22/09/2018, 20:25

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (phần 3)

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (phần 3) Câu 71. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là cơ bản nhất của giai cấp công nhân Việt Nam? A. Bị ba tầng áp bức bóc lột của để quốc, phong kiến, tư sản dân tộc. B. Có quan hệ tự ...

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (phần 3)

Câu 71. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là cơ bản nhất của giai cấp công nhân Việt Nam?

A. Bị ba tầng áp bức bóc lột của để quốc, phong kiến, tư sản dân tộc.

B. Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.

C. Kế thửa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc.

D. Vừa ra đời đã thu ngay được ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào Cách mạng thế giới, nhất là cách mạng tháng mười Nga và chủ nghĩa Mac – Lê nin.

Câu 72. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp hoặc tầng lớp nào có đủ khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo Cách mạng Việt Nam ?

A Giai cấp nông dân.

B. Giai cấp tư sản dân tộc.

C. Giai cấp công nhân.

D. Tầng lớp tiểu tư sản.

Câu 73. Giai cấp công nhân việt Nam xuất thân chủ yếu từ đâu ?

A. Giai cấp tư sản bị phá sản.

B. Giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất.

C. Tầng lớp tiểu tư sàn bị chèn ép.

D. Thợ thủ công bị thất nghiệp.

Câu 74. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, mâu thuẫn nào trở thành thành mâu thuẫn cơ bản, cấp bách hàng đầu của cách mạng việt Nam?

A. Giữa công nhân và tư sản.

B. Giữa nông dân và địa chủ.

C. Giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 75. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, mâu thuẫn nào là mâu thuẫn cơ bản của cách mạng Việt Nam ?

A. Mâu thuần giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.

B. Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ.

C. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với đê quốc Pháp.

D. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân, nông dân với đế quốc Pháp.

Câu 76. Những thủ đoạn thâm độc nhất của tư bản Pháp về chính trị sau chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm nô dịch lâu dài nhân dân Việt Nam là gì ?

A. Thâu tóm quyền hành trong tay người Pháp.

B. Câu kết với vua quan Nam triều để đàn áp nhân dân.

C. “Chia để trị".

D. Khủng bố, đàn áp nhân dân ta.

Câu 77. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chinh sách chính trị của Pháp ở Việt Nam là gì?

A Mua chuộc, lôi kéo địa chủ và tư bản người Việt.

B. Vua quan Nam Triều chỉ là bù nhìn, quyền lực trong tay người Pháp.

C. Thẳng tay đàn áp, khủng bố nhân dân ta.

D. A, B, C đúng.

Câu 78. Giai cấp nào trở thành tay sai, làm chỗ dựa cho thực dân Pháp tăng cường chiếm đoạt, bóc lột kinh tế, đàn áp chính trị đối với người nông dân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ?

A. Giai cấp địa chủ phong kiến.

B. Tầng lớp đại địa chủ.

C. Tầng lớp tư sản mại bản.

D. Giai cấp tư sản dân tộc.

Câu 79. Thái độ chính trị của giai cấp đại địa chủ phong kiến đối với thực dân Pháp như thế nào?

Quảng cáo

A. Sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp để chống tư sản dân tộc.

B. Sẵn sàng phối hợp với tư sản dân tộc đế chống Pháp khi bị chèn ép.

C. sẵn sàng thoả hiệp với Pháp để hưởng quyền lợi.

D. sẵn sàng đứng lên chống thực dân Pháp khi bị cắt xén quyền lợi về kinh tế.

Câu 80. Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời đã:

Quảng cáo

A. Được thực dân Pháp dung dưỡng.

B. Bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm.

C. Bị thực dân Pháp bóc lột nặng nề nhất.

D. Được thực dân Pháp sử dụng làm tay sai đắc lực cho chúng.

Câu 81. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương giai cấp nào bị phân hoá thành hai bộ phận, đó là giai cấp nào?

A. Giai cấp nông dân.

B. Giai cấp công nhân.

C. Giai cấp đại địa chủ phong kiến.

D. Giai cấp tư sản.

Quảng cáo

Câu 82. Có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc, phong kiến nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp đó là đặc điểm của giai cấp nào?

A. Giai cấp địa chủ phong kiến.

B. Giai cấp tư sản.

C. Tầng lớp tư sản dân tộc.

D. Tầng lớp tư sản mại bản.

Câu 83. Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng đó là gì?

A. Đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ.

B. Có tinh thần yêu nước, tinh thần chống giặc ngoại xâm.

C. Bị ba tầng lớp áp bức bóc lột, có quan hệ tự nhiên với giai cấp nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc.

D. Điều kiện lao động và sinh sống tập trung.

Câu 84. Giai cấp nào có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ luật gắn với nền sản xuất hiện đại, có quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân?

A. Tiểu tư sản.        B. Công nhân.

C. Tư sản.       D. Địa chủ.

Câu 85. Vì sao tầng lớp tiểu tư sản trở thành bộ phận quan trọng của các mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta?

A.Vì bị thực dân Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ.

B. Vì đời sống bấp bênh, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản thất nghiệp.

C. Có trình độ tri thức, có điều kiện tiếp thu những luồng tư tưởng mới.

D. Cả ba vấn đề trên.

Câu 86. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất?

A. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ.

B. Mâu thuẫn giữa công nhân và tư bản.

C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp.

D. Mâu thuẫn giữa tư sản và địa chủ.

Câu 87. Những sự kiện nào trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới nhất?

A. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga (11 - 1917).

B. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (6 - 1919).

C. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp (12 - 1920).

D. Nước Pháp bị khủng hoảng kinh tế.

Câu 88. Khi Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) thành lập ở Mát-xcơ-va vào tháng 2-1919. Lúc đó Nguyễn Ái Quốc đang ở đâu?

A. ở Anh.       B. ở Pháp.

C. ở Liên Xô.       D. ở Trung Quốc.

Câu 89. Những sự kiện nào sau đây tạo điều kiện thuận lợi cho sự truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam?

A. Quốc tế Cộng sản được thành lập (2 - 1919).

B. Đảng Cộng sản Pháp ra đời (12 - 1920).

C. Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời (7 - 1921).

D. Tất cả các sự kiện trên.

Câu 90. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ?

A. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.

B. Do ảnh hưởng tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn.

C. Giai cấp công nhân đã chuyển sang đấu tranh tự giác.

D. Thực dân Pháp đang trên đà suy yếu.

Câu 91. Phong trào đấu tranh đầu tiên do giai cấp tư sản dân tộc khởi xướng đó là:

A. Chống độc quyền cảng Sài Gòn.

B. Chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam kì.

C. Phong trào “Chấn hưng nội hoá”, “ Bài trừ ngoại hoá”.

D. Thành lập đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng quần chúng.

Câu 92. Ai là người đứng ra thành lập Đảng Lập hiến ở Việt Nam năm 1923?

Quảng cáo

A. Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu.

B. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài.

C. Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính.

D. Bùi Quang Chiêu, Phạm Hồng Thái.

Câu 93. Những tổ chức chính trị như: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam, Đảng Thanh niên là tiền thân của tổ chức nào?

A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

B. Việt Nam Quốc dân đảng.

Quảng cáo

C. Tân Việt Cách mạng đảng.

D. Đông Dương Cộng sản đảng.

Câu 94. Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1926) là:

A. "Chuông rè", "An Nam trẻ", "Nhành lúa.

B. "Tin tức , "Thời mới", "Tiếng dân ".

C. "Chuông rè", " Tin tức", "Nhành lúa".

D. "Chuông rè", "An Nam trẻ", "Người nhà quê".

Câu 95. Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1926) có hai sự kiện trong nước tiêu biểu nhất, đó là sự kiện nào?

Quảng cáo

A. Phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son và công nhân Phú Riềng.

B. Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả cụ Phan Bội Châu và đám tang cụ Phan Châu Trinh.

C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện và Nguyễn Ái Quốc gởi yêu sách đến Hội Nghị Véc-xai.

D. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái và phong trào đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu.

Câu 96.Trần Dân Tiên viết: "việc đó tuy nhỏ nhưng nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc như cánh chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân". Sự kiện nào sau đây phản ánh điều đó?

A. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son.

B. Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925).

C. Phong trào để tang Phan Châu Trinh (1926).

D. Tiếng bom Phạm Hồng Thái tại Sa Diện - Quảng Châu (6 - 1924).

Câu 97. Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ quan làm cho phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1926) cuối cùng bị thất bại?

A. Hệ tư tưởng dân chủ tư sản đã trở nên lỗi thời, lạc hậu.

B. Thực dân Pháp còn mạnh đủ khả năng đàn áp phong trào.

C. Giai cấp tư sản dân tộc do yếu kém về kinh tế nên ươn hèn về chính trị, tầng lớp tiểu tư sản do điều kiện kinh tế bấp bênh nên không thể lãnh đạo phong trào cách mạng.

D. Do chủ nghĩa Mác - Lê-nin chưa được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.

Câu 98.Mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân trong những năm 1919 - 1924 chủ yếu là:

A. Đòi quyền lợi về kinh tế.

B. Đòi quyền lợi về chính trị.

C. Đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị.

D. Chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc.

Câu 99. Chọn địa danh đúng để điền vào câu sau dây:

            Sang năm 1924, có nhiều cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, rượu, xây xát gạo ở...

A. Hà Nội, Huế, Sài Gòn.

B. Nam Định, Hà Nội, Hải Dương.

C. Hải Phòng, Nam Định, Vinh.

D. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá.

Câu 100. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?

A. Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922).

B. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bắc Kì (1922).

C. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn ngăn tàu chiến Pháp đi đàn áp cách mạng ở Trung Quốc (8 - 1925).

D. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926).

Đáp án

Câu 71 72 73 74 75 76
Đáp ána c b c d c
Câu 77 78 79 80 81 82
Đáp án d a c b d c
Câu 83 84 85 86 87 88
Đáp án c b c c a b
Câu 89 90 9192 93 94
Đáp án d b ca c d
Câu 95 96 97 9899 100
Đáp ánb d c ab c

Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12

Nguyễn Mỹ Hương

187 chủ đề

43907 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0