Bài 12 – Phương pháp thuyết minh
Bài 12 – Phương pháp thuyết minh Hướng dẫn I. TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH 1. Quan sát, học tập, tích lũy tri thức để làm bài văn thuyết minh a) Cây dừa Bình Định sử dụng loại tri thức khoa học địa lí. Tại sao lá cây có màu xanh lục sử dụng loại tri thức khoa học ...
Bài 12 – Phương pháp thuyết minh
Hướng dẫn
I. TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
1. Quan sát, học tập, tích lũy tri thức để làm bài văn thuyết minh
a) Cây dừa Bình Định sử dụng loại tri thức khoa học địa lí.
Tại sao lá cây có màu xanh lục sử dụng loại tri thức khoa học thực vật. Huế sử dụng loại tri thức khoa học văn hóa. Khởi nghĩa Nông Văn Vân sử dụng loại tri thức khoa học lịch sử. Con giun đất sử dụng loại tri thức khoa học sinh vật.
b) Để có các tri thức ấy phải biết quan sát, học tập tích lũy kiến thức. Muốn làm được văn bản thuyết minh, nhất thiết phải thực hiện những công việc này.
c) Bằng tưởng tượng, suy luận, không thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh.
2. Phương pháp thuyết minh
a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
Trong các câu văn trên, ta thường gặp từ là. Sau từ ấy, người ta cung cấp một kiến thức quy sự vật được định nghĩa vào loại của nó và chỉ ra đặc điểm, công dụng riêng của nó.
b) Phương pháp liệt kê
Trong các câu văn trên, phương pháp liệt kê nhằm trình bày tính chất của sự vật một cách cụ thể, dễ nắm bắt và có sức thuyết phục.
c) Phương pháp nêu ví dụ
Trong đoạn trên, ví dụ là ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đôla, tái phạm phạt 500 đôla. Ví dụ này có tác dụng làm cho người đọc dễ liên hệ thực tế nên cảm nhận vấn đề sâu sắc hơn, làm cho những điều có giá trị thuyết phục hơn.
d) Phương pháp dùng số liệu, con số
Đoạn văn trên cung cấp những số liệu.
– Dưỡng khí chiếm 20% thể tích.
– Thán khí chiếm 3%.
– 500 năm.
– 1 hécta cỏ hấp thụ mỗi ngày 900kg thán khí và nhả ra 600kg dưỡng khí.
Nếu không có số liệu làm cơ sở thực tế thì vấn đề trình bày sẽ trừu tượng, khó nắm bắt và ít sức thuyết phục.
e) Phương pháp so sánh
Tác dụng của phương pháp này là làm rõ hơn, cụ thể hơn điều định trình bày.
Trong bài Ôn dịch, thuốc lá người viết so sánh nguy hại của thuốc lá còn nặng hơn AIDS, sự đáng sợ của thuốc lá so với cái đáng sợ của giặc gặm nhâm như tằm ăn dâu…
Những so sánh ấy cho thấy tác hại sâu xa của thuốc lá dưới cái bề ngoài “vô hại” của nó.
g) Phương pháp phân loại phân tích
Bài Huế trình bày các đặc điểm của thành phố Huế là một thành phố đẹp: Đẹp của thiên nhiên Việt Nam, đẹp của thơ, đẹp của những con người sáng tạo, anh dũng.
• Ghi nhớ:
– Muốn có tri thức đế làm tốt bài văn chứng minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh,, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.
– Để bài văn thuyết minh có sức thuyết minh, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại…
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1
Tác giả bài Ôn dịch, thuốc lá đã nghiên cứu, tìm hiểu rất nhiều để nêu lên yêu cầu chống thuốc lá. Bài viết thể hiện kiến thức của một bác sĩ (qua các chi tiết khói thuốc lá vào phổi tác hại ra sao, hại đến hồng cầu và động mạch ra sao); kiến thức của người quan tâm đến đời sống xã hội (qua chi tiết hiểu một nét tâm lí: cho rằng hút thuốc lá là văn minh, sang trọng, hút thuốc lá ảnh hưởng tới người không hút thuốc kể cả cái thai trong bụng mẹ! Tỉ lệ người hút thuốc lá rất cao. Hút thuốc lá ảnh hưởng tới bữa ăn gia đình!). Kiến thức của một người đầy tâm huyết đối với vấn đề bức xúc của xã hội.
Đúng là muốn viết một bài thuyết minh về một vấn đề nào đó ta phải huy động tối đa vốn kiến thức về vấn đề đó.
Bài tập 2
Bài viết đã sử đụng những phương pháp thuyết minh sau:
– So sánh đối chiếu.
– Phân tích, nêu số liệu để nêu bật tác hại của việc hút thuốc lá.
Bài tập 3
Thuyết minh đòi hỏi những kiến thức phải cụ thế, chính xác.
Trong bài Ngã ba Đồng Lộc đã sử đụng các phương pháp: dùng số liệu, sự kiện cụ thể.
Bài tập 4
Cách phân loại đó hợp lí vì ba loại đó không trùng lặp, không có trường hợp học sinh vừa ở loại này vừa ở loại khác.
Mai Thu