05/06/2017, 10:37

Trắc nghiệm Lịch sử 8: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Trắc nghiệm Lịch sử 8: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939), có đáp án Câu 1. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đối với kinh tế Nhật Bản ? A. Kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật Bản. B. Biến Nhật Bản thành bãi chiến trường. C. Kinh tế Nhật Bản vẫn ...

Trắc nghiệm Lịch sử 8: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939), có đáp án

Câu 1. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đối với kinh tế Nhật Bản ?
A. Kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật Bản.
B. Biến Nhật Bản thành bãi chiến trường.
C. Kinh tế Nhật Bản vẫn giữ mức bình thường như trước chiến tranh.
D. Thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
 
Câu 2. Điền vào chữ đúng (Đ), hoặc sai (S) vào các câu sau đây:
A. Nhật Bản là nước thứ hai sau Mĩ thu được nhiều lợi nhuận và không mất mát gì trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Kinh tế Nhật phát triển nhanh và không rơi vào tình trạng khủng hoảng.
C. Năm 1918 cuộc “ bạo động lúa gạo” bùng nổ ở Nhật Bản.
D. Tháng 7 năm 1922 Đảng cộng sản Nhật thành lập.
E. Năm 1927, Nhật Bản thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính.
 
Câu 3. Nhờ đâu mà sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sản xuất công nghiệp Nhật Bản tăng trưởng rất nhanh?
A. Nhờ đơn đặt hàng quân sự của các nước.
B. Nhờ tiền bồi thường chiến phí của các nước.
C. Nhờ Nhật Bản nhanh chóng áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến.
D. Nhờ đơn đặt hàng của Mĩ.
 
Câu 4. Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trong thời gian nào?
A. Những năm 1920 - 1929.                                       B. Những năm 1929 - 1933.
C. Những năm 1919 - 1920.                                       D. Những năm 1920 - 1921.
 
Câu 5. Đảng Cộng sản Nhật được thành lập vào thời gian nào?
A. Tháng 6 – 1922                                                      B. Tháng 7 – 1921
C. Tháng 7 – 1922                                                      D. Tháng 8 – 1922
 
Câu 6. Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản trong 5 năm (1914 - 1919):
A. Không thay đổi.                                                     B. Tăng 5 lần
C. Giảm 5 lần.                                                             D. Tăng 15 lần
 
Câu 7. Tình hình kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào?
A. Chỉ phát triển vài năm sau chiến tranh.
B. Sản xuất công nghiệp có tăng song bấp bênh,
C. Nông nghiệp lạc hậu.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
 
Câu 8. Tình hình xã hội Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào?
A. Giá sinh hoạt đắt đỏ, giá gạo tăng hàng ngày.
B. Các cuộc đấu tranh bùng nổ, “bạo động lúa gạo”
C. Đảng cộng sản Nhật thành lập.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
 
Câu 9. Trước khi chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933, Nhật Bản đã rơi vào khủng hoảng gì?
A. Khủng hoảng trong sản xuất nông nghiệp.
B. Khủng hoảng tài chính.
C. Khủng hoảng trong sản xuất công nghiệp.
D. Khủng hoảng về ngoại thương.
 
Câu 10. Cuộc khủng hoảng tài chính ở Nhật Bản diễn ra vào năm nào?
A. Diễn ra vào năm 1917.                                           B. Diễn ra vào năm 1927.
C. Diễn ra vào năm 1937.                                           D. Diễn ra vào năm 1947.
 
Câu 11. “So với năm 1929, sản lượng công nghiệp năm 1931 giảm 32,5% ngoại thương giảm 80%. Số người thất nghiệp lên tới 3 triệu..”. Đây là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở nước nào?
A. Nước Mỹ.                                                              B. Nước Đức.
C. Nước Nhật.                                                            D. Nước Pháp.
 
Câu 12. Năm 1931 sản lượng công nghiệp của Nhật Bản giảm bao nhiêu phần trăm?
A. Giảm 32%.                                                             B. Giảm 32,5%.
C. Giảm 31%.                                                                         D. Giảm 31,5%. 
 
Câu 13. Năm 1931, ngoại thương của Nhật Bản giảm bao nhiêu phần trăm?
A. Giảm 70%.                                                             B. Giảm 75%.
C. Giảm 80%.                                                                         D. Giảm 85%.
 
Câu 14. Nền công nghiệp chủ yếu dựa vào xuất khẩu của Nhật gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các nước nào?
A. Mĩ và các nước Tây Âu.                                        B. Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a.
C. Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ.                              D. Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
 
Câu 15 Nhật Bản khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 diễn ra nghiêm trọng nhất trong ngành nào?
A. Ngành công nghiệp nặng.                                      B. Ngành công nghiệp nhẹ.
C. Ngành nông nghiệp.                                               D. Ngành tài chính và ngân hàng.
 
Câu 16. Khó khăn lớn nhất của Nhật Bản trong thời kì khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là gì?
A. Thiếu nhân công để sản xuất công nghiệp.
B. Thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa.
C. Sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ và Tây Âu.
D. Thiếu nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất.
 
Câu 17. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 số người thất nghiệp ở Nhật Bản lên tới bao nhiêu người?
A. 1,5 triệu người.                                                      B. 2 triệu người,
C. 3 triệu người.                                                          D. 3,5 triệu người.
 
Câu 18. Để đưa Nhật ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933, giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì?
A. Tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh, bành trướng ra bên ngoài.
B. Tiến hành cải cách nền kinh tế xã hội đất nước,
C. Ban hành đạo luật phục hưng công - nông nghiệp.
D. Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ ngân hàng.
 
Câu 19. Khởi dầu kế hoạch xâm lược và thống trị thế giới Nhật đã đánh nước nào?
A. Việt Nam, Lào                                                       B. Trung Quốc
C. Các nước Đông Nam Á.                                        D. Triều Tiên.
 
Câu 20. Điểm nào dưới đây là điểm khác nhau giữa quá trình phát xít hòa ở Nhật so với Đức?
A. Thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độc chuyên chế độc tài phát xít.
B. Thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
C. Thông qua việc xâm lược các nước.
D. Gây chiến tranh để chia lại thị trường ở các nước thuộc địa.
 
Câu 21. Nhật đánh chiếm Đông Bắc Trung Quốc và biến vùng đất này thành thuộc địa của Nhật vào thời gian nào?
A. Tháng 9 -1931                                                        B. Tháng 9 - 1933
C. Tháng 7 - 1936                                                       D. Tháng 6 – 1931
 
Câu 22. Hạt nhân lãnh đạo cuộc dấu tranh của nhân dân Nhật Bản chống lại chủ nghĩa quân Phiệt Nhật là tổ chức nào?
A. Phái “sĩ quan trẻ”.                                                 B. Phái “sĩ quan già”.
C. Giai cấp tư sản Nhật.                                             D. Đảng Cộng sản Nhật.
 
Câu 23. Cuộc đấu tranh của nhản dân Nhật Bản có tác dụng như thế nào đối với quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật ?
A. Làm phá sản quá trình quân phiệt hóa.
B. Làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa.
C. Làm tăng nhanh quá trình quân phiệt hóa.
D. Làm chuyển đổi quá trình quân phiệt hóa sang phát xít hóa.
 
Câu 24. Tổng số vốn đầu tư của Nhật vào Trung Quốc chiếm bao nhiêu phần trăm?
A. Chiếm 62%.                                                           B. Chiếm 72%.
C. Chiếm 82%.                                                            D. Chiếm 92%.
 
Câu 25. Quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Thập niên 20 của thế kỉ XX.                                  B. Thập niên 30 của thế kỉ XX.
C. Thập niên 40 của thế kỉ XX.                                  D. Thập niên 50 của thế kỉ XX.
 
Câu 26. Vì sao Nhật Bản tiến hành xâm lược, bành trướng ra bên ngoài?
A. Nhật chưa có thuộc địa.
B. Nhật tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình,
C. Nhật thiếu nhiên liệu, thiếu thị trường.
D. Nhật muốn làm bá chủ thế giới.


 
ĐÁP ÁN
 
Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1
2
 
3
4
5
6
7
8
9
D
Đ. A, C,D
S. B, E
A
D
C
B
D
D
B
10
11
12
13
14
15
16
17
18
B
C
B
C
A
C
B
C
A
19
20
21
22
23
24
25
26
 
 
B
B
A
D
B
C
B
C

 

0