06/02/2018, 10:10

Bài 30 – Văn bản báo cáo

Bài 30 – Văn bản báo cáo Hướng dẫn I – Đặc điểm của văn bản báo cáo 1. Đọc kĩ hai văn bản báo cáo đã cho. 2. Trả lời các câu hỏi: a) Báo cáo được viết để trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một tập thể. b) Về nội dung, khi viết báo cáo cần trình ...

Bài 30 – Văn bản báo cáo

Hướng dẫn

I – Đặc điểm của văn bản báo cáo

1. Đọc kĩ hai văn bản báo cáo đã cho.

2. Trả lời các câu hỏi:

a) Báo cáo được viết để trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một tập thể.

b) Về nội dung, khi viết báo cáo cần trình bày rõ tình hình, sự việc và những con số cụ thể minh chứng cho kết quả đã đạt được.

Về hình thức, các văn bản báo cáo cần trình bày trang trọng, rõ ràng, sáng sủa và có đủ các phần mục cần thiết.

c) Học sinh tự trả lời.

3. Tình huống cần viết báo cáo:

– Gần cuối năm học, Ban Giám hiệu cần biết tình hình học tập, sinh hoạt và công tác của lớp trong hai tháng cuối năm.

II. Cách làm văn bản báo cáo

1. Tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo

a) Hai văn bản báo cáo ở trên khác nhau về nội dung: Văn bản thứ nhất báo cáo về kết quả hoạt động chào mừng ngày 20/11, còn văn bản thứ hai báo cáo về kết quả quyên góp ủng hộ vùng lũ lụt.

Về mặt hình thức hai văn bản giống nhau về cách trình bày các phần mục:

– Báo cáo về vấn đề gì?

– Báo cáo với ai?

– Ai báo cáo?

– Nội dung chính của bản báo cáo.

b) Từ hai văn bản trên, ta có thể rút ra cách làm một văn bản báo cáo như sau:

– Một văn bản báo cáo phải có đầy đủ các phần mục cần thiết.

– Lời lẽ phải rõ ràng minh bạch, được trình bày một cách trang trọng. Các con số nêu ra phải cụ thể giúp cho người nhận báo cáo nắm được tình hình.

2. Dàn mục một văn bản báo cáo

(Xem SGK Ngữ văn 7 tập hai, trang 135)

3. Lưu ý

(Xem SGK Ngữ văn 7 tập hai, trang 135 – 136)

Ghi nhớ:

  • Báo cáo thường là bản tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể.
  • Bản báo cáo cần trình bày trang trọng, rõ ràng và sáng sủa theo một số mục quy định sẵn. Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả, nhưng cần chú ý các mục sau: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào?

III. Luyện tập

1. Sưu tầm một văn bản báo cáo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*****

Bến Tre, ngày 30/3/2009

BÁO CÁO

VỀ KẾT QUẢ TRỒNG CÂY CHÀO MỪNG

NGÀY SINH CỦA BÁC HỒ

Kính gửi: Ban giám hiệu trường PTTH Nguyễn Đình Chiểu

Hưởng ứng đợt phát động thi đua trồng thêm nhiều cây xanh để chào mừng ngày sinh của Bác Hồ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã vận động học sinh toàn trường cùng tham gia. Kết quả cụ thể là:

Tính đến hết ngày 25/3/2009

– Khối lớp 12 đã trồng được 400 cây bạch đàn.

– Khối lớp 11 đã trồng được 620 cây bạch đàn

– Khối lớp 10 đã trồng được 800 cây bạch đàn.

Các cây mới trồng luôn được theo dõi, tưới nước để đảm bảo 100% sống và phát triển ngày thêm xanh tốt.

Thay mặt BCH Đoàn Thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh trường PTTH Nguyễn Đình Chiểu

Bí thư

Trần Văn Bích

Nhận xét: Văn bản báo cáo trên được trình bày trang trọng rõ ràng, có đủ các phần mục cần thiết, có các con số cụ thể trong phần nội dung.

2. Một văn bản báo cáo có thể mắc lỗi như sau:

-Trình bày thiếu trang trọng.

– Lời văn thiếu sáng sủa, rõ ràng.

– Thiếu các con số cụ thể làm cho nội dung không đầy đủ.

– Thiếu một phần mục nào đó.

Mai Thu

0