22/09/2018, 20:23

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 21: Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc - Đấu tranh chống Đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) (phần 3)

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 21: Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc - Đấu tranh chống Đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) (phần 3) Câu 61. Điền vào chỗ trống câu sau: "Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay ...

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 21: Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc - Đấu tranh chống Đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) (phần 3)

Câu 61. Điền vào chỗ trống câu sau: "Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, bằng " ... ... "

Quảng cáo

A. Lực lượng vũ trang nhân dân kết hợp với lực lượng chính trị.

B. Lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.

C. Sự kết hợp giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và ngoại giao.

D. Con đường bạo lực cách mạng.

Câu 62. Tháng 2 - 1959, diễn ra cuộc nổi dậy của đồng bào miền Nam ở:

Quảng cáo

A. Trà Bồng (Quảng Ngãi).

B. Phước Hiệp (Bến Tre).

C. Bắc Ái (Ninh Thuận).

D. Cai Lạy (Mĩ Tho).

Câu 63. Kết quả lớn nhất của phong trào "Đồng khởi" là:

A. Phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở 600 xã ở Nam Bộ, 904 thôn ở Trung Bộ, 3200 thôn ở Tây Nguyên.

B. Lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển, lực lượng chính trị được tập họp đông đảo.

Quảng cáo

C. Uỷ ban nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày nghèo.

D. Sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20- 12-1960).

Câu 64. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào "Đồng khởi" là:

A. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam.

B. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

C. Đánh đầu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tấn công địch.

D. Sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20 - 12 -1960).

Câu 65. Đại hội đại biểu toàn Quốc lần III của Đảng họp ở đâu, vào thời gian nào?

A. Ở Chiêm Hoá (Tuyên Quang). Từ 11 đến 19 - 2 - 1955.

B. Ở Tân Trào (Tuyên Quang). Từ 10 đến 19 - 5 - 1960.

C. Ở Hà Nội. Từ 5 đến 10 - 9 - 1960.

D. Ở Hà Nội. Từ 6 đến 10 - 10 - 1960.

Câu 66. Đại hội lần III của Đảng đã bầu ai làm Chủ tịch Đảng và Bí thư thư nhất?

A. Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, Trường Chinh làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng.

B. Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng.

C. Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, Võ Nguyên Giáp làm Bí thư thư nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng.

D. Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, Đỗ Mười làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Câu 67. Đại hội lần III của Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định vấn đề gì?

A. Đại hội xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà".

B. "Đại hội thực hiện Ke hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc".

C. "Đại hội xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn ở miền Nam".

D. "Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam".

Câu 68. Miền Bắc đề ra Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất vào thời gian nào?

A. 1960 - 1965.       B. 1961 - 1965.

C. 1965 - 1968.       D. 1960- 1964.

Câu 69. Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Nhà nước đầu tư vốn cho xảy dựng kinh tế chiếm tỉ lệ bao nhiêu so với thời kì khôi phục kinh tế?

A. 60% so với thời kì khôi phục kinh tế.

B. 61,2% so với thời kì khôi phục kinh tế.

C. 65,5% so với thời kì khôi phục kinh tế.

D. 67% so với thời kì khôi phục kinh tế.

Câu 70. Tổng thống nào của Mĩ đề ra chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam?

A. Ai-xen-hao.        B. Ken-nơ-di.

C. Giôn-xơn.        D. Ru-dơ-ven.

Câu 71. "Chiến tranh đặc biệt" nằm trong hình thức nào của chiến lược toàn cầu mà Mĩ đề ra?

A. "Phản ứng linh hoạt".

B. "Ngăn đe thực tế".

C. "Lấp chỗ trống".

D. "Chính sách thực lực".

Câu 72. Âm mưu cơ bản của "Chiến tranh đặc biệt" mà Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam là gì?

A. Đưa quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam.

B. "Dùng người Việt đánh người Việt".

C. Đưa quân Mĩ ào ạt vào miền Nam.

D. Đưa cố vấn Mĩ ào ạt vào miền Nam.

Câu 73. Lực lượng cố vấn Mĩ đưa vào miền Nam đến 1964 bao nhiêu?

A. 1.100 tên.         B. 11.000 tên.

C. 26.000 tên.         D. 30.000 tên.

Câu 74. Chỗ dựa của "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ ở miền Nam là:

A. Ấp chiến lược.

B. Lực lượng quân đội ngụy.

C. Lực lượng cố vấn Mĩ.

D. Ấp chiến lược và lực lượng quân đội ngụy.

Câu 75. Mĩ - Ngụy dự định thực hiện những mục tiêu của "Chiến tranh đặc biệt" trọng tâm là "bình định" trong vòng 18 tháng. Mục tiêu đó năm trong kế hoạch:

A. Dồn dân lập ấp chiến lược.

B. Stalây - Taylo.

c. Giônxơn - Mácnamara.

D. Kennơdi.

Câu 76. Trên mặt trận quân sự chiến thắng nào của quân dân ta mở ra khả năng đánh bại "Chiến tranh đặc biệt"?

A. Bình Giã (Bà Rịa).

B. Ba Gia (Quảng Ngãi).

C. Đồng Xoài (Biên Hoà).

D. Ấp Bắc (Mĩ Tho).

Câu 77. Chiến thắng quân sự nào của ta đã làm phá sản về cơ bản "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ?

A. Ấp Bắc.       B. Bình Giã.

C. Đồng Xoài.        D. Ba Gia.

Câu 78. Cuộc đấu tranh chính trị tiêu biểu nhất trong năm 1963 của đồng bào miền Nam?

A. Cuộc biểu tình của 2 vạn tăng ni Phật tử Huế (8 - 5 - 1963).

B. Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm ở Sài Gòn (11-6 -1963).

C. Cuộc biểu tình của 70 vạn quần chúng Sài Gòn (16 - 6 - 1963).

D. Cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm (01 - 1 ỉ - 1963).

Câu 79. Thực hiện khẩu hiệu "Người cày có ruộng" Đảng ta dã có chủ trương gì?

A. Giải phóng giai cấp nông dân.

B. Tiến hành cải cách ruộng đất.

C. Khôi phục kinh tế.

D. Cải tạo xã hội chủ nghĩa.

Câu 80. Ý nghĩa nào là cơ bản nhất của những thành tựu đạt được trong thời kỳ khôi phục kinh tế ở miền Bắc (1954 - 1957)?

A. Nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá được phục hồi.

B. Tạo điều kiện cho nền kinh tế miền Bắc phát triển.

C. Nâng cao đời sống của nhân dân.

D. Củng cố miền Bắc, có vũ cách mạng miền Nam.

Câu 81. Miền Bắc tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất trong khoảng thời gia nào?

A. 1954 - 1956.        B. 1956 - 1958.

C. 1958 - 1960.        D. 1954 - 1957.

Câu 82. Trong công cuộc cải tạo Xã hội chủ nghĩa, miền Bắc tập trung giải quyết khâu chính trên lĩnh vực nào?

A. Thương nghiệp.

B. Nông nghiệp.

C. Thủ công nghiệp.

D. Công nghiệp.

Câu 83. Đến năm 1960, miền Bắc có 85% hộ nông dân, 68% diện tích đất đai vào họp tác xã nông nghiệp. Đó là kết quả của:

A. Cải cách ruộng đất.

B. Khôi phục kinh tế.

C. Cải tạo Xã hội chủ nghĩa.

D. Xây dựng cơ sở - vật chất của Chủ nghĩa xã hội.

Câu 84. Đến năm 1960, miền Bắc có 172 xí nghiệp do nhà nước quản lí hơn 500 xí nghiệp công nghiệp địa phương. Đó là kết quả của:

A. Bước đầu phát triển kinh tế.

B. Khôi phục kinh tế.

C. Cải tạo Xã hội chủ nghĩa.

D. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.

Câu 85. Đến cuối năm 1960 miền Bắc có bao nhiêu hộ nông dân và số ruộng đất vào hợp tác xã nông nghiệp?

A. 82% hộ nông dân với 68% ruộng đất.

C. 83% hộ nông dân với 68% ruộng đất.

C. 84% hộ nông dân với 68% ruộng đất.

D. 85% hộ nông dân với 68% ruộng đất.

Câu 86. Đến cuối năm 1960 miền Bắc có bao nhiêu hộ vào công tư hợp doanh?

A.77%          B. 87%          C.97%          D. 100%

Câu 87. Kết quả lớn nhất của công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất ở miền Bắc (1958 - 1960) là gì?

A. Thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là trong điều kiện chiến tranh.

B. Hợp tác xã bảo đảm đời sống cho nhân dân lao động.

C. Tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho người đi chiến đấu và phục vụ chiến tranh.

D. Xoá bỏ chế độ người bóc lột người.

Câu 88. "Chúng ta đã phạm một số sai lầm như đã đồng nhất cải tạo với xoá bò tư hữu và các thành phần kinh tế cá thể, thực hiện sai các nguyên tắc xây dựng hợp tác xã là tự nguyện, công bằng, dân chủ, cùng có lợi". Đó là một số sai lầm của ta trong thời kì nào?

A. Phong trào cách mạng 1930 - 1931.

B. Phong trào cách mạng 1936 - 1939.

C. Cải cách ruộng đất 1954.

D. Cải tạo quan hệ sản xuất 1958 - 1960.

Câu 89. Trọng tâm phát triển kinh tế miền Bắc thời kì 1958 - 1960 là gì?

A. Phát triển thành phần kinh tế cá thể.

B. Phát triển thành phần kinh tế quốc doanh.

C. Phát triển thành phần kinh tế tư nhân.

D. Phát triển thành phần kinh tế hợp tác xã.

Câu 90. Năm 1960 số lượng trường đại học ở miền Bắc có tất cả là:

A. 9 trường.       B. 15 trường.

C. 21 trường.       D. 32 trường.

Đáp án

Câu 61 62 63 64 65 66
Đáp án A C D C C B
Câu 67 68 69 70 71 72
Đáp án A B B B A B
Câu 73 74 7576 77 78
Đáp án C D BD B C
Câu 79 80 81 82 83 84
Đáp án B A C B D A
Câu 85 86 87 88 89 90
Đáp án D C D D B A

Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12

0