05/06/2017, 10:36
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 28)
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 28), có đáp án PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1. Để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện nhiều cải cách tiến bộ trên lĩnh vực nào? A. ...
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 28), có đáp án
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện nhiều cải cách tiến bộ trên lĩnh vực nào?
A. Kinh tế, chính trị, văn hóa.
B. Kinh tế, chính trị, xã hội.
C. Văn hóa, giáo dục, quân sự.
D. Kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự.
Câu 2. Trong cải cách giáo dục, nội dung nào được tăng cường trong chương trình giảng dạy ở Nhật Bản?
A. Nội dung về khoa học và kĩ thuật.
B. Nội dung về pháp luật.
C. Nội dung về công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
D. Nội dung về giáo lí của các tôn giáo.
Câu 3. Vì sao Nhật thoát khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây?
A. Vì Nhật có chính sách ngoại giao tốt.
B. Vì Nhật có nền kinh tế phát triển,
C. Vì Nhật tiến hành cải cách tiến bộ.
D. Vì chính quyền phong kiến Nhật mạnh.
Câu 4. Vì sao nói cuộc Duy tân của Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản?
A. Do giai cấp tư sản lãnh đạo.
B Lật đổ chế độ phong kiến.
C. Chính quyền từ tay phong kiến chuyển sang tay quý tộc tư sản hóa.
D Xóa bỏ chế độ nông nô.
Câu 5. Lí do nào là cơ bản nhất để nói cuộc cải cách Duy tân của Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
A. Xóa bỏ chế độ nông nô.
B. Thiên hoàng Minh Trị vẫn còn.
C. Liên minh quý tộc và tư sản nắm quyền.
D. Mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
Câu 6. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc cải cách Duy tân Minh Trị là gì?
A. Nhật giữ vững được độc lập, chủ quyền và phát triển chủ nghĩa tư bản.
B. Nhật trở thành nước tư bản đầu tiên ở châu Á.
C. Nhật có điều kiện phát triển công thương nghiệp nhất ở châu Á.
D. Sau cải cách nền chính trị-xã hội Nhật ôn định.
Câu 7. Sự gắn bó, đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương trong kháng chiến chống Pháp dược thể hiện ở những điểm nào?
A. A-cha-xoa lập căn cứ chống Pháp ở vùng Bảy Núi (Châu Đốc Việt Nam) liên minh với nghĩa quân Thiên Hộ Dương.
B. Pu-côm-bô xây dựng căn cứ ở Tây Ninh, liên kết với nghĩa quân Trương Quyền.
C. Năm 1901, một cuộc khởi nghĩa nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-ven lan sang Việt Nam.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 8. Nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược của nhân dân các nước Đông Nam Á?
A. Kẻ thù xâm lược còn rất mạnh.
B. Chính quyền phong kiến ở nhiều nước thỏa hiệp đầu hàng làm tay sai.
C. Các cuộc đấu tranh của nhân dân thiếu tố chức, thiếu lãnh đạo.
D. Cả ba ý trên.
II. PHẦN 2. TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916)?
Câu 2. Lập bảng thống kê về sự kiện chính của Lịch sử thế giới Cận đại?
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện nhiều cải cách tiến bộ trên lĩnh vực nào?
A. Kinh tế, chính trị, văn hóa.
B. Kinh tế, chính trị, xã hội.
C. Văn hóa, giáo dục, quân sự.
D. Kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự.
Câu 2. Trong cải cách giáo dục, nội dung nào được tăng cường trong chương trình giảng dạy ở Nhật Bản?
A. Nội dung về khoa học và kĩ thuật.
B. Nội dung về pháp luật.
C. Nội dung về công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
D. Nội dung về giáo lí của các tôn giáo.
Câu 3. Vì sao Nhật thoát khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây?
A. Vì Nhật có chính sách ngoại giao tốt.
B. Vì Nhật có nền kinh tế phát triển,
C. Vì Nhật tiến hành cải cách tiến bộ.
D. Vì chính quyền phong kiến Nhật mạnh.
Câu 4. Vì sao nói cuộc Duy tân của Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản?
A. Do giai cấp tư sản lãnh đạo.
B Lật đổ chế độ phong kiến.
C. Chính quyền từ tay phong kiến chuyển sang tay quý tộc tư sản hóa.
D Xóa bỏ chế độ nông nô.
Câu 5. Lí do nào là cơ bản nhất để nói cuộc cải cách Duy tân của Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
A. Xóa bỏ chế độ nông nô.
B. Thiên hoàng Minh Trị vẫn còn.
C. Liên minh quý tộc và tư sản nắm quyền.
D. Mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
Câu 6. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc cải cách Duy tân Minh Trị là gì?
A. Nhật giữ vững được độc lập, chủ quyền và phát triển chủ nghĩa tư bản.
C. Nhật có điều kiện phát triển công thương nghiệp nhất ở châu Á.
D. Sau cải cách nền chính trị-xã hội Nhật ôn định.
Câu 7. Sự gắn bó, đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương trong kháng chiến chống Pháp dược thể hiện ở những điểm nào?
A. A-cha-xoa lập căn cứ chống Pháp ở vùng Bảy Núi (Châu Đốc Việt Nam) liên minh với nghĩa quân Thiên Hộ Dương.
B. Pu-côm-bô xây dựng căn cứ ở Tây Ninh, liên kết với nghĩa quân Trương Quyền.
C. Năm 1901, một cuộc khởi nghĩa nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-ven lan sang Việt Nam.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 8. Nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược của nhân dân các nước Đông Nam Á?
A. Kẻ thù xâm lược còn rất mạnh.
B. Chính quyền phong kiến ở nhiều nước thỏa hiệp đầu hàng làm tay sai.
C. Các cuộc đấu tranh của nhân dân thiếu tố chức, thiếu lãnh đạo.
D. Cả ba ý trên.
II. PHẦN 2. TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916)?
Câu 2. Lập bảng thống kê về sự kiện chính của Lịch sử thế giới Cận đại?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 28 PHẦN 1
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | D | A | C | C | C | A | D | D |
PHẦN 2. TỰ LUẬN
Câu 1. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất:
- Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đức, Áo-Hung.
- Chiến tranh đã gây ra những thảm hoạ hết sức to lớn đối với nhân loại: 33 nước với 1500 triệu dân bị lôi vào vòng khói lửa. 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, chi phí chiến tranh là 85 tỉ USD.
- Nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy, đường sá, cầu cống., bị phá hủy.
- Các nước thắng trận thu lợi lớn; bản đồ thê giới được chia lại.
- Phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc không ngừng phát triển, nổi bật là thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Câu 2. Lập bảng thống kê về sự kiện chính của Lịch sử thế giới Cận đại.
Thời gian | Tên sự kiện | Kết quả, ý nghĩa |
2-1848 | Tuyên ngôn Đảng Cộng sản | Là văn kiện quan trọng của chủ nghĩa xã hội khoa học |
28-9-1864 | Quốc tế thứ nhất thành lập | Truyền bá học thuyết Mác |
1-1868 | Cuộc Duy tân Minh Trị | Nhật Bản phát triển tư bản chủ nghĩa |
1871 | Công xã Pa-ri | Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới |
Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX | - Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. - Phong trào công nhân quốc tế - Cách mạng 1905 - 1907. |
- Sự hình thành các công ty độc quyền. - Các tổ chức chính trị độc lập của công nhân các nước ra đời. Quốc tế hai. - Thất bại. |
1911 | Cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc) | Thành lập Trung Hoa dân quốc |
1914-1918 | Chiến tranh thế giới thứ nhất | Thuộc địa thế giới được chia lại |