05/06/2017, 10:37

Trắc nghiệm Lịch sử 8: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Trắc nghiệm Lịch sử 8: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, có đáp án Câu 1. Vì sao phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX vẫn tiếp tục phát triển? A. Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng sâu sắc. B. Chủ nghĩa Mác đã được truyền bá sâu rộng trong phong trào công ...

Trắc nghiệm Lịch sử 8: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, có đáp án

Câu 1. Vì sao phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX vẫn tiếp tục phát triển?
A. Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng sâu sắc.
B. Chủ nghĩa Mác đã được truyền bá sâu rộng trong phong trào công nhân.
C. Ý thức giác ngộ của công nhân ngày càng cao.
D. Cả 3 ý trên.
 
Câu 2. Điền từ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các sự kiện sau đây:
A. Ở Anh, năm 1889, cuộc đấu tranh của công nhân khuân vác ở Luân Đôn đã buộc chủ phải tăng lương.
B. Ở Pháp, năm 1893 công nhân giành thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử Quốc hội.
C. ở Mĩ, 1-5-1886, hơn 350.000 công nhân biểu tình đòi ngày làm 8 giờ và từ đó, ngày 1-5 hàng năm trở thành ngày Quốc tế lao động.
D. Từ năm 1889, ngày 1-5 trở thành ngày Quốc tế lao động
 
Câu 3. Kết quả lớn nhất của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX đạt được là gì?
A. Chủ nghĩa Mác được truyền bá sâu rộng trong phong trào công nhân các nước.
B. Chủ phải tăng lương, giảm giờ làm cho công nhân.
C. Các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân mỗi nước ra đời.
D. Lấy ngày 1-5 hàng năm làm ngày Quốc tế lao động.
 
Câu 4. Đảng Xã hội dân chủ Đức ra đời vào năm nào?
A. Năm 1875 
B. Năm 1379  
C. Năm 1883  
D. Năm 1889
 
Câu 5. Đảng Công nhân Pháp được thành lập vào năm nào?
A. Năm 1875 
B. Năm 1879  
C. Năm 1883  
D. Năm 1889
 
Câu 6. Nhóm Giải phóng lao động Nga được hình thành vào năm nào?
A. Năm 1875 
B. Năm 1879  
C. Năm 1883  
D. Năm 1889
 
Câu 7. Nguyên nhân cơ bản đưa đến sự ra đời của Quốc tế thứ hai?
A. Quốc tế thứ nhất đã hoàn thành nhiệm vụ và giải tán.
B. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân các nước.
C. Sự ra đời của các tổ chức chính trị độc lập của công nhân mỗi nước.
D. Sự đàn áp của giai cấp tư sản đối với phong trào công nhân.
 
Câu 8. Điền vào chỗ trống đoạn viết dưới đây về ngày thành lập Quốc tế thứ hai.
Ngày 14-7-1889, kỉ niệm         …..(a) ….ngày phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu….(b)…. của 22 nước họp đại hội ở …..(c)…., tuyên bố thành lập ……(d)…
 
Câu 9. Đại hội thành lập Quốc tế thứ hai (1889) đã thông qua nhiều nghị quyết, theo em nghị quyết nào là quan trọng nhất với tình hình lúc đó?
A. Phải thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở mỗi nước.
B. Đấu tranh giành chính quyền,
C. Đấu tranh đòi ngày làm 8 giờ.
D. Lấy ngày 1-5 hàng năm làm ngày đoàn kết và biểu dương lực lượng của giai cấp vô sản thế giới.
 
Câu 10. Nguyên nhân cơ bản đưa đến sự tan rã của Quốc tế thứ hai?
A. Sau khi Ăng-ghen mất bọn cơ hội chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ hai.
B. Các Đảng trong Quốc tế thứ hai đều ủng hộ chính phủ tư sản (trừ Nga),
C. A + B đúng.
D. A + B sai.
 
Câu 11. “Cương lĩnh khẳng định nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là tiến hành cách mọng xã hội chủ nghĩa, đánh đổ chính quyền của giai cấp tư sản, thành lập chuyên chính vô sản" đây là cương lĩnh của đảng nào?
A. Đảng Xã hội dân chủ Đức (1875).
B. Đảng Công nhân Pháp (1879),
C. Nhóm Giải phóng lao động Nga (1883).
D. Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga (1908).
 
Câu 12. Đầu thế kỉ XX, Lê-nin thành lập một chính Đảng cho giai cấp công nhân Nga. Chính Đảng đó có gì mới?.
A. Chính đảng của những người lao động Nga.
B. Đấu tranh vì quyền lợi của vô sản Nga.
C. Kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.
D. Lần đầu tiên giai cấp vô sản Nga có chính đảng.
 
Câu 13. Chính đảng vô sản kiểu mới lần đầu tiên trên thế giới, đó là:
A. Đảng Xã hội Pháp.
B. Đảng Xã hội dân chủ Đức.
C. Đảng Cộng hòa Mĩ.
D. Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga.
 
Câu 14. Trong Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga, phái đa số theo Lê-nin được gọi là gì?
A. Bôn-sê-vích.
B. Men-sê-vích.
C. Lê-nin-nít.
D. Những người Nga tích cực.
 
Câu 15. Mục tiêu của Đảng Công nhản xã hội dân chủ Nga là gì?
A. Lật đổ chính quyền Nga hoàng.
B. Lật đổ tư sản Nga giành chính quyền về tay Xô viết.
C. Lật đố chế độ Nga hoàng, lật đổ chính quyền tư sản, thành lập chuyên chính vô sản.
D. Chống chiến tranh đế quốc.

Câu 16. Những điểm nào chứng tỏ Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới?
A. Triệt để đấu tranh vì quyền lợi của công nhân và nhân dân lao động.
B. Chống chủ nghĩa cơ hội, tuân theo nguyên lí của chủ nghĩa Mác
C. Dựa vào quần chúng nhân dân và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng
D. Cả 3 ý trên đúng
 
Câu 17. Trong các nội dung mà Cương lĩnh của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga nêu ra, nội dung nào mang lại quyền lợi cho người nông dân?
A. Làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Đánh đổ chính quyền tư sản, thành lập chuyên chính vô sản
C. Thi hành những cải cách dân chủ.
D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
 
Câu 18. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến phong trào cách mạng trong những năm 1905 - 1907 ở Nga là gì?
A. Nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
B. Số công nhân thất nghiệp ngày càng tăng.
C. Tiền lương công nhân giảm sút, điều kiện sống tồi tệ.
D. Hậu quả của cuộc chiến tranh Nga -Nhật.
 
Câu 19. Lực lượng nào tham gia trong phong trào cách mạng 1905 - 1907 ở Nga?
A. Công nhân, nông dân.
B. Công nhân, nông dân, binh lính,
C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản.
D. Công nhân, nông dân, tư sản.
 
Câu 20. Sự kiện nào sau đây được xem là đỉnh cao của cuộc cách mạng 1905 - 1907 ở Nga?
A. Cuộc đấu tranh “Ngày chủ nhật đẫm máu” (9-1-1905) của 14 vạn công nhân Pê téc-bua.
B. Cuộc nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ phong kiến (5-1905) của nông dân.
C. Cuộc khởi nghĩa của thuỷ thủ trên chiến hạm Pô – tem – kin (6-1905)
D. Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát – xcơ – va.
 
Câu 21. Nối các niên đại ở cột A phù hợp với sự kiện ở cột B.
Cột A  Cột B
1. 1-5-1886 A. Trở thành ngày Quốc tế lao động
2. 1-5-1889 B. Biểu tình của công nhân Si-ca-gô (nữ)
3. 1875 C. Đảng Xã hội dân chủ Đức ra đời
4. 1883 D. Đảng Công nhân Pháp thành lập
5. 1879 E. Nhóm Giải phóng lao động Nga thành lập
6. 14-7-1889 G. Thành lập Quốc tế thứ hai
7. 22-4-1870 H. Ngày “Chủ nhật đẫm máu”
8. 9-1-1905 I. Ngày sinh của Lê-nin
9. 6-1905 K. Khởi nghĩa Mat-xcơ-va đỉnh cao cách mạng
10. 12-1905 L. Khởi nghĩa trên chiến hạm Pô-tem-kin
 
----------HẾT----------
 
ĐÁP ÁN
 
Câu Đáp án Câu  Đáp án
1
2
3
4
5
6
7
8



9
10
D
Đ:A,B,D;   S:C
C
A
B
C
C
A. 100 năm
B. Công nhân
C. Pari
D. Quốc tế thứ hai
A
C
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

 
D
C
D
A
C
D
D
A
B
D
1.B; 2.A; 3.C; 4.E; 5.D
6.G; 7.I; 8. H; 9. L; 10.K
 

0