22/09/2018, 20:24

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 22: Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống Đế quốc Mĩ xâm lược- Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) (phần 1)

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 22: Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống Đế quốc Mĩ xâm lược- Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) (phần 1) Câu 1. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ra đời trong tình hình nào ? Quảng cáo A. Cách mạng Miền ...

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 22: Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống Đế quốc Mĩ xâm lược- Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) (phần 1)

Câu 1. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ra đời trong tình hình nào ?

Quảng cáo

A. Cách mạng Miền Nam phát triển mạnh mẽ, "Chiến tranh đặc biệt" đã bị phá sản về cơ bản.

B. Ngụy quyền Miền Nam đứng trước cuộc khủng hoảng.

C. Trên thế giới, quan hê Liên Xô - Trung Quốc ngày càng xấu, khối đoàn kết trong phe Xã hội chủ nghĩa đã rạn nứt.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 2. "Chiến tranh cục bộ" khác "Chiến tranh đặc biệt" ở điểm nào ?

Quảng cáo

A. "Chiến tranh cục bộ" là hình thức chiến tranh của chủ nghĩa thực dân mới.

B. "Chiến tranh cục bộ" được tiến hành dưới sự chỉ đạo của hệ thống cố vấn Mĩ, bằng phương tiện chiến tranh hiện đại của Mĩ.

C. "Chiến tranh cục bộ" được tiến hành bằng cả quân chù lực Mĩ, quân chư hầu và cả quân ngụy.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 3. Chiến thắng nào khẳng định quân dân Miền Nam có thể đánh bại quân chủ lực Mĩ trong "Chiến tranh cục bộ" ?

A. Chiến thắng Núi Thành.

B. Chiến thắng Vạn Tường.

Quảng cáo

C. Chiến thẳng mùa khô 1965 - 1966.

D. Chiến thắng mùa khô 1966 - 1967.

Câu 4. Quân đội Nước nào từng tham gia vào cuộc chiến tranh xám lược của Mĩ ở Miền Nam Việt Nam ?

A. Inđônêxia.       B. Malaixia.

C. Hàn Quốc.       D. Singapo.

Câu 5. Vị Tổng thống nào của nước Mĩ đã quyết định áp dụng chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở Miền Nam Việt Nam ?

A. Aixenhao.       B. Kennơđi.

C. Giônxơn.       D. Níchxơn.

Câu 6. Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ?

A. Chiến thắng mùa khô 1965 - 1966.

B. Chiến thắng mùa khô 1966 - 1967.

C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

D. Chiến thắng Plâyme, Đất Cuốc, Bàu Bàng.

Câu 7. Xác định về địa danh Vạn Tường:

A. Đây là một vùng đồi thuộc huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

B. Đây là một làng thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

C. Đây là một làng nhỏ ven biển tỉnh Quảng Ngãi.

D. Đây là một vùng trung du, tỉnh Bình Định.

Câu 8. Cơ sờ nào để ta khẳng định với chiến thắng Vạn Tường, quân dân Miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại quân Mĩ ?

A. Đây là một trận đánh mà quân Mĩ hoàn toàn chủ động về kế hoạch tác chiến, nhưng đã thất bại.

B. Trong trận này, quân Mĩ có ưu thế vượt trội về quân số và phương tiện chiến tranh.

C. Địa bàn xảy ra trận đánh hoàn toàn có lợi cho quân Mĩ phát huy tốỉ đa mọi ưu thế của vũ khí Mĩ.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 9. Hướng tiến công chiến lược chính của quân Mĩ trong mùa khô 1965 -1966?

A. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

B. Tây Nam Bộ, Liên khu V.

C. Đông Nam Bộ, Liên khu V.

D. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Câu 10. Trong cuộc tiến công chiến lược mùa khô 1966 - 1967, Mĩ đã tiến hành bao nhiêu cuộc hành quân chiến lược ?

A. 890.           B. 450.           C. 980.          D. 895.

Câu 11. Căn cứ Dương Minh Châu ở đâu ?

A. Tỉnh Tây Ninh.

B. Tỉnh Đồng Nai.

C. Tỉnh Sóc Trăng.

D. Tỉnh An Giang.

Câu 12. Cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968 có gì khác so với các cuộc tiến công trước đó của quân ta ?

A. Đây là cuộc tiến công đầu tiên của quân giải phóng Miền Nam có sự phối hợp nổi dậy của quần chúng.

B. Đây là cuộc tiến công có quy mô lớn trên toàn Miền Nam mà hướng trọng tâm là các đô thị.

C. Đây là cuộc tiến công lớn đầu tiên mà quân giải phóng Miền Nam trực tiếp chiến đấu với quân viễn chinh Mĩ.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 13. Đảng ta quyết định mở cuộc Tổng tiến công lớn và nổi dậy Mậu Thân 1968 trong hoàn cảnh nào ?

A. Quân ta đã giành thắng lợi lớn trên chiến trường, tương quan lực lượng đã thay đổi theo hướng có lợi cho ta.

B. Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam ở Mĩ lên cao, làm cho mâu thuẫn trong nội bộ Mĩ trước thềm cuộc bầu cử tổng thống càng thêm sâu sắc.

C. Miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ nhưng vẫn đẩy mạnh hoạt động chi viện cho Miền Nam.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 14. Vì sao nói, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 đã mở ra một bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước ?

A. Đã đánh bại hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh cục bộ" - một nỗ lực cao của Mỉ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

B. Cuộc kháng chiến của dân tộc ta chuyển sang giai đoạn vừa đánh vừa đàm.

C. Chiến thắng này đã buộc Tổng thống Mĩ phải tuyên bố chấm dứt chiến tranh phá hoại Miền Bắc.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 15. Những tỉnh đầu tiên phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ ?

A. Quảng Bình, Hải Phòng, Nghệ An.

B. Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hoá.

C. Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Thanh Hoá.

D. Quảng Bình, Nghệ An, Quảng Ninh.

Câu 16. Chiến tranh phá hoại lần thứ nhất diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Ngày 5 - 8 - 1964 đến ngày 1 - 1 - 1968.

B. Ngày 5 - 8 - 1964 đến ngày 1-11- 1968.

C. Ngày 7 - 2 - 1965 đến ngày 1 - 1 - 1968.

D. Ngày 7 - 2 - 1965 đến ngày 1-11 - 1968.

Câu 17. Đặc điểm tinh hình miền Bắc năm 1965 là:

A. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội bị gián đoạn.

B. Quân dân miền Bắc trực tiếp đương đầu với đế quốc Mĩ xâm lược.

C. Miền Bắc đẩy mạnh thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn với tiền tuyến lớn Miền Nam.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 18. Thành tích của quân dân Miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ là :

A. Bắn rơi, phá hủy 3.243 máy bay, trong đó có 6 máy bay B.52.

B. Bắn rơi, phá huỷ 3.423 máy bay, trong đó có 5 máy bay B.52.

C. Bắn rơi, phá hủy 3.423 máy bay, trong đó có 8 máy bay B.52.

D. Bắn rơi, phá huỷ 3.243 máy bay, trong đó có 5 máy bay B.52.

Câu 19. Điền thêm từ còn thiếu trong câu nói sau của Hồ Chủ tịch : "... cũng là một mặt trận, mỗi cán bộ, công nhân, thanh niên xung phong ngành ... là một chiến sĩ”.

A. Giao thông vận tải.

B. Sản xuất nông nghiệp.

C. Kinh tế.

D. Văn hoá.

Câu 20. Một phong trào thi đua của nhân dân miền Bắc trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ?

A. “Ba mục tiêu”.        B. “Ba điểm cao”.

C. “Hai giỏi”.        D. “Ba tốt”.

Câu 21. Tình hình kinh tế miền Bắc trong thời kì 1965 – 1968 ?

A. Các trung tâm công nghiệp lớn đều phân tán về các địa phương.

B. Nhà nước ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

C. Phong trào hợp tác hoá trong sản xuất nông nghiệp được phát động rầm rộ.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 22. Thực hiện chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh", Mĩ đã :

A. Tăng cường quân đội viễn chinh Mĩ sang chiến trường Miền Nam.

B. Tăng cường hệ thống cố vấn Mĩ cho Miền Nam, cùng với một số lượng lớn quân đội chư hầu.

C. Quân đội ngụy được phát triển nhằm thay thế dần vai trò của quân Mĩ trên chiến trường.

D. Giữ nguyên số quân Mĩ và chư hầu ở miền Nam, phát triển nguy quân thành lực lượng chủ lực để có thể đương đầu với Việt cộng.

Câu 23. Điểm giống nhau giữa chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" với "Việt Nam hoá chiến tranh" ?

A. Quân đội ngụy là lực lượng chủ lực.

B. Quân đội ngụy là một bộ phận của lực lượng chủ lực "tìm diệt".

C. Vai trò của quân Mĩ và hệ thống cố vấn Mĩ giảm dần.

D. Hệ thống cố vấn Mĩ được tăng cường tối đa, trong khi đó viện trợ Mĩ giảm dần.

Câu 24. Điểm khác nhau giữa chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" với các chiến lược chiến tranh khác là gì ?

A. Trong chiến, lược "Việt Nam hoá chiến tranh", quân đội ngụy được xem là một lực lượng xung kích ở Đông Dương.

B. Trong chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh", quân đội Mĩ vẫn được xem là một lực lượng xung kích ở Đông Dương.

C. Trong chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh", quân đội ngụy được xem là quân chủ lực trong nhiệm vụ "bình định" Đông Dương.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 25. Vì sao nói với việc Mĩ áp dụng chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh", cuộc kháng chiến của nhân dân dã bước sang một giai đoạn phức tạp, ác liệt ?

A. Vì quân đội Mĩ rút dần, nhưng quân đội ngụy tăng mạnh cùng với sự viện trợ lớn của Mĩ.

B. Vì cuộc "Việt Nam hoá chiến tranh" gắn với âm mưu dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.

C. Vì Mĩ còn lợi dụng những chia rẽ, bất đổng trong phe Xã hội chủ nghĩa dể tiến hành các hoạt động ngoại giao nhằm chia rẽ, cô lập cách mạng Việt Nam.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 26. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam được thành lập có ý nghĩa gì ?

A. Khẳng định những thắng lợi to lớn của cách mạng Miền Nam trên lĩnh vực quân sự.

B. Đây là một thắng lợi trong quá trình hoàn chỉnh hệ thống chính quyền cách mạng miền Nam, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của mặt trận đấu tranh ngoại giao.

C. Cách mạng miền Nam đã có đủ cơ sở pháp lí để đấu tranh chống lại chính quyền Sài Gòn trên mặt trận ngoại giao.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 27. Khi nào thì cuộc xâm lược của đế quốc Mĩ mờ rộng phạm toàn Đông Dương ?

A. 1965.          B. 1968.           C. 1970.       D. 1969.

Câu 28. Hướng tiến công của Mĩ trong cuộc hành quân chiến lược "Lam Sơn 719" ?

A. Đông Nam Bộ.

B. Liên khu V.

C. Đường 9 - Nam Lào.

D. Chiến khu Dương Minh Châu.

Câu 29. Tên của một phong trào của học sinh, sinh viên miền Nam trong những năm chống Mĩ ?

A. Xếp bút nghiên.

B. Hát cho đồng bào tôi nghe.

C. Năm xung phong.

D. Ba sẵn sàng.

Câu 30. Một bài hát nổi tiếng trong phong trào học sinh, sinh viên miền Nam là :

A. Cùng nhau đi Hồng bỉnh.

B. Tự nguyện.

C. Hoa xuân ca.

D. Câu hò bên bến Hiền Lương.

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án d c c c c c
Câu 7 8 9 10 11 12
Đáp án c d c d a b
Câu 13 14 15 16 17 18
Đáp án d d D B D A
Câu 19 20 21 22 23 24
Đáp án A A A C A A
Câu 25 26 27 28 29 30
Đáp án D B C C B B

Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

0