05/06/2017, 10:36

Trắc nghiệm Lịch sử 8: Ấn Độ thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX

Trắc nghiệm Lịch sử 8: Ấn Độ thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX, có đáp án Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu nào thực dân phương Tây, nhất Anh, Pháp lại tranh giành Ấn Độ? A. Ấn Độ đất rộng người đông, tài nguyên phong phú. B. Ấn Độ có truyền thống văn hóa lâu đời. C. Ấn Độ là miếng mồi ngon không thể bỏ ...

Trắc nghiệm Lịch sử 8: Ấn Độ thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX, có đáp án

Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu nào thực dân phương Tây, nhất Anh, Pháp lại tranh giành Ấn Độ?
A. Ấn Độ đất rộng người đông, tài nguyên phong phú.
B. Ấn Độ có truyền thống văn hóa lâu đời.
C. Ấn Độ là miếng mồi ngon không thể bỏ qua.
D. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo lớn (Ấn Độ giáo và Phật giáo)
 
Câu 2. Lợi dụng cơ hội nào các nước phương Tây đua tranh xâm lược Ấn Độ?
A. Cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu.
B. Phong trào nông dân chống chế độ phong kiến Ấn Độ làm cho Ấn Độ suy yếu.
C. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo nông dân ở Ấn Độ
D. Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bị suy thoái.
 
Câu 3. Cuộc chiến tranh giữa hai nước nào trong những năm 1754 - 1763 ngay trên đất nước Ấn Độ?
A. Anh và Mĩ.
B. Anh và Pháp,
C. Anh và Nhật.         
D. Trung Quốc và Pháp.
 
Câu 4. Thực dân Anh hoàn thành công cuộc xâm chiếm Ấn Độ vào thời gian nào?
A. Thế kỉ XVI.           
B. Đầu thế kỉ XVIII.
C. Cuối thế kỉ XVIII.
D. Năm 1875.
 
Câu 5. Thực dân Anh đã thi hành chính sách nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến ở Ấn Độ nhằm:
A. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ.
B. Cấu kết với họ để đàn áp nhân dân Ấn Độ.
C. Làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình.
D. Biến họ thành tay sai đắc lực cho mình.
 
Câu 6. Điền dúng (Đ), hoặc sai (S) vào các câu sau đây:
A. Thế kỉ XVIII cả Anh và Pháp cùng xâm chiếm Ấn Độ.
B. Cuối thế kỉ XVIII Anh hoàn thành công cuộc xâm chiếm Ấn Độ.
C. Xuất khẩu lương thực năm 1901 (của Anh ở Ấn Độ) 9300000 (Livrơ).
D. Hậu quả chính sách bóc lột của Anh đã gây nên những nạn đói khủng khiếp ở Ấn Độ.
 
Câu 7. Bên cạnh chính sách khai thác, bóc lột Ấn Độ thực dân Anh còn thi hành chính sách thâm độc nào?
A. Lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo để đàn áp nhân dân Ấn Độ
B. Áp dụng chính sách "chia để trị",
C. Thi hành chính sách “ngu dân”.
D. Khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động thời cổ xưa.
 
Câu 8. Chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ đã đưa đến hậu quả nặng nề gì về mặt xã hội?
A. Tình trạng bần cùng hóa, chết đói và mâu thuẫn giữa các tôn giáo.
B. Cơ sở ruộng đất công xã nông thôn bị phá vỡ.
C. Nền thủ công nghiệp bị suy sụp.
D. Nền văn minh lâu đời bị phá hoại.
 
Câu 9. Cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi-pay (Ấn Độ) diễn ra vào thời gian nào?
A. Ngày 5 tháng 10 năm 1857.
B. Ngày 5 tháng 7 năm 1857.
C. Ngày 10 tháng 5 năm 1858.
D. Ngày 10 tháng 5 năm 1857.
 
Câu 10. Lực lượng chủ yếu tham gia cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859) là những tầng lớp nào?
A. Binh lính Ấn Độ trong quân đội Anh.
B. Binh lính, nông dân, thợ thủ công,
C. Binh lính, nông dân, công nhân.
D. Binh lính, công nhân, tư sản Ấn.
 
Câu 11. Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ khởi nghĩa của binh lính Xi-pay là gì?
A. Binh lính Xi-pay bị sĩ quan Anh bạc đãi, khinh rẻ.
B. Binh lính Xi-pay bị thực dân Anh đàn áp dã man.
C. Binh lính Xi-pay căm thù sự thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ.
D. Binh lính Xi-pay bị thực dân Anh bắt đi làm bia đỡ đạn trong cuộc chiến tranh với Pháp trên đất Ấn Độ.
 
Câu 12. Cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi- pay tồn tại trong thời gian nào?
A. Từ năm 1857 đến năm 1858.
B. Từ năm 1858 đến năm 1859.
C. Từ năm 1857 đến năm 1859.
D. Từ năm 1857 đến năm 1860.
 
Câu 13. Vì sao cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi-pay mang tính chất dân tộc?
A. Vì nó giải quyết mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Ấn Độ với thực dân Anh cướp nước để giành độc lập.
B. Vì nó giải phóng dân tộc Ấn Độ khỏi ách thống trị của thực dân Anh.
C. Vì nó cùng nhân dân Ấn Độ đấu tranh chống thực dân Anh xâm lược.
D. Tất cả đều đúng.
 
Câu 14. Viết vào chỗ trống những từ thích hợp, những dữ liệu về cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 -1859).
A. Số lượng lính Xi -pay tham gia khởi nghĩa .................
B. Phạm vi của cuộc khởi nghĩa .................              
C. Kết quả bước đầu .................     
D. Kết quả cuối cùng .................
 
Câu 15. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 -1859) mang tính dân tộc thể hiện ở điểm nào?
A. Từ binh lính, khởi nghĩa đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
B. Từ một địa phương, khởi nghĩa đã lan rộng, giải phóng được nhiều nơi.
C. Cuộc khởi nghĩa hưởng ứng lời kêu gọi của những người yêu nước.
D. A + B đúng.
 
Câu 16. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc khởi nghĩa Xi- pay?
A. Biểu hiện lòng yêu nước của các tầng lớp nhân dân Ấn.
B. Cuộc khởi nghĩa mang tính dân tộc sâu sắc.
C. Mở đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ.
D. Thúc đẩy giai cấp tư sản Ấn Độ đứng dậy chống thực dân Anh.
 
Câu 17. Đảng Quốc đại được thành lập vào năm nào?
A. Năm 1857
B. Năm 1859  
C. Năm 1885
D. Năm 1905
 
Câu 18. Đảng Quốc đại là Đảng của giai cấp nào?
A. Giai cấp vô sản.     
B. Giai cấp tư sản.
C. Tầng lớp tiểu tư sản.         
D. Giai cấp nông dân.
 
Câu 19. Hai mươi năm sau khi thành lập Đảng Quốc đại phân hóa như thế nào?
A. Một bộ phận chông lại mọi hình thức đấu tranh bạo lực
B. Một bộ phận muôn dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ
C. Một bộ phận theo đường lối cấp tiến, chống lại phái ôn hòa đòi lật đổ ách thống trị của thực dân Anh.
D. Một bộ phận cũng đấu tranh chống lại thực dân Anh nhưng không triệt để.
 
Câu 20. Trong 20 năm đầu (1885 - 1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp gì để đòi chính phủ Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ ?
A. Dùng phương pháp bạo lực.
B. Dùng phương pháp thương lượng,
C. Dùng phương pháp ôn hòa.
D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị.
 
Câu 21. Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại là gì?
A. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc.
B. Thỏa hiệp với giai cấp tư sản Ấn Độ.
C. Dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ
D. Giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế
 
Câu 22. Một phái dân chủ cấp tiến do Ti- lắc đứng đầu đã tách ra khỏi Đảng Quốc đại, thường gọi là:
A. “Phái cấp tiến”.    
B. “Phái cực đoan”,
C. “Phái ôn hòa”.     
D. “Phái đấu tranh”.
 
Câu 23. Theo đạo luật chia đôi xứ Ben- gan của Anh, thì miền Đông Ấn Độ theo đạo nào?
A. Theo đạo Phật.      
B. Theo đạo Ấn Độ.
C. Theo đạo Hồi.        
D. Theo đạo Thiên chúa.
 
Câu 24. Với việc ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan đã làm bùng lên phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở đâu ?
A. Ở Bom-bay và Ben-gan.
B. Ở Can-cut-ta và Ben-gan.
C. Ở Bom-bay và sông Hằng.
D. Ở Bom-bay và Can-cút-ta.
 
Câu 25. Đỉnh cao nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XX là phong trào nào?
A. Phong trào đấu tranh của công nhân ở Can-cút-ta năm 1905.
B. Phong trào đấu tranh của công nhân Bom-bay năm 1908.
C. Phong trào đấu tranh của quân chúng nhân dân ở sông Hằng năm 1905.
D. Phong trào đấu tranh của công nhân ở Can-cút-ta năm 1908.
 
Câu 26. Ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX lực lượng tiên tiến nào đứng ra tổ chức và lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc?
A. Giai cấp tư sản      
B. Giai cấp phong kiến
C. Giai cấp công nhân
D. Binh lính Ấn Độ
 
Câu 27. Cuộc tổng bãi cóng ở Bom-bay (23-7-1908) là sự kiện quan trọng nhất, đầu tiên của giai cấp vô sản Ân Độ. Đúng hay sai?
A. Đúng         
B. Sai
 
Câu 28. Hãy nối niên đại ở cột A phù hợp với sự kiện cột B.
 
A B
1. Thế kỉ XVII A. Anh-Pháp tranh giành Ấn Độ
2. Thế kỉ XVIII B. Thực dân phương Tây xầm nhập vào châu Á
3. 1857 C. Đảng Quốc đại thành lập
4. 1885 D. Khởi nghĩa Xi-pay
5. 6-1908 E. Chính quyền Anh bắt Ti-lắc
6. 1905 F. Khởi nghĩa Bom-bay
7. 7-1908 G. Biểu tình chông chính sách “chia để trị”
 
Câu 29: Hãy ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ô trống □ đặt trước các câu dưới đây:
A. Ấn Độ là một quốc gia ở phía Tây châu Á.
B. Đến thế kỉ XVIII, thực dân Anh độc chiếm và cai trị Ấn Độ.
C. Ấn Độ trở thành thị trường tiêu thụ quan trọng nhất của nền công nghiệp Anh.
D. Chính phủ Anh nắm quyền cai trị gián tiếp Ấn Độ.
E. Ngày 01 - 01 - 1877. Nữ hoàng Anh Vich-to-ri-a tuyên bố đồng thời là Nữ hoàng Ấn Độ.
F. Xi-pay là tên gọi những đơn vị binh lính của người Anh ở Ấn Độ,
G. Đảng Quốc đại là tên gọi tắt của Đảng Quốc dân đại hội.
H. Phong trào đấu tranh của công nhân Bom-bay năm 1908 đỉnh cao của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ đầu thế kỉ XX.
 
Câu 30: Hãy nối thời gian ở cột A cho phù hợp với sự kiện ở cột B về Đảng Quốc đợi và phong trào dân tộc ở Ấn Độ theo yêu cầu dưới dây:
 
A B
1. Cuối năm 1885 A. Chính quyền Anh thi hành chính sách chia để trị, ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan (Ấn Độ).
2. Từ 1885-1905 B. Ngày đạo luật chia cắt Ben-gan có hiệu lực ở Ấn Độ.
3. Tháng 7-1905 C. Ti-lắc bị khai trừ khỏi Đảng Quốc đại.
4. Ngày 16-10-1905 D. Thực dân Anh bắt Ti-lắc, kết án 6 năm tù.
5. Tháng 6-1908 E. Đảng Quốc đại được thành lập.
6. Cuối năm 1907 F. Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp ôn hòa để đòi thực dân Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ.
 
           
ĐÁP ÁN
 
Câu Đáp án Câu
Đáp án
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14




 
A
A
B
C
C
Đ:B, C, D, S:A
B
A
D
B
C
C
A
A. 6000 người.
B. Miền Bắc và một số
phần miền trung Ấn Độ
C. Thành lập một chính quyền
ở 3 thành phố lớn.
D. Thất bại
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28

29

30
 
D
C
C
B
C
C
D
B
C
D
B
A
B
1.B, 2.A, 3.D, 4.C,
5.E, 6.G, 7.F
S: A, D, F
Đ: B, C, E, G, H
1.E, 2.F, 3.A,
4. B, 5.D, 6. C

0