ phong kiến.
D. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân dẫn đến sự ra đời của Quốc tế thứ nhất.
 
Câu 32. Hãy nối sự kiện ở cột A với niên đọi ở cột B sao cho phù hợp
 
Cột A Cột B
1. Các Mác sinh năm A. 1820
2. Ăng - ghen sang Pháp B. 1842
3. Ăng - ghen sinh năm C. 1818
4. Ăng - ghen sang Anh D. 2-1848
5. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản E. 1844
6. Quốc tế thứ nhất thành lập G. 28-09-1864
 
Câu 33. Vai trò của Quốc tế thứ nhất từ khi thành lập (1864) đến năm 1870 là gì?
A. Lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế chống kẻ thù chung là chủ nghĩa tư bản.
B. Đoàn kết giai cấp vô sản quốc tế trong một tổ chức thống nhất,
C. Vận động vô sản quốc tế ủng hộ công nhân Anh, Pháp, Bỉ bãi công.
D. Đấu tranh chống những tư tưởng sai lệch thúc đẩy phong trào công nhân phát triển, truyền bá học thuyết Mác.
 
ĐÁP ÁN
 
1.C    2.A    3.B    4.D    5.D
6. Đ: A, B, D
    S: C
7. 1. B    2.D   3. A   4C
8.A     9.C    10.C    11.C    12.C    13.B    14.B    15.D
16.D    17.B    18.C    19.D     20.D      21.D    22.C    23.C
24.B    25.A    26.A     27.B    28.D    29.D    30.B      31.D
32. 1.C   2.E   3.A   4.B   5.D   6.G
33.D

0