25/05/2018, 09:38

Tổng quan chương “Chấm dứt quan hệ tài sản”

Các trường hợp chấm dứt quan hệ tài sản . Trong luật thực định Việt Nam quan hệ tài sản giữa vợ chồng chỉ có thể chấm dứt khi nào hôn nhân chấm dứt. Việc chấm dứt hôn nhân được ghi nhận khi có một trong các sự kiện sau đây: - Vợ hoặc chồng chết hoặc ...

Các trường hợp chấm dứt quan hệ tài sản. Trong luật thực định Việt Nam quan hệ tài sản giữa vợ chồng chỉ có thể chấm dứt khi nào hôn nhân chấm dứt. Việc chấm dứt hôn nhân được ghi nhận khi có một trong các sự kiện sau đây:

- Vợ hoặc chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết (gọi chung là chết);

- Vợ chồng ly hôn.

Ngoài ra, có trường hợp quan hệ hôn nhân được duy trì trong một thời gian, sau đó bị hủy theo quyết định của Toà án do vi phạm các điều kiện về kết hôn. Về phương diện tài sản, các quan hệ giữa vợ chồng tồn tại một trong thời gian và do hôn nhân bị hủy mà các quan hệ đó cũng bị hủy. Vấn đề là: trước khi hôn nhân bị hủy các tài sản chung giữa vợ chồng được coi như là tài sản chung hợp nhất, việc hủy hôn nhân khiến cho sở hữu chung mang tính chất theo phần; và trong điều kiện hôn nhân bị hủy được coi như hôn nhân chưa bao giờ có hiệu lực, quan hệ sở hữu chung theo phần đúng ra phải được coi như tồn tại kể từ thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân trái pháp luật. Tuy nhiên, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 nói rằng tài sản chung được chia theo thoả thuận giữa các bên (Điều 17 khoản 3); nếu không thoả thuận được, thì yêu cầu Toà án giải quyết có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên (cùng điều luật); ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con (cùng điều luật). Các quy tắc ấy cho phép nghĩ rằng dù hôn nhân bị hủy được coi như chưa bao giờ tồn tại, các quan hệ tài sản của vợ chồng vẫn hình thành và phát triển cho đến ngày hôn nhân bị hủy theo một bản án có hiệu lực pháp luật

Song vấn đề công sức đóng góp dường như được xem xét một cách chặt chẽ hơn và được giải quyết sòng phẳng hơn trong trường hợp hủy hôn nhân trái pháp luật, so với trường hợp ly hôn, nhất là một khi người phụ nữ có lỗi trong việc xác lập quan hệ hôn nhân trái pháp luật.
. Nếu vậy, thì việc hủy hôn nhân trái pháp luật cũng được ghi nhận như một trường hợp chấm dứt các quan hệ tài sản của vợ chồng.

Ngày chấm dứt quan hệ tài sản. Trên nguyên tắc, ngày này cũng là ngày chấm dứt quan hệ hôn nhân. Đó là ngày chết, nếu hôn nhân chấm dứt do vợ hoặc chồng chết; là ngày bản án hoặc quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật, nếu quan hệ hôn nhân chấm dứt do ly hôn. Riêng trong trường hợp hôn nhân bị hủy, thì ngày chấm dứt quan hệ tài sản không phải là ngày chấm dứt quan hệ hôn nhân: quan hệ hôn nhân chấm dứt vào ngày nó được xác lập; trong khi quan hệ tài sản, được xử lý như trong trường hợp ly hôn, coi như chỉ chấm dứt vào ngày bản án hủy hôn nhân có hiệu lực pháp luật.

Hệ quả đối với tài sản có. Các tài sản riêng của vợ hoặc chồng là của riêng theo đúng nghĩa được ghi nhận trong luật chung: chủ sở hữu có trọn quyền sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức và định đoạt đối với tài sản theo các quy định của pháp luật về tài sản

Ngay cả đối với tài sản riêng là nguồn sống duy nhất của gia đình, theo nghĩa của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 33 khoản 5, chủ sở hữu có trọn quyền định đoạt chứ không cần phải được sự đồng ý của vợ (chồng) như trước, bởi tư cách vợ và tư cách chồng của mỗi người đã chấm dứt do sự chấm dứt của cuộc hôn nhân.
. Hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng không còn là của chung mà thuộc về chủ sở hữu tài sản gốc. Ngược lại, khối tài sản chung không còn phải chịu trách nhiệm về các chi phí bảo quản và sửa chữa nhỏ đối với tài sản riêng (kể cả các khoản thuế, lệ phí liên quan đến việc sử dụng tài sản riêng).

Việc xác lập quyền sở hữu đối với các tài sản khác được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo luật chung.

- Các tài sản tạo ra sau khi hôn nhân chấm dứt là của riêng người tạo ra chứ không bị thu hút vào khối tài sản chung của vợ chồng như trước;

- Tương tự, tiền lương, tiền thưởng, thu nhập khác của mỗi người thuộc về riêng người đó

Trong trường hợp một người lập di chúc di tặng hoặc để thừa kế chung cho vợ chồng và cuộc hôn nhân của những người được di tặng hoặc thừa kế theo di chúc chấm dứt trước khi thừa kế được mở, thì, một cách hợp lý tài sản được chuyển giao do di tặng hoặc thừa kế theo di chúc thuộc sở hữu chung theo phần (mỗi người một nửa), chứ không thể là sở hữu chung hợp nhất, giữa những người được di tặng hoặc thừa kế theo di chúc. Cá biệt trong trường hợp di tặng hoặc để thừa kế chung bị ràng buộc vào điều kiện duy trì quan hệ hôn nhân, thì di tặng hoặc để thừa kế sẽ không có hiệu lực một khi hôn nhân đã chấm dứt trước khi di chúc được mở.
. Các thu nhập do trúng thưởng mamg tính chất hoa lợi bất thường của tài sản có tính chất chung hay riêng tuỳ theo tính chất của tài sản sinh lợi;

Cuối cùng, các tài sản đã từng thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng nay chuyển sang chịu sự chi phối của chế độ sở hữu chung theo phần.

Hệ quả đối với tài sản nợ. Các quy định về thành phần của các khối tài sản của vợ chồng không còn được áp dụng. Thay vào đó là các quy định thuộc luật chung về nghĩa vụ tài sản. Bởi vậy,

- Các nghĩa vụ do một người xác lập, kể cả nghĩa vụ xác lập nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, chỉ ràng buộc chính người đó và được bảo đảm thực hiện bằng tất cả tài sản mà người đó có quyền sở hữu, kể cả các phần quyền của đương sự trong khối tài sản chung.

- Các nghĩa vụ do vợ và chồng xác lập, tuỳ trường hợp, là nghĩa vụ theo phần hoặc nghĩa vụ liên đới, theo luật chung về nghĩa vụ.

Chế độ pháp lý của khối tài sản chung. Khối tài sản thuộc sở hữu chung theo phần chiụ sự chi phối của luật chung về tài sản

Xem Tài sản, nxb Trẻ, 1999, số 234 và kế tiếp.
. Khối tài sản này không phải là một sản nghiệp, nghĩa là không có tài sản nợ gắn liền với tài sản có. Trong trường hợp chủ sở hữu chung xác lập một nghĩa vụ nào đó vì lợi ích của khối tài sản chung, thì nghĩa vụ này được bảo đảm thực hiện bằng các tài sản thuộc sở hữu riêng của người có nghĩa vụ; người có quyền yêu cầu cũng có thể yêu cầu phân chia tài sản chung để có thể kê biên các tài sản này trong trường hợp chúng rơi vào khối tài sản riêng của người có nghĩa vụ do kết quả của việc phân chia, áp dụng BLDS 2005 Điều 224 khoản 2.

Tài sản thuộc sở hữu chung theo phần được quản lý theo nguyên tắc nhất trí (BLDS 2005 Điều 221). Đặc biệt, việc định đoạt tài sản chung phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung. Quy tắc này đáng chú ý trong trường hợp hôn nhân chấm dứt do ly hôn: ta biết rằng trong thời kỳ hôn nhân, vợ hoặc chồng có quyền tự mình định đoạt tài sản chung trong khá nhiều trường hợp; nay, do ly hôn, vợ (chồng), với tư cách là chủ sở hữu chung, chỉ có thể một mình định đoạt tài sản chung, một cách hợp pháp, như là người được uỷ quyền của tất cả các chủ sở hữu chung. Đổi lại những bất tiện, gò bó của cơ chế định đoạt tài sản chung theo phần, vợ hoặc chồng được pháp luật thừa nhận có quyền định đoạt phần quyền của mình trong tài sản chung, với điều kiện tôn trọng quyền ưu tiên mua của chủ sở hữu chung còn lại trong trường hợp việc định đoạt được thực hiện dưới hình thức mua bán (BLDS 2005 Điều 223 khoản 3).

Thanh toán và phân chia tài sản chung. Thanh toán tài sản chung là việc xác định, bằng con số, phần quyền của mỗi người trong khối tài sản chung và là hoạt động có tác dụng đặt cơ sở toán học cho việc tiến hành phân chia. Dựa vào giá trị phần quyền đã được xác định của mỗi chủ sở hữu chung đối với khối tài sản chung, người ta phân chia khối tài sản chung bằng cách giao hẳn cho mỗi chủ sở hữu chung một hoặc nhiều tài sản có tổng giá trị ngang với giá trị phần quyền của người đó trong khối tài sản chung. Thông thường giá trị của khối hiện vật có thể được giao mà gồm một hoặc nhiều tài sản đồng bộ có sai biệt so với giá trị phần quyền (lớn hơn hoặc nhỏ hơn): phần sai biệt đó sẽ được cắt giảm hoặc bù đắp dưới hình thức thanh toán tiền chênh lệch, nếu việc phân chia được thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng về giá trị, hoặc dưới hình thức cắt giảm, bù đắp vật chất (lấy bớt tài sản bằng hiện vật hoặc cấp thêm hiện vật), nếu việc phân chia được tiến hành theo nguyên tắc bình đẳng về hiện vật.

Gia đình chung và gia đình riêng. Giống như ở nhiều nước nghèo, không phải tất cả các cặp vợ chồng ở Việt nam đều có gia đình hộ của riêng mình. Rất nhiều cặp vợ chồng sống chung với các thành viên khác của gia đình bên chồng hoặc bên vợ cho đến ngày chấm dứt cuộc hôn nhân giữa họ. Sống chung, giữa vợ chồng và những người khác tự nhiên có nhiều mối quan hệ kinh tế, quan hệ về tài sản. Một cách tổng quát, có thể hình dung căn nhà lớn, nơi vợ chồng sinh sống cùng với nhiều người khác và cùng với họ mang tư cách thành viên của gia đình theo nghĩa kinh tế, như một không gian kép. Đó trước hết là một tổng thể của các không gian hẹp mà trong mỗi không gian hẹp đó, một hộ gồm vợ chồng (có thể có thêm các con chưa thành niên) hoặc một người độc thân đã thành niên có những cái riêng của mình: góc sinh hoạt riêng (phòng riêng, buồng riêng), tài sản riêng (quần áo, đồ dùng cá nhân, tư trang, thiết bị gia dụng, của cải để dành

Ngoài quần áo, tư trang, đồ dùng cá nhân, những tài sản khác để trong góc riêng là tài sản riêng trong quan hệ với đại gia đình: trong quan hệ giữa vợ và chồng, đó là tài sản chung, nếu được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân. Cũng coi là tài sản riêng của vợ chồng trong quan hệ với đại gia đình, những của cải tích lũy dưới dạng tiền gửi Ngân hàng.
). Đó đồng thời là một không gian rộng, chung cho tất cả các thành viên của gia đình, là môi trường mà trong đó tất cả các thành viên có sinh hoạt chung và, thậm chí, tham gia vào hoạt động kinh tế chung bằng cách khai thác các tài sản chung.

Sự quan tâm của người làm luật. Luật Việt Nam hiện hành, khi nói về quan hệ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, hầu như không quan tâm đến trường hợp vợ chồng chung sống với nhiều người khác dưới cùng một mái nhà, dù trường hợp này còn khá phổ biến ở Việt Nam

Bởi vậy, luật chỉ nói về thành phần cấu tạo của các khối tài sản và việc quản lý các khối tài sản trong giả thiết theo đó, vợ và chồng có gia đình-hộ riêng chứ không chung sống trong một đại gia đình như những thành viên thường.
; nhưng khi nói về các quan hệ tài sản giữa vợ chồng sau khi hôn nhân chấm dứt do ly hôn, lại có ghi nhận trường hợp đó.
0