Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 27: Tổng kết Lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thứ nhất đến năm 2000 (phần 1)
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 27: Tổng kết Lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thứ nhất đến năm 2000 (phần 1) Câu 1. Tổ chức cách mạng nào dưới đây là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam ? Quảng cáo A. Hội Phục Việt. B. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. ...
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 27: Tổng kết Lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thứ nhất đến năm 2000 (phần 1)
Câu 1. Tổ chức cách mạng nào dưới đây là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam ?
A. Hội Phục Việt.
B. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
C. Việt Nam nghĩa đoàn.
D. Việt Nam cách mạng đồng chí hội.
Câu 2. Đông Dương cộng sản liên đoàn được cải tổ từ tổ chức nào ?
A. Việt Nam cách mạng Thanh niên.
B. Thanh niên cao vọng Đảng.
C. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.
D. Việt Nam cách mạng đồng chí hội.
Câu 3. Tên gọi chung của các tổ chức quần chúng trong mặt trận Việt Minh ?
A. Hội Độc lập. B. Hội giải phóng.
C. Hội cứu quốc. D. Hội tự do.
Câu 4. Hình thái vận động chủ yếu của cách mạng tháng Tám 1945 ?
A. Giành chính quyền ở thành thị trước, sau đó giành chính quyền ở nông thôn.
B. Giành chính quyền ở nông thôn và thành thị diễn ra đồng thời.
C. Giành chính quyền ở thành thị thắng lợi đó làm cho hệ thống chính quyền ở nông thôn tự tan rã.
D. Giành chính quyền ở nông thôn thắng lợi đó tạo đà tiến lên giành chính quyền ở thành thị nhanh chóng, ít tổn thất.
Câu 5. Điền thêm thông tin còn thiếu trong câu nói của Hồ Chí Minh: "dù hy sinh tới đâu, dù đốt cháy cả .... cũng phải quyết tâm giành cho được ..."
A. Dãy Trường Sơn, tự do.
B. Dãy Hoành Sơn, độc lập.
C. Dãy Trường Sơn, độc lập.
D. Dãy Hoành Sơn, độc lập.
Câu 6. Đảng ta đã nhận định, khoảng thời gian nào là "thời cơ chín muồi" cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền bùng nổ và thắng lợi ?
A. Từ khi Nhật đảo chính Pháp đến khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh.
B. Từ khi Nhật đảo chính Pháp cho đến khi quân Đồng minh tiến vào nước ta.
C. Từ khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh cho đến khi quân đội Đồng minh hoàn thành nhiệm vụ giải giáp phát xít.
D. Từ khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh cho đến trước khi quân Đồng minh tiến vào nước ta.
Câu 7. Hình thức đấu tranh mới xuất hiện trong phong trào cách mạng 1936 – 1937?
A. Đấu tranh báo chí, bút chiến trên diễn đàn văn học - nghệ thuật.
B. Đấu tranh trên nghị trường.
C. Đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang tự vệ.
D. Bãi công kết hợp với lãn công.
Câu 8. Chủ trương giải quyết vấn đề độc lập dân tộc trong phạm vi mỗi nước ở Đông Dương được đưa ra tại hội nghị nào ?
A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 .
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 2/1941 .
C. Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản 2/1930.
D. Hội nghị toàn quốc của Đảng.
Câu 9. Tính chất của cuộc cách mạng tháng Tám 1945?
A. Tính chất dân tộc.
B. Tính chất dân chủ.
C. Tính chất dân chủ tư sản.
D. Tính chất dân tộc và dân chủ.
Câu 10. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 ?
A. Kháng chiến chống Pháp xâm lược.
B. Đấu tranh chống phong kiến phản động.
C. Kháng chiến chống Pháp xâm lược và bọn phản động tay sai bán nước.
D. Kháng chiến chống xâm lược và xây dựng đất nước.
Câu 11. Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" bước đầu bị phá sản khi nào ?
A. 1970 – quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Cam – pu – chia đập tan cuộc hành quân của 10 vạn quân Mĩ và quân Sài Gòn.
B. 1971 – ta đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 của Mĩ - ngụy.
C. 1972 – ta tiến hành cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam với hai hướng chính là Quảng Trị và Tây Nguyên.
D. 1973 – Ta và Mĩ ký hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Câu 12. Chiến lược " Việt Nam hóa chiến tranh" của Mĩ ở miền Nam phá sản hoàn toàn khi nào ?
A. 1972 – ta tiến hành cuộc tiến công chiến lược ở Quảng Trị.
B. 1973 – ta và Mĩ ký Hiệp định Pari.
C. 1974 – Miền Bắc hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh phá hoại lần 2
D. 1975 – Ta hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Câu 13. Giai đoạn nào của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 -1954) được gọi là cuộc chiến vòng vây ?
A. Từ 1945 đến 1951
B. Từ 1945 đến 1950
C. Từ 1946 đến 1951
D. Từ 1946 đến 1950
Câu 14. Vì sao nói cuộc không chiến chống Mĩ, cửu nước của dân tộc ta là 1 cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc mang tính thời đại sâu sắc?
A . Vì đây là cuộc chiến tranh giữa một dân tộc nhỏ yếu với một siêu cường số 1 thế giới.
B. Vì đây là cuộc chiến đấu vì 4 mục tiêu của thời đại: Hoà bình - độc lập dân tộc - dân chủ và tiến bộ xã hội.
C. Vì đây là cuộc chiến tranh ý thức hệ.
D. Vì Việt Nam là nơi tập trung mâu thuần cơ bản của thế giới, nơi trung tâm đối phó của chiến lược toàn cầu của Mĩ.
Câu 15. Trong kháng chiến chống Mĩ, vùng đất nào là tiền phương của miền Bắc, hậu phương trực tiếp của miền Nam?
A. Quảng Trị - Quảng Bình
B. Quảng Bình
C. Vĩnh Linh - Quảng Bình
D. Quảng Trị
Câu 16. Tính chất của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước 1945 - 1954?
A. Tính chính nghĩa
B. Tính chất giải phóng
C. Tính chất bảo vệ Tổ quốc
D. Tất cả các ý trên
Câu 17. Điền thêm thông tin còn thiếu trong nhận định sau: “Từ 1954 - 1975, đất nước ta tạm thời chia thành ... , đồng thời tiến hành ... cách mạng, dưới sự lãnh đạo của ... thống nhất”
A. 2 miền; 1 chiến lược; 1 Đảng
B. 2 miền; 2 chiến lược; 1 Chính phủ
C. 2 miền; 2 chiến lược; 1 Đảng
D. 2 miền; 1 chiến lược; 1 Chính phủ
Câu 18. Điểm giống nhau về nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ và Hiệp định Pari?
A. Cả hai đều quy định việc tập kết, chuyển quân giữa hai bên tham gia chiến tranh.
B. Cả hai đều khẳng định Việt Nam sẽ thống nhất đất nước bằng cuộc Tổng tuyển cử tự do.
C. Cả hai đều đưa đến việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.
D. Cả hai đều quy định việc rút quân của quân đội các nước đê quốc xâm lược trong vòng 2 năm.
Câu 19. Điền thêm thông tin còn thiếu trong nhận định sau: “Từ năm 1954 - 1975 cách mạng miền Nam đã trải qua ... thời kì, lần lượt đánh bại .. chiến lược chiến tranh của Mĩ ?
A. 5; 5; B. 4; 3 C. 5; 4 D. 4; 4
Câu 20. Trong quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mĩ xâm lược (1945 - 1975), Đảng ta đã tiến hành mấy kì Đại hội Đảng ?
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 21. Vì sao nói đổi mới đất nước là một tất yếu khách quan?
A. Đổi mới là yêu cầu thường xuyên của cách mạng.
B. Đất nước ta đang lâm vào cuộc khùng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.
C. Tình hình thế giới có nhiều chuyển biến lớn, đặc biệt là cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đó có tác động sâu sắc đến mọi quốc gia trên thế giới.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 22. Đường lối đổi mới đất nước được đưa ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng?
A. Đại hội IV B. Đại hội V
C. Đại hội VI D. Đại hội VI
Câu 23. Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam là đại hội của:
A. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. Xây dựng và phát triển kinh tế.
C. Công cuộc đổi mới đất nước.
D. Xây dựng và chỉnh đốn Đảng.
Câu 24. Mục tiêu của Ba chương trình kinh tế: lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, được đề ra trong Đại hội nào của Đảng?
A Đại hội IV. B. Đại hội V.
C. Đại hội VI. D. Đại hội VII.
Câu 25. Chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng lần VI là gì?
A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách họp lí trên cơ sở phan triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
B. Thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
C. Phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường.
D. Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ che thị trường có sự quản lí của Nhà nước.
Đáp án
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | D | C | C | B | C |
Câu | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | D | C | B | C |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
Đáp án | C | D | A | C | C |
Câu | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | D | C | C | C | A |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
Đáp án | B | C | C | C | D |
Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12