Tổng hợp một số kỹ năng giao tiếp nơi công sở bạn cần phải biết
Như các bạn đã biết công sở là một môi trường công cộng cực kì phức tạp với đầy đủ các mẫu người khác nhau tụ họp. Chính vì nó hội tụ đủ các thể loại người mà việc đánh giá và nhìn nhận một con người trong môi trường công sở cũng trở nên khắt khe hơn các môi trường khác.Để không ...
Như các bạn đã biết công sở là một môi trường công cộng cực kì phức tạp với đầy đủ các mẫu người khác nhau tụ họp. Chính vì nó hội tụ đủ các thể loại người mà việc đánh giá và nhìn nhận một con người trong môi trường công sở cũng trở nên khắt khe hơn các môi trường khác.Để không làm mất lòng ai trong môi trường này đặc biệt là sếp thì càng cần phải phát ngôn cẩn trọng, sao cho người khác không đánh giá sai về mình. Cũng giống như các môi trường khác mà nơi đây cũng có những mẹo về riêng cho mình .Bài viết dưới đây tôi xin chia sẻ cho các bạn một số mẹo nhỏ trong giao tiếp, giúp bạn có thêm kỹ năng trong việc đối thoại, giao lưu với đồng nghiệp và tạo được thiện cảm với mọi người.
1. Sử dụng ngôn từ cần chú ý đến cấp bậc, chức vụ
Với môi trường đầy rẫy những thị phi này thì việc sử dụng ngôn từ là điều hết sức cần chú ý. Việc tai vách mạch rừng rất có thể sảy ra nếu bạn lỡ lời chính vì vậy mà khi nói điều gì hãy chú ý tới ngôn từ của mình , chú ý tới cấp bậc chức vụ của chính mình tránh để làm mất lòng ai. Yếu tố cấp bậc, chức vụ của đối tượng giao tiếp bạn cũng nên chú ý để hiệu quả giao tiếp tốt nhất. Nói chuyện với cả đối tượng khác nhau phải có kỹ năng khác nhau. Nói chuyện với cấp trên bạn cần xúc tích, ngắn gọn để nêu bật lên các luận điểm chính, trao đổi chính xác và hãy lắng nghe những nhận xét của cấp trên. Còn nếu bạn nói chuyện với cấp dưới, luôn luôn giải thích chi tiết các vấn đề và đừng quên hỏi nhân viên cấp dưới xem họ suy nghĩ gì hoặc phản hồi như thế nào về vấn đề đó với các mối quan hệ nơi công sở, thất bại trong kỹ năng giao tiếp thường là nguyên nhân của những bất đồng hoặc hiểu lầm giữa các đối tượng giao tiếp.
2. Tránh buôn dưa lê
Có thể nói công sở là một cái chợ con, 3 bà thì thành một cái chợ . Tuy nhiên công sở là nơi để làm việc, không phải là nơi để chị em phụ nữ tâm tình quá nhiều câu chuyện riêng tư của bản thân với mọi người. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý thì trong môi trường công sở chỉ có 1% số người là biết giữ bí mật mà thôi.
Bạn không muốn câu chuyện “bí mật” của mình được giới hạn trong phạm vi toàn công ty và bất cứ nơi đâu chỉ cần là đồng nghiệp của bạn ở đó chứ? Hãy nhớ một câu thơ thời chiến “ở đây tai vách mạch rừng – Những điều bí mật xin đừng nói ra”.
3. Ít khoe khoang
Dù cho bản thân mình là người có năng lực nổi trội hay hoàn cảnh sống của mình tốt hơn mọi người thì điều đó không có nghĩa là bạn suốt ngày khẳng định về điều đó trước mặt đồng nghiệp, sự khoe khoang của bạn chỉ khiến đồng nghiệp có thái độ tiêu cực khi nhìn bạn mà thôi. Vì hơn ai hết, những cá nhân trong công ty luôn có những cuộc đánh giá ngầm về những cá nhân nổi bật trong văn phòng vì thế họ hoàn toàn có thể đánh giá được khả năng của bạn mà không cần bạn phải khoe “vống” lên.
4. Nghĩ trước khi nói.
Tất nhiên cũng không đến nỗi phải “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” nhưng thực sự việc cẩn trọng cách nói chuyện với đồng nghiệp là rất quan trọng.
Ví dụ khi bàn luận một vấn đề, hãy dành thời gian để suy ngẫm thiệt hại của vấn đề trước khi đưa ra nhận định của mình, hoặc trao đổi một vấn đề liên quan đến một cá nhân nào đó, phê bình hay nhận xét thì chính là lúc bạn cần phải suy nghĩ cho thấu đáo trước khi đưa ra nhận xét.
5. Hãy đối thoại – Không nên đối đầu
Muốn sống hòa thuận hãy nói nhẹ nhàng. Khi thảo luận một vấn đề nào đó, bạn hãy dùng tông giọng nhẹ nhất, nói rõ ràng, đủ nghe, khi cần nhấn nhá hãy sử dụng những từ trọng tâm. Không nên “chém gió” một cách quá hào hứng hoặc nói quá to, nói say sưa không quan tâm đến cảm xúc của người khác. Thêm nữa, nếu bạn rơi vào một cuộc tranh luận, điều đầu tiên là phải biết giữ bình tĩnh, không ăn thua, không nói vội. Hãy lắng nghe đối phương nói, chờ dứt câu rồi hãy nói vấn đề của mình. Không nên chen ngang hoặc ngắt lời thô thiển, sẽ gây khó chịu cho đồng nghiệp và ức chế của đối phương. Hãy nhớ rằng mục đích của cuộc thảo luận, tranh luận đó chỉ là với mục đích chung sao cho công việc đạt thuận lợi nhất!
6. Đừng ba phải
Sếp nói “con trâu có ba chân” bạn cũng gật gù, sếp bảo “con gà một chân” bạn cũng tán dương. Loại người ba phải trong công ty là loại nhân viên bị ghét nhất, sếp cũng không ưa vì thiếu chính kiến, thích đồng lõa, muốn an phận, nịnh bợ.
Bạn thấy không? Việc bạn nghĩ đơn thuần chỉ là hùa theo ý người khác nhưng nhận lại là gì? Thái độ coi thường của sếp, đồng nghiệp vì cách sống của mình.
Hãy sống có chính kiến và học cách bảo vệ quan điểm của mình, trong một tập thể bạn có thể hòa nhập nhưng đừng chọn cách “hòa tan”.
7. Nghĩ tích cực – nói tích cực
Làm sao để khen người khác một cách thật lòng? Làm sao để nhìn ra ưu điểm của người khác? Việc dành lời khen cho đồng nghiệp nên bắt nguồn từ suy nghĩ thật lòng, để có những suy nghĩ tích cực bạn nên tìm đọc những cuốn sách về giá trị sống, mở lòng với xung quanh, tìm ra ưu điểm của người khác trước khi nhìn thấy nhược điểm của họ. Chỉ có vậy bạn mới tập cho mình được những suy nghĩ tích cực được. Từ việc nghĩ tích cực, những lời nói, lời khen tặng của bạn khi thốt ra sẽ có giá trị và đáng tin tưởng bởi nó xuất phát từ tấm lòng chân thật của bạn. Hãy tập trung vào “nội dung trao đổi” chứ không phải ” Người phát ngôn”. Rất nhiều người trong chúng ta bị tác động bởi những yếu tố tiêu cực về một người, có thể bạn có định kiến với họ về một vài việc trong quá khứ. Trước khi lắng nghe và hiểu nội dung họ đang truyền đạt bạn đã bị định kiến đó ảnh hưởng rồi.
Với mỗi môi trường khác nhau mà bạn nên có kỹ năng giao tiếp ứng xử cho riêng mình sao cho phù hợp nhất để không làm mất lòng ai. Có được những kỹ năng trên thì bạn hoàn toàn có thể thoải mái sống và làm việc trong môi trường công sở mà không phải lo lắng điều gì nhé. Chúc các bạn thành công trong công việc của mình.