Tổng kết từ vựng (Luyện tập tổng hợp)
Hướng dẫn I – NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG Vận dụng kiến thức về từ vựng để phân tích giá trị biểu cảm của từ ngữ trong tác phẩm văn chương. II – HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Bài tập 1 Gật gù mang tính biểu cảm hơn gật đầu. Gật gù là từ tượng hình gợi động tác gật ...
Hướng dẫn
I – NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
Vận dụng kiến thức về từ vựng để phân tích giá trị biểu cảm của từ ngữ trong tác phẩm văn chương.
II – HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Bài tập 1
Gật gù mang tính biểu cảm hơn gật đầu. Gật gù là từ tượng hình gợi động tác gật nhẹ và nhiều lần, thể hiện sự đồng tình, tán thưởng cao. Câu ca dao không chỉ cho thấy món ăn ngon mà còn nói lên tình vợ chồng hoà hợp.
Bài tập 2
Câu chuyện cho thấy người vợ không hiểu ý chồng do không hiểu cách nói hoán dụ chỉ có một chân sút (chỉ có một người giỏi ghi bàn).
Bài tập 3
Các từ miệng, chân, tay được dùng theo nghĩa gốc. Từ vai (trong Áo anh rách vaì), đầu (Đầu súng trăng treo) dùng theo nghĩa chuyển. Từ vai dùng theo phương thức hoán dụ (vai người —> vai áo), từ đầu dùng theo phương thức ẩn dụ (đầu người —> đầu súng, lấy nét nghĩa “phần phía trên”).
Bài tập 4
Gợi ý : thử đặt các từ đỏ, xanh, hồng, lửa, cháy, tro vào các trường từ vựng và xem các trường đó có quan hệ với nhau như thế nào (giữa sự cháy và màu sắc, sự biến đổi do sự cháy tạo nên), từ đó thấy tình yêu mãnh liệt của chàng trai.
Bài tập 5
– Các sự vật, hiện tượng trong đoạn trích Đất rừng phương Nam được đặt tên theo cách: dùng các từ ngữ có sẵn để gọi tên sự vật mới (dựa trên đặc điểm, tính chất của nó): rạch có nhiều cây mái giầm —> rạch Mái Giầm, kênh có nhiều bọ mắt —> kênh Bọ Mắt…
– Một số sự vật được được gọi tên theo đặc điểm: cá đuôi cờ, chuồn chuồn ớt (đỏ như quả ớt chín), cá kiếm, cá chuồn, chè móc câu, ong ruồi, dưa bở, mướp hương, áo đuôi tôm,…
Bài tập 6
Một số người sính chữ gọi bác sĩ là đốc tờ (doctor), nhưng anh chàng này còn dùng bố đốc tờ thì thật là "siêu sính chữ”.
Mai Thu