05/06/2017, 10:37
Lịch sử Bà Triệu
Bà Triệu còn được gọi là Triệu Ẩu, Triệu Trinh Nương, Triệu Thị Trinh, sinh ngày 02 tháng 10 năm Bính Ngọ (226) tại miền núi Quân Yên, quận Cửu Chân (nay thuộc thôn Cẩm Trướng, xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá). Là một người phụ nữ song Triệu Thị Trinh có một khí phách rất hùng dũng của ...
Bà Triệu còn được gọi là Triệu Ẩu, Triệu Trinh Nương, Triệu Thị Trinh, sinh ngày 02 tháng 10 năm Bính Ngọ (226) tại miền núi Quân Yên, quận Cửu Chân (nay thuộc thôn Cẩm Trướng, xã Định Công, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá). Là một người phụ nữ song Triệu Thị Trinh có một khí phách rất hùng dũng của một người chỉ huy quân sự và có ý chí khôi phục giang sơn mãnh liệt.
Bà Triệu là một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam. Là em gái Triệu Quốc Đạt – một Huyện lệnh có thế lực trong vùng. Cha mẹ mất sớm, bà ở với anh, năm 20 tuổi, chưa lấy chồng. Bà đã chiêu nạp trai tráng trong vùng, luyện tập võ nghệ. Sau đó hợp binh với anh nổi dậy khởi nghĩa.
Khởi nghĩa bắt đầu vào năm 246 - 247, tại vùng núi Nưa (thuộc Kẻ Nưa – Cổ Định, huyện Nông Cống, nay là huyện Triệu Sơn). Triệu Thị Trinh cùng anh trai đã thảo hịch kể tội ác giặc Ngô đối với nhân dân ta và kêu gọi mọi người đứng lên đánh giặc cứu nước. Ngay khi lời hịch truyền đi và cờ khởi nghĩa giương lên đã được đông đảo nhân dân trong vùng hưởng ứng. Khi Triệu Quốc Đạt mất, bà được nghĩa quân tôn làm chủ soái, xưng là Nhuỵ Kiều tướng quân (giặc Ngô thì gọi bà là Lệ Hải Bà Vương). Là một người phụ nữ song Triệu Thị Trinh có một khí phách rất hùng dũng của một người chỉ huy quân sự và có ý chí khôi phục giang sơn mãnh liệt. Sau một thời gian chuẩn bị, Bà Triệu cùng nghĩa quân đã vượt sông Chu đến vùng Núi Nưa cách quê hương mình hơn 30km để lập căn cứ, chuẩn bị tràn xuống đồng bằng.
Sau một thời gian gấp rút xây dựng lực lượng, tích trữ lương ăn, nghĩa quân Bà Triệu đã đủ mạnh để tấn công thành Tư Phố, đó là căn cứ quân sự lớn nhất, là đầu não của bộ máy cai trị quan quân nhà Đông Ngô trên đất Cửu Chân. Đây cũng là giai đoạn mà phong trào đấu tranh của nhân dân Giao Chỉ, Cửu Chân đã diễn ra hết sức sôi nổi. Tiêu biểu nhất là cuộc nổi dậy của anh em họ Lý ở Bồ Điền (nay thuộc xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc). Đó là những yếu tố quan trọng, thời cơ thuận lợi để Bà Triệu có thể giải phóng hoàn toàn Châu Giao.
Cuộc tấn côn thành Tư Phố mau chóng giành được thắng lợi trọn vẹn, Bà Triệu cùng đại quân của mình vượt sông Mã xuống Bồ Điền.
Trước tinh thần và khí phách anh hùng của người con gái mới tròn hai mươi tuổi, đông đảo nhân dân Cửu Chân đã khâm phục và gia nhập nghĩa quân của Bà. Nhờ vậy, các thành ấp của giặc Ngô ở Cửu Chân lần lượt bị hạ. Từ Thái thú đến huyện lệnh, huyện trưởng kế tiếp nhau, kẻ bị giết, bị bắt sống, kẻ chạy trốn trong cơn hoảng loạn. Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng lan ra Giao Chỉ và vào tận Cửu Đức, Nhật Nam. Thứ sử Giao Châu mất tích, chính quyền đô hộ của Đông Ngô ở nước ta tan rã. Nhà Đông Ngô vô cùng hoảng sợ, phía bắc phải chống đỡ với nước Nguỵ của Tào Tháo, phía tây bắc phải chống lại nước Thục của anh em nhà Lưu Bị, phía nam nếu Giao Châu bị mất thì hậu phương của nhà Đông Ngô cũng bị lung lay. Do đó triều đình Ngô tức tốc cử tướng quân Lục Dận (cháu họ viên danh tướng Lục Tốn) sang làm thứ sử Giao Châu, đem tám nghìn quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Lục Dận là một viên tướng giảo hoạt, hắn một mặt mở các trận tiến công quân sự vào lực lượng khởi nghĩa của Bà Triệu, mặt khác dùng thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ, rất nhiều thủ lĩnh và hàng vạn người dân ở Giao Chỉ đã bị khuất phục như sử cũ đã chép.
Triệu Thị Trinh cùng quân sỹ củng cố lực lượng ra sức chống Ngô song cũng chỉ kéo dài được nửa năm do lực lượng non trẻ, binh ít, thế cô. Trong một trận huyết chiến với quân Ngô tại khu căn cứ Bồ Điền, Bà Triệu đã anh dũng ngã xuống trong sự tiếc thương, kính phục từ nhân dân. Đó là ngày 22 tháng 2 năm 248. Ngày mất của Bà từ bao đời nay đã trở thành ngày lễ hội tại đền thờ Bà dưới chân núi Tùng.
Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu tuy thất bại nhưng đã để lại một dấu son sáng ngời trong lịch sử chống ngoại xâm anh hùng của dân tộc ta. Trong dân gian còn có bài ca dao ca ngợi khí phách hiên ngang của Bà:
“Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành ông voi
Muốn coi lên núi mà coi
Có Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng
Túi gấm có lẫn túi hồng
Trầu têm mũi mác cho chồng ra quân.”
Hiện nay, cách nơi bà mất không xa, trên núi Gai ngay sát quốc lộ 1A (đoạn đi qua thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc, cách thành phố Thanh Hóa 18 km về phía Bắc, cách Hà Nội 137 km về phía nam) là đền thờ Bà – vị nữ anh hùng của dân tộc Việt. Hằng năm, vào ngày 21 tháng 2 (âm lịch), người dân trong vùng vẫn tổ chức tế giỗ bà. Đền được xây dựng vào thế kỷ 6, do vua Lý Nam Đế lập để tưởng nhớ vị nữ anh hùng có lòng yêu nước. Sau nhiều lần bị đập phá theo lịch sử biến cố ngoại xâm của dân tộc, tới thời vua Minh Mạng thì đền được di chuyển về vị trí hiện tại, cuối thế kỷ 18, đền bắt đầu có diện mạo như ngày nay. Tuy nhiên, Đền không ngừng được tu sửa hàng năm để đáp ứng nhu cầu thăm viếng ngày càng tăng của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Tại nhiều tỉnh thành trong nước Việt Nam, tên bà cũng đã được dùng để đặt tên cho nhiều trường học và đường phố; riêng tại Hà Nội, có một con đường mang tên phố Bà Triệu.
Câu nói nổi tiếng của bà: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người!”. Và hình ảnh người con gái kiên trinh bất khuất - người nữ anh hùng dân tộc siêu việt quyết nối chí hai Bà Trưng, muôn thuở không phai mờ trong tâm trí phụ nữ và dân tộc Việt Nam.
Khởi nghĩa bắt đầu vào năm 246 - 247, tại vùng núi Nưa (thuộc Kẻ Nưa – Cổ Định, huyện Nông Cống, nay là huyện Triệu Sơn). Triệu Thị Trinh cùng anh trai đã thảo hịch kể tội ác giặc Ngô đối với nhân dân ta và kêu gọi mọi người đứng lên đánh giặc cứu nước. Ngay khi lời hịch truyền đi và cờ khởi nghĩa giương lên đã được đông đảo nhân dân trong vùng hưởng ứng. Khi Triệu Quốc Đạt mất, bà được nghĩa quân tôn làm chủ soái, xưng là Nhuỵ Kiều tướng quân (giặc Ngô thì gọi bà là Lệ Hải Bà Vương). Là một người phụ nữ song Triệu Thị Trinh có một khí phách rất hùng dũng của một người chỉ huy quân sự và có ý chí khôi phục giang sơn mãnh liệt. Sau một thời gian chuẩn bị, Bà Triệu cùng nghĩa quân đã vượt sông Chu đến vùng Núi Nưa cách quê hương mình hơn 30km để lập căn cứ, chuẩn bị tràn xuống đồng bằng.
Sau một thời gian gấp rút xây dựng lực lượng, tích trữ lương ăn, nghĩa quân Bà Triệu đã đủ mạnh để tấn công thành Tư Phố, đó là căn cứ quân sự lớn nhất, là đầu não của bộ máy cai trị quan quân nhà Đông Ngô trên đất Cửu Chân. Đây cũng là giai đoạn mà phong trào đấu tranh của nhân dân Giao Chỉ, Cửu Chân đã diễn ra hết sức sôi nổi. Tiêu biểu nhất là cuộc nổi dậy của anh em họ Lý ở Bồ Điền (nay thuộc xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc). Đó là những yếu tố quan trọng, thời cơ thuận lợi để Bà Triệu có thể giải phóng hoàn toàn Châu Giao.
Cuộc tấn côn thành Tư Phố mau chóng giành được thắng lợi trọn vẹn, Bà Triệu cùng đại quân của mình vượt sông Mã xuống Bồ Điền.
Trước tinh thần và khí phách anh hùng của người con gái mới tròn hai mươi tuổi, đông đảo nhân dân Cửu Chân đã khâm phục và gia nhập nghĩa quân của Bà. Nhờ vậy, các thành ấp của giặc Ngô ở Cửu Chân lần lượt bị hạ. Từ Thái thú đến huyện lệnh, huyện trưởng kế tiếp nhau, kẻ bị giết, bị bắt sống, kẻ chạy trốn trong cơn hoảng loạn. Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng lan ra Giao Chỉ và vào tận Cửu Đức, Nhật Nam. Thứ sử Giao Châu mất tích, chính quyền đô hộ của Đông Ngô ở nước ta tan rã. Nhà Đông Ngô vô cùng hoảng sợ, phía bắc phải chống đỡ với nước Nguỵ của Tào Tháo, phía tây bắc phải chống lại nước Thục của anh em nhà Lưu Bị, phía nam nếu Giao Châu bị mất thì hậu phương của nhà Đông Ngô cũng bị lung lay. Do đó triều đình Ngô tức tốc cử tướng quân Lục Dận (cháu họ viên danh tướng Lục Tốn) sang làm thứ sử Giao Châu, đem tám nghìn quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Lục Dận là một viên tướng giảo hoạt, hắn một mặt mở các trận tiến công quân sự vào lực lượng khởi nghĩa của Bà Triệu, mặt khác dùng thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ, rất nhiều thủ lĩnh và hàng vạn người dân ở Giao Chỉ đã bị khuất phục như sử cũ đã chép.
Triệu Thị Trinh cùng quân sỹ củng cố lực lượng ra sức chống Ngô song cũng chỉ kéo dài được nửa năm do lực lượng non trẻ, binh ít, thế cô. Trong một trận huyết chiến với quân Ngô tại khu căn cứ Bồ Điền, Bà Triệu đã anh dũng ngã xuống trong sự tiếc thương, kính phục từ nhân dân. Đó là ngày 22 tháng 2 năm 248. Ngày mất của Bà từ bao đời nay đã trở thành ngày lễ hội tại đền thờ Bà dưới chân núi Tùng.
Tùng Sơn nắng quyện mây trời,
Dấu chân Bà Triệu rạng ngời sử xanh.
Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu tuy thất bại nhưng đã để lại một dấu son sáng ngời trong lịch sử chống ngoại xâm anh hùng của dân tộc ta. Trong dân gian còn có bài ca dao ca ngợi khí phách hiên ngang của Bà:
“Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành ông voi
Muốn coi lên núi mà coi
Có Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng
Túi gấm có lẫn túi hồng
Trầu têm mũi mác cho chồng ra quân.”
Hiện nay, cách nơi bà mất không xa, trên núi Gai ngay sát quốc lộ 1A (đoạn đi qua thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc, cách thành phố Thanh Hóa 18 km về phía Bắc, cách Hà Nội 137 km về phía nam) là đền thờ Bà – vị nữ anh hùng của dân tộc Việt. Hằng năm, vào ngày 21 tháng 2 (âm lịch), người dân trong vùng vẫn tổ chức tế giỗ bà. Đền được xây dựng vào thế kỷ 6, do vua Lý Nam Đế lập để tưởng nhớ vị nữ anh hùng có lòng yêu nước. Sau nhiều lần bị đập phá theo lịch sử biến cố ngoại xâm của dân tộc, tới thời vua Minh Mạng thì đền được di chuyển về vị trí hiện tại, cuối thế kỷ 18, đền bắt đầu có diện mạo như ngày nay. Tuy nhiên, Đền không ngừng được tu sửa hàng năm để đáp ứng nhu cầu thăm viếng ngày càng tăng của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Tại nhiều tỉnh thành trong nước Việt Nam, tên bà cũng đã được dùng để đặt tên cho nhiều trường học và đường phố; riêng tại Hà Nội, có một con đường mang tên phố Bà Triệu.
Câu nói nổi tiếng của bà: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người!”. Và hình ảnh người con gái kiên trinh bất khuất - người nữ anh hùng dân tộc siêu việt quyết nối chí hai Bà Trưng, muôn thuở không phai mờ trong tâm trí phụ nữ và dân tộc Việt Nam.