05/06/2017, 10:38

Trắc nghiệm Lịch sử 8: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

Trắc nghiệm Lịch sử 8: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, có đáp án Câu 1. Vào những thập niên cuối của thế kỉ XIX, nước Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, bị các nước nào vượt qua? A. Nước Pháp, Mĩ. B. Nước Mĩ, Đức. C. Nước Mĩ, Nga. D. Nước Mĩ, ...

Trắc nghiệm Lịch sử 8: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, có đáp án

Câu 1. Vào những thập niên cuối của thế kỉ XIX, nước Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, bị các nước nào vượt qua? 
A. Nước Pháp, Mĩ.        
B. Nước Mĩ, Đức.
C. Nước Mĩ, Nga.
D. Nước Mĩ, Pháp, Đức.
 
Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền công nghiệp của Anh vào cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Mĩ, Đức? 
A. Công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, thiết bị trở nên lạc hậu.
B. Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa.
C. Anh không chú trọng đầu tư đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.
D. Sự phát triển vươn lên mạnh mẽ của công nghiệp Mĩ, Đức.
 
Câu 3. Cuối thế kỉ XIX công nghiệp Anh mất dần vị trí độc quyền, xếp hàng thứ mấy trên thế giới? 
A. Xếp hàng thứ 2.       
B. Xếp hàng thứ 3.
C. Xếp hàng thứ 4.       
D. Xếp hàng thứ 5.
 
Câu 4. Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp nhưng Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về: 
A. Công nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.
D. Đầu tư vào thuộc địa.
 
Câu 5. Viết chữ đúng(Đ) hoặc chữ sai (S) vào các ô sau đây về tình hình nước Anh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 
A. Đứng đầu thế giới về công nghiệp.
B. Đứng đầu thế giới về xuất khẩu tư bản và thuộc địa.
C. Cuối thế kỉ XIX nền công nghiệp Anh mất dần vị trí độc quyền.
D. Máy móc, trang thiết bị dần dần trở nên lạc hậu.
 
Câu 6. Vào cuối thế kỉ XIX, Anh chú ý phát triển các ngành công nghiệp nào? 
A. Luyện kim, đóng tàu, khai thác mỏ.
B. Luyện kim, cơ khí, hóa chất.
C. Cơ khí, hóa chất, khai thác mỏ.
D. Luyện kim, cơ khí, đóng tàu.
 
Câu 7. Việc xuất khẩu tư bản của Anh chủ yếu và đầu tiên đến khu vực nào? 
A. Các nước ở châu Phi và Mi La-tinh.
B. Các nước ở Đông Nam Á.
C. Trung Quốc và các nước châu Á.
D. Hoa Kì và các nước Mĩ la-tinh.
 
Câu 8. Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa? 
A. Tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
B. Đầu tư vào thuộc địa ít vốn, thu lãi nhanh.
C. Đầu tư vào thuộc địa ở đây có nguồn nhân lực lao động dồi dào.
D. A + B đúng.
 
Câu 9. Viết vào ô trống các số liệu về thuộc địa ở Anh tính đến năm 1914. 
A. Diện tích ………………………
B. Dân số ………………………….          
C. So với Đức ……………………..
D. So với Pháp …………………… 
 
Câu 10. Cuối thế kỉ XIX, hai Đảng thay nhau lên cầm quyền ở Anh, đó là:
A. Đảng Tự do và Đảng Cộng hòa.
B. Đảng Tự do và Công Đảng.
C. Đảng Tự Do và Đảng Bảo thủ.
D. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.
 
Câu 11. Vì sao Lê- nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”? 
A. Nước Anh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”
B. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa.
C. Chủ nghĩa đế quốc Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.
D. Chủ nghĩa đế quốc Anh có một nền công nghiệp phát triển nhất thế giới.
 
Câu 12. Chủ nghĩa đế quốc Anh được mệnh danh là: 
A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân
B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi
C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến
D. Chủ nghĩa đế quốc bành trướng
 
Câu 13. Bị tụt xuống thứ tư (sau Mĩ, Đức, Anh) về công nghiệp, để tiếp tục phát triển, Pháp đã làm gì? 
A. Đầu tư vào các thuộc địa.
B. Đầu tư khai thác các thuộc địa để sử dụng nguồn nhân công rẻ mạt.
C. Phát triển một số ngành công nghiệp mới, đầu tư ra nước ngoài với hình thức cho vay lấy lãi.
D. Thành lập các công ty độc quyền.
 
Câu 14. Đến cuối thế kỉ XIX nền kinh tế Pháp phát triển chậm lại, vì sao? 
A. Pháp thua trận phải bồi thường chiến phí, tài nguyên nghèo.
B. Pháp lo đầu tư khai thác thuộc địa
C. Pháp chỉ lo cho vay lấy lãi.
D. Kinh tế Pháp phát triển không đều, chỉ tập trung vào ngành ngân hàng.
 
Câu 15. Từ sau năm 1871, công nghiệp của Pháp đứng sau các nước nào? 
A. Mĩ, Đức, Anh.
B Mĩ, Nga, Trung Quốc,
C. Đức, Nga, Mĩ. 
D. Nga, Pháp, Hà Lan.
 
Câu 16. Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, một số ngành công nghiệp ở Pháp mới ra đời đạt được nhiều thành tựu, đó là: 
A. Khai thác mỏ, luyện kim.
B. Điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô, điện ảnh.
C. Luyện kim, hóa chất, đóng tàu.
D. Khai thác mỏ, hóa chất, đóng tàu;.
 
Câu 17. Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Pháp có gì khác so với Anh ? 
A. Pháp cho vay lãi để thu lợi nhuận, Anh đầu tư khai thác ở thuộc địa.
B. Pháp cho các nước giàu vay, Anh đầu tư chủ yếu vào thuộc địa.
C. Pháp cho các nước nghèo vay, Anh chủ yếu đầu tư cho các thuộc địa Bắc Mĩ.
D. Pháp cho các thuộc địa vay, Anh đầu tư vào tất cả các thuộc địa.
 
Câu 18. Viết vào chỗ trống những từ thích hợp về tình hình nước Pháp đến đầu thế kỉ XX. 
A. Một số ngành được phát triển
B. Một số ngành công nghiệp mới
C. Nông nghiệp.
D. Hình thức xuất khẩu
E. Về chính trị
 
Câu 19. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nông dân Pháp bị phụ thuộc vào tầng lớp nào? 
A. Các nhà buôn nông sản và bọn chủ nợ.
B. Quý tộc mới và giai cấp tư sản.
C. Địa chủ phong kiến.
D. Các thương nhân châu Âu và quý tộc trong nước.
 
Câu 20. Đặc điểm của tổ chức độc quyền ở Pháp là gì?
A. Tập trung tài chính đạt mức cao.
B. Tập trung ngân hàng đạt mức cao.
C. Xuất khẩu tư bản tài chính.
D. Tập trung tư sản vào sản xuất công nghiệp.
 
Câu 21. Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là: 
A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
B. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng,
C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
D. Chủ nghĩa đế quốc quân Phiệt và hiếu chiến.
 
Câu 22. Vì sao Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”? 
A. Pháp -chủ yếu cho các nước nghèo vay để thu lãi.
B. 2/3 số tư bản trong nước phần lớn được đầu tư ra nước ngoài.
C. Ngoài việc bóc lột hệ thống thuộc địa Pháp còn thu được lợi nhuận từ chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài bằng cho vay lãi nặng.
D. Pháp chủ yếu cho các nước giàu vay.
 
Câu 23. Sau khi Đế chế thứ hai sụp đổ, nền cộng hòa thứ mấy ở Pháp được thiết lập? 
A. Cộng hòa thứ nhất.  
B. Cộng hòa thứ hai.
C. Cộng hòa thứ ba.      
D. Cộng hòa thứ tư.
 
Câu 24. Từ năm 1870 đến năm 1893, Pháp tăng cường xâm lược các nước ở khu vực nào? 
A. Châu Á, châu phi, châu Mĩ La-tinh.
B. Châu Âu, châu Phi.
C. Châu Á, châu Mĩ La-tinh.
D. Châu Á, châu Phi.
 
Câu 25. Sau Hiệp ước Véc-xai (1871), Đức có thêm điều kiện thuận lợi nào từ bên ngoài để xây dựng và mở rộng kinh doanh?
A. Được các nước Anh, Pháp, Mĩ cho vay vốn.
B. Chiếm được 5 tỉ Phơ-răng và hai vùng An-dát, Lo-ren của Pháp,
C. Có thêm vùng nguyên liệu ở miền Tây Nam.
D. Được Anh, Pháp nhượng bộ một số thuộc địa.
 
Câu 26. Đến cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Đức đứng thứ mấy ở châu Âu sau nước nào? 
A. Đứng thứ hai, sau Mĩ.        
B. Đứng thứ nhất,
C. Đứng thứ ba, sau Mĩ, Anh.
D. Đứng thứ tư, sau Mĩ, Anh, Pháp.
 
Câu 27. Đến năm 1913, sản lượng gang thép của Đức gấp đôi nước nào? 
A. Gấp đôi nước Anh.  
B. Gấp đôi nước Pháp,
C. Gấp đôi nước Mĩ.     
D. Gấp đôi nước Tây Ban Nha.
 
Câu 28. Sự hình thành các Công ti độc quyền của Đức dựa trên cơ sở: 
A. Tập trung sản xuất và tập trung ngân hàng.
B. Tập trung tư bản và tài chính,
C. Xuất khẩu tư bản.
D. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản.
 
Câu 29. Các Công ti độc quyền của Đức xuất hiện dưới hình thức phổ biến nào? 
A. Cac-ten và Tơ-rớt.    
B. Tơ-rớt và Xanh-đi-ca.
C. Các-ten và Xanh-đi-ca.      
D. Tất cả các hình thức trên.
 
Câu 30. Vì sao công nghiệp Đức phát triển nhanh chóng? 
A. Đất nước thống nhất, giàu tài nguyên (than đá).
B. Nhận được tiền bồi thường chiến tranh của Pháp.
C. Ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
D. Cả ba ý trên.
 
Câu 31. Nguyên nhân nào đưa đến sự ra đời của các công ty độc quyền ở Đức? 
A. Nước Đức thống nhất, nền nông nghiệp phát triển nhanh (đứng đầu châu Âu)
B. Quá trình tập trung sản xuất, tập trung tư bản diễn ra nhanh chóng trong các ngành kinh tế.
C. Đức ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất.
D. Đức đầu tư mạnh vào việc xuất khẩu tư bản.
 
Câu 32. Điền vào chỗ trống những từ thích hợp để phản ánh tình hình chính trị nước Đức cuối thế kỉ XIX? 
A. Đức vẫn là …………………
B. Đối nội …………………
C. Đối ngoại …………………
D. Đặc điểm của đế quốc Đức là …………………
 
Câu 33. Tầng lớp nào nắm lấy quyền thống trị ở Đức trong những năm cuối thế kỉ XIX? 
A. Quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.
B. Bọn quân phiệt hiếu chiến.
C. Tư sản công nghiệp và tư bản tài chính.
D. Tư sản độc quyền và tư sản công nghiệp.
 
Câu 34. Sau sự kiện nào chủ nghĩa tư bản ở Mĩ phát triển vượt bậc? 
A. Lin-côn lèn làm Tổng thống năm 1860.
B. Kết thúc cuộc nội chiến 1861 - 1865.
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918.
D. Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha năm 1898.
 
Câu 35. Trong khoảng thời gian nào kinh tế Mĩ từ hàng thứ tư nhảy lên đứng đầu thế giới? 
A. Từ năm 1865 đến năm 1890.
B. Từ năm 1865 đến năm 1892. 
C. Từ năm 1865 đến năm 1894.
D. Từ năm 1860 đến năm 1870.
 
Câu 36. Hình thức độc quyền cao và phổ biến ở Mĩ là gì? 
A. Cac-ten
B. Rốc-phe-lơ
C. Xanh-đi-ca
D. Tơ rớt
 
Câu 37. Vì sao công nghiệp Mĩ phát triển vượt bậc? 
A. Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, đất nước không có chiến tranh.
B. Thị trường trong nước mở rộng, lợi dụng nguồn vốn của châu Âu.
C. Ứng dụng khoa học kĩ thuật.
D. Ca ba ý trên.
 
Câu 38. Tại sao nói Mĩ là xứ sở của các “ông vua công nghiệp” ? 
A. Mĩ có nền công nghiệp phát triển mạnh nhất.
B. Mĩ có nền kinh tế phát triển mạnh nhất.
C. Mĩ có nền kĩ thuật công nghiệp phát triển, mạnh mẽ, các tổ chức độc quyền (Tơ rớt) công nghiệp khổng lồ (thép, dầu, ô tô) hình thành.      .
D. Sản lượng công nghiệp Mĩ tăng gấp đôi Anh và  bằng ½ các nước Tây Âu gộp lại.
 
Câu 39. Điền vào chỗ trống những từ cấn thiết đề phản ảnh tình hình nước Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 
A. Mĩ có nền kinh tế …………………
B. Mĩ từ vị trí thứ tư ……… nhảy vọt   …….
C. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, ở Mĩ xuất hiện ……..      
D. Về nông nghiệp  ……………………

Câu 40. Hai Đảng thay nhau lên nắm chính quyền ở Mĩ, đó là: 
A. Đảng Cộng hòa và Đảng Bảo chủ.
B. Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ.
C. Đảng Tự do và Đảng Dân chủ.
D. Đảng Tự do và Đảng Cộng hòa.
 
Câu 41. Chuyển biến nào là quan trọng nhất trong đời sống kinh tế của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? 
A. Kinh tế công nghiệp phát triển.
B. Đẩy mạnh quá trình xâm lược các thuộc địa.
C. Sự hình thành các công ty độc quyền,
D. Sự phát triển không đều và thuộc địa không đều nhau. 
 
Câu 42. Giữa các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với các đế quốc “trẻ” (Đức, Mĩ) tồn tại nhiều mâu thuẫn. Vậy mâu thuẫn nào sau đây là sâu sắc nhất? 
A. Hệ thống thị trường và thuộc địa không đều nhau.
B. Sự phát triển kinh tế không đều nhau.
C. Sự tụt hậu của nền công nghiệp của các đế quốc “già”.
D. Sự vươn lên vượt bậc của nền công nghiệp các đế quốc “trẻ”

 
ĐÁP ÁN
 
CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN
1 B 11 C 21 C 31 B
2 A 12 A 22 C 32 xem bên dưới
3 B 13 C 23 C 33 A
4 C 14 A 24 D 34 B
5 Đ: B, C, D; S: A 15 A 25 B 35 C
6 A 16 B 26 B 36 D
7 D 17 A 27 A 37 D
8 B 18 xem bên dưới 28 D 38 C
9 xem bên dưới 19 A 29 C 39 xem bên dưới
10 C 20 B 30 D   40. B;   41.C;    42.A

9. 
A. 33 triệu km2
B. 400 triệu người
C. Gấp 12 lần
D. Gấp 3 lần

18. 
A. Đường sắt, khai mỏ, luyện kim
B. Điện khí, hoá chất, chế tạo ô tô
C. Vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ
D. Cho vay lãi
E. Nền cộng hoà thứ 3 được thành lập

32. 
A. Nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của quý tộc và tư bản độc quyền
B. Đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công dân, truyền bá bạo lực
C. Chạy đua vũ trang chia lại thế giới
D. Đế quân phiệt, hiếu chiến

39. 
A. Phát triển nhất thế giới
B. Đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp
C. Các công ti độc quyền
D. Nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho châu Âu.
0