05/06/2017, 10:38

Trắc nghiệm Lịch sử 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

Trắc nghiệm Lịch sử 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917), có đáp án Câu 1. Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trong lịch sử là cuộc cách mạng nào? A. Cách mạng tư sản Anh. B. Cách mạng tư sản Hà Lan. C. Cách mạng tư sản Pháp. D. Chiến tranh giành độc lập của ...

Trắc nghiệm Lịch sử 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917), có đáp án

Câu 1. Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trong lịch sử là cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng tư sản Anh.
B. Cách mạng tư sản Hà Lan.
C. Cách mạng tư sản Pháp.
D. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
 
Câu 2. Sự kiện nào kết thúc thời kì lịch sử thế giới cận đại ?
A. Cách mạng tư sản Pháp.                                        B. Cách mạng tháng Mười Nga.
C. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.                          D. Cách mạng tháng Hai ở Nga.
 
Câu 3. Trong các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu cuộc cách mạng nào triệt để nhất?
A. Cách mạng tư sản Hà Lan.                                    B. Cách mạng tư sản Anh.
C. Cách mạng tư sản Pháp.                                         D. Cách mạng tư sản Đức.
 
Câu 4. Cuộc cách mạng tư sản Hà Lan diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Từ năm 1566 đến năm 1572.                                 B. Từ năm 1567 đến năm 1572.
C. Từ năm 1568 đến năm 1648.                                  D. Từ năm 1566 đến năm 1648.
 
Câu 5. Cuộc cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII diễn ra dưới hình thức nào?
A. Một cuộc nội chiến.
B. Một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
C. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kết hợp với nội chiến.
D. Một. cuộc cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa.
 
Câu 6. Trong các thế kỉ XVII - XIX có khoảng bao nhiêu cuộc khởi nghĩa của nô lệ da đen ở Bắc Mĩ?
A. 300 cuộc khởi nghĩa.                                              B. 250 cuộc khởi nghĩa,
C. 100 cuộc khởi nghĩa.                                              D. 150 cuộc khởi nghĩa.
 
Câu 7. Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ giống với cách mạng tư sản Hà Lan ở điểm nào?
A. Đều là cuộc nội chiến kết hợp với chiến tranh giải phóng dân tộc.
B. Đều là cuộc cách mạng tư sản chống lại chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
C. Đều là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
D. Đều có cùng kẻ thù là thực dân Anh và bọn phong kiến.
 
Câu 8. Nền Cộng hòa thứ nhất ở Pháp dược thành lập và tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Từ năm 1789 đến năm 1792.                                 B. Từ năm 1792 đến năm 1798.
C. Từ năm 1793 đến năm 1799.                                  D. Từ năm 1792 đến năm 1799.
 
Câu 9. “Như một cây chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi ở châu Âu”. Câu nói đó gắn với cuộc cách mạng tư sản nào thời cận đại?
A. Cách mạng tư sản Hà Lan.                                    B. Cách mạng tư sản Anh.
C. Cách mạng tư sản Pháp.                                         D. Tất cả các cuộc cách mạng trên.
 
Câu 10. Điểm chung giống nhau về lực lượng cách mạng của cách mạng tư sản Hà Lan, cách mạng tư sản Anh và cách mạng tư sản Pháp là:
A. Tư sản và quý tộc mới.
B. Quần chúng nhân dân.
C. Tư sản và công nhân.
D. Tư sản, quý tộc mới, công nhân và nông dân.
 
Câu 11. Cách mạng tư sản Pháp từ khi bùng nổ đến khi đạt đỉnh cao trong khoảng thời gian nào?
A. Từ năm 1789 đến năm 1793.                                 B. Từ năm 1789 đến năm 1792. 
C. Từ năm 1789 đến năm 1795                                   D. Từ năm 1789 đến năm 1794
 
Câu 13. Hệ quả xã hội của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh, Pháp, Đức cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là gì?
A. Giai cấp tư sản hình thành và ngày càng có thế lực trong xã hội.
B. Chủ nghĩa tư bản đã trở thành chủ nghĩa đế quốc,
C. Sự phân chia xã hội thành hai giai cấp đối lập nhau - giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
D. Xã hội phân hóa giàu nghèo rõ nét.
 
Câu 14. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tình hình các nước tư bản chủ nghĩa ở Âu - Mĩ như thế nào?
A. Các nước Âu - Mĩ ra sức cạnh tranh với nhau quyết liệt.
B. Các nước Âu - Mĩ đã phát triển mạnh mẽ về kinh tế và ổn định về chính trị.
C. Các nước Âu - Mĩ chuyển lên giai đoạn đế quốc chu nghĩa.
D. Các nước Âu - Mĩ lần lượt lâm vào tình trạng khủng khoảng kinh tế.
 
Câu 15. Vào giữa thế kỉ XIX, nước nào được mệnh danh là “con hổ đói đến bàn tiệc muộn”.
A. Nước Anh.                                                             B. Nước Pháp
C. Nước Mĩ.                                                                D. Nước Đức.
 
Câu 16. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa đế quốc nước nào được gọi là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi?
A. Nước Anh.                                                             B. Nước Pháp.
C. Nước Đức.                                                             D. Nước Mĩ.
 
Câu 17. Vì sao trong lòng chế độ tư bản chủ nghĩa vẫn chứa đựng nhiều mâu thuẫn?
A. Chế độ tư bản chủ nghĩa vẫn là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, thay thế hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác.
B. Chế độ tư bản chủ nghĩa là một bước thụt lùi so với chế độ phong kiến.
C. Chế độ tư bản chủ nghĩa là bước đầu của chủ nghĩa đế quốc, gây chiến tranh xâm lược các nước thuộc địa.
D. Tất cả các lý do trên. 
 
Câu 18. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa là gì?
A. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến.
B. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp nông dân.
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.
D. Tất cả các mâu thuẫn trên.
 
Câu 19. “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu”, đó là khẩu hiệu đấu tranh của công nhân nước nào ở nửa dầu thế kỉ XIX?
A. Nước Anh.                                                             B. Nước Pháp.
C. Nước Đức.                                                             D. Nước Mĩ.
 
Câu 20. Phong trào đấu tranh tiêu biểu nhất của công nhân nước Đức nửa đầu thế kỉ XIX là phong trào nào?
A. Phong trào Li-ông.                                                 B. Phong trào Hiến chương,
C. Phong trào Sơ-lê-din.                                             D. Tất cả các phong trào đó.
 
Câu 21. “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” đó là chủ trương của:
A. Quốc tế thứ nhất.
B. Quốc tế thứ hai.
C. Mác và Ăng-ghen trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
D. Quốc tế thứ ba.
 
Câu 22. Một cuộc tấn công “chọc trời” của giai cấp vô sản diễn ra vào ngày 18 - 3 – 1871 đó là sự kiện nào?
A. Phong trào Hiến chương ở Anh.                           B. Phong trào Sơ-lê-din ở Đức.
C. Phong trào Li-ông ở Pháp.                                     D. Công xã Pa-ri (Pháp).
 
Câu 23. “Ngày chủ nhật đẫm máu” gắn với sự kiện lịch nước nào đầu thế kỉ XX?
A. Cách mạng Đức.                                                    B. Cách mạng Nga.
C. Công xã Pa-ri (Pháp).                                             D. Phong trào đấu tranh của công nhân Anh.
 
Câu 24. Vì sao cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa của phương Tây?
A. Nhờ Nhật Bản có tốc độ phát triển kinh tế nhanh.
B. Nhờ Nhật Bản đã xóa bỏ chế độ phong kiến,
C. Nhờ cuộc cải cách Minh trị.
D. Nhờ Nhật Bản không có thị trường rộng lớn như các nước ở châu Á.
 
Câu 25. Số phận chung của Ấn Độ và Trung Quốc giữa thế kỉ XIX là gì?
A. Bị thực dân Pháp xâm lược.
B. Bị thực dân Anh xâm lược.
C. Bị thực dân Tây Ban Nha can thiệp sâu vào nội bộ.
D. Bị thực dân Bồ Đào Nha thôn tính.
 
Câu 26. Nước nào ở Đông Nam Á không bị rơi vào tình trạng thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
A. In-đô-nê-xi-a.                                                         B. Phi-líp-pin.
C. Thái Lan.                                                                D. Mã Lai.


 
ĐÁP ÁN
 
CÂU ĐÁP
ÁN
CÂU ĐÁP
ÁN
CÂU ĐÁP
ÁN
CÂU ĐÁP
ÁN
1
2
3
4
5
6
7
B
B
C
D
A
B
C
8
9
10
11
12
13
14
D
c
B
A
C
C
C
15
16
17
18
19
20
21
D
B
A
C
B
C
A
22
23
24
25
26

 
D
B
C
B
C

 
 

0