TOP 5 phim CỰC nổi tiếng có lỗi sai chính tả trầm trọng mà bạn không để ý!

“The pursuit of happyness”, tạm dịch Mưu cầu hạnh phúc được phát hành năm 2006, là bộ phim tiểu sử của Mỹ về cuộc đấu tranh với tình trạng vô gia cư. Lỗi sai ở tựa phim này khá dễ nhận thấy – chữ “happyness” cần được sửa thành “happiness&rdq ...

nhung-tua-phim-tieng-anh-bi-viet-sai-chinh-ta-page-2

“The pursuit of happyness”, tạm dịch Mưu cầu hạnh phúc được phát hành năm 2006, là bộ phim tiểu sử của Mỹ về cuộc đấu tranh với tình trạng vô gia cư.

Lỗi sai ở tựa phim này khá dễ nhận thấy – chữ “happyness” cần được sửa thành “happiness”. Diễn viên chính của bộ phim kể rằng anh từng thấy ở trường học của con trai mình, từ “hạnh phúc” được viết là “happyness” nên cho rằng đó là cách viết đúng và dùng đặt tên cho bộ phim.

nhung-tua-phim-tieng-anh-bi-viet-sai-chinh-ta-page-2-1

“Honey, I shrunk the kids”, tạm dịch Em yêu, anh thu nhỏ con mất rồi, được phát hành năm 1989, là bộ phim gia đình xoay quanh câu chuyện nhà khoa học Wayne Szalinski “nhỡ tay” làm thí nghiệm thu nhỏ mất những đứa con của mình và phải tìm cách giúp những đứa trẻ được quay trở lại.

“Shink” là động từ có nghĩa “thu nhỏ, co lại”. Dạng quá khứ đơn và quá khứ phân từ của “shrink” lần lượt là “shrank” và “shrunk”. Vì vậy, tiêu đề đúng cần phải là “Honey, I have shrunk the kids” hoặc “Honey, I shrank the kids”.

nhung-tua-phim-tieng-anh-bi-viet-sai-chinh-ta-page-2-2

“Inglourious basterds”, tạm dịch Lũ con hoang được công chiếu năm 2009, xoay quanh kế hoạch ám sát những người lãnh đạo của Đức Quốc xã.

Điều thú vị ở tiêu đề này là cả hai từ đều bị viết sai chính tả. Cách viết đúng là “Inglorious bastards”. Đạo diễn của bộ phim chia sẻ rằng đây hoàn toàn là một lỗi đánh máy vô tình.

nhung-tua-phim-tieng-anh-bi-viet-sai-chinh-ta-page-2-3

“Two weeks notice” được phát hành năm 2002, là một bộ phim tình cảm hài hước xoay quanh hai nhân vật – luật sư môi trường Lucy Kelson và tỷ phú địa ốc George Wade.

Cách viết đúng cho tựa phim nay là “Two weeks’ notice”, tạm dịchThời hạn 2 tuần. Dù cách đọc vẫn không thay đổi khi bỏ sót dấu nháy đơn nhưng xét về mặt ngữ pháp thì việc bỏ sót này lại khiến cả tựa phim trở nên khó hiểu, thậm chí vô nghĩa.

nhung-tua-phim-tieng-anh-bi-viet-sai-chinh-ta-page-2-4

“You got served” được phát hành lần đầu năm 2004 , xoay quanh câu chuyện về những nghệ sĩ đường phố của khu Bắc California.

Cách viết đúng của tựa phim này là “You’ve been served”. “Got” được dùng thay cho “have been”, “has been”. Tuy nhiên, cách dùng  trên không thực sự phổ biến. Vì vậy, một cái tên chính thống sẽ giúp người đọc không bị bối rối, hiểu nhầm.

nhung-tua-phim-tieng-anh-bi-viet-sai-chinh-ta-page-2-5

“Who framed Roger Rabbit”, tạm dịch Ai đổ tội cho thỏ Roger, được phát hành năm 1988, là bộ phim hài có sự phối hợp giữa hoạt hình với người thật đóng xoay quanh một nhân vật hoạt hình tên là Roger Rabbit sống cùng loài người.

Tựa phim này mắc một lỗi rất đơn giản – thiếu dấu hỏi “?” ở cuối câu.

0