Những kỹ năng giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống bạn cần phải biết
Thượng đế sinh ra mỗi vật mỗi loài đều có phương thức giao tiếp riêng với nhau. Với con người cũng thế giao tiếp là hành động rất bình thường của mỗi người trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên không phải cứ giao tiếp nhiều là bạn sẽ giỏi, sẽ tạo được nhiều thành công trong giao ...
Thượng đế sinh ra mỗi vật mỗi loài đều có phương thức giao tiếp riêng với nhau. Với con người cũng thế giao tiếp là hành động rất bình thường của mỗi người trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên không phải cứ giao tiếp nhiều là bạn sẽ giỏi, sẽ tạo được nhiều thành công trong giao tiếp mà giao tiếp chính là cả một nghệ thuật. Để giao tiếp thành công bạn cần có những cho riêng mình ngay trong công việc và trong cả cuộc sống hàng ngày. Sau đây tôi xin chia sẻ những kỹ năng giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống để các bạn tham khảo.
1. Giao tiếp bằng mắt.
Trong cuộc sống hàng ngày ngoài việc giao tiếp bằng lời nói, chúng ta còn một hình thức giao tiếp nữa đó là giao tiếp bằng mắt. Bạn đừng nghĩ đó là một điều gì đó quá xa sôi, giao tiếp bằng mắt là hành động hết sức bình thường trong cuộc sống hàng ngày nhưng bạn đã tận dụng được nó hay chưa. Hãy rời mắt khỏi điện thoại, bảng và laptop. Bạn nên ra ngoài và nói chuyện với ai đó, bạn nên học cách dùng mắt để “nói”. Khi nói chuyện với người khác, việc nhìn thẳng vào mắt họ thể hiện sự tôn trọng, đó là phép lịch sự tối thiểu. Có đôi khi chúng ta không cần nói gì, chỉ cần nhìn vào ánh mắt là có thể hiểu thông điệp mà người khác truyền tải. Tình bạn, tình yêu, hy vọng, vui , buồn,… chúng ta có thể thấy được tất cả qua “cửa sổ tâm hồn” ấy.
2. Tôn trọng người khác.
Dù bạn có vị trí gì trong xã hội, thể hiện sự tôn trọng người khác là phép lịch sự tối thiểu cần có. Khi bạn tôn trọng một người nào đó, họ sẽ cảm thấy bạn đang quan tâm, ngưỡng mộ và tôn vinh vị trí của họ. Đừng bao giờ tỏ ra bạn tốt hơn bất cứ ai khác hay kinh nghiệm và kiến thức của bạn nhiều hơn những người khác. Khiêm tốn cũng là một kĩ năng giao tiếp tuyệt vời mà bạn cần có.Khi bạn tôn trọng người khác đồng nghĩa với việc họ cũng sẽ tôn trọng lại bạn, mối quan hệ của hai người sẽ trở nên cởi mở khăng khít hơn.
3. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể thích hợp.
Trong lúc giao tiếp, làm thế nào để diễn đạt ý của bạn mà không cần nói nhưng đảm bảo người khác vẫn hiểu được? Rất đơn giản, hãy sử dụng cơ thể của bạn. Khoanh tay,bắt chéo chân, quay người đi và rất nhiều hành động không lời khác là một lối tắt để biểu đạt ý kiến của bạn cho những người khác. Bạn không cần phải nói tất cả đâu.
4. Phân biệt giữa quyết đoán và hiếu chiến.
Điều đó là cần thiết khi chia sẻ đam mê của bạn với người khác hoặc thảo luận những công việc quan trọng. Bạn phải thật cẩn thận bởi ranh giới giữa chúng rất mong manh. Nếu bạn quá hung hãn sẽ làm cho người khác cảm thấy bị công kích, nếu quá mềm mỏng sẽ làm cho họ xem nhẹ ý kiến của bạn. Trong xã hội hiện nay, việc rèn được một tinh thần thép là rất cần thiết đấy.
5. Chọn phương thức giao tiếp hiệu quả.
Có nhiều cách khác nhau để bạn có thể giao tiếp với một ai đó. Hãy chắc chắn rằng bạn đang sử dụng phương thức thích hợp đối với từng người. Ví dụ, không nên xung đột hoặc trình bày một lập luận qua email hoặc qua điện thoại. Email không thể truyền tải cảm xúc và không ai có thể hiểu bạn thông qua một cái máy tính. Đối mặt nói chuyện sẽ tốt hơn so với gọi một cuộc điện thoại. Ngay cả việc không sử dụng đúng cách các dấu chấm câu có thể làm thay đổi ý nghĩa của một câu. Vì vậy, nếu muốn giao tiếp hiệu quả, hãy chọn phương thức thích hợp nhất với từng đối tượng.
6. Tính linh hoạt và hợp tác là các kỹ năng giao tiếp cần thiết.
Đừng bao giờ nghĩ phương pháp của bạn là đúng và duy nhất. Mặc dù bạn cảm thấy cách của bạn là tốt nhất, nhưng tính linh hoạt và tìm ra giải pháp khác luôn luôn là một biện pháp tốt để mài giũa các kĩ năng giao tiếp của bạn. Hãy nhớ rằng bạn sẽ luôn cần những người khác giúp đỡ trong cuộc sống. Hãy sẵn sàng chia sẻ ý tưởng với những người khác và có một tư duy linh hoạt tốt.
7. Chấp nhận những lời chỉ trích.
Khi trình bày một quan điểm đối lập hoặc khi bị phê bình, đừng vội phản bác. Lắng nghe những gì người khác nói và tiếp thu các thông tin, đặc biệt là nếu người trình bày có nhiều kinh nghiệm hơn bạn. Mặc dù bạn không chấp nhận những lời phê phán, đừng vội bực tức và gạt bỏ chúng. Những lời phê bình luôn không dễ nghe nhưng nó là một yếu tố cần thiết để bạn rèn luyện kĩ năng lắng nghe và chấp nhận.
8. Nghĩ tích cực, là chính mình
Những người tích cực luôn có khả năng thành công cao hơn. Không ai muốn ở bên cạnh một người luôn suy nghĩ theo hướng bi quan, tiêu cực. Mặc dù người tích cực cũng có những thăng trầm trong cuộc sống của họ, những họ sẽ không đắm mình trong sự tự thán, nghi ngờ và tiêu cực.
Bạn là tốt nhất khi là chính mình. Bạn không cần phải hành động như những người khác. Điều đó không có nghĩa là bạn nên thô lỗ, kiêu ngạo và không muốn thỏa hiệp mà bạn phải trở nên linh hoạt, vui vẻ và tích cực. Hãy là người tốt nhất bạn có thể, mọi người sẽ muốn ở bên bạn và đưa bạn ra thế giới.
Trên đây là những kỹ năng giao tiếp ứng xử trong cuộc sống hàng ngày ai cũng nên biết và thực hiện. Thực hiện được những điều trên không những cuộc sống của bạn sẽ thoải mái hơn vui vẻ hơn, tạo được thiện cảm với những người xung quanh mang lại nhiều niềm vui hơn trong công việc và cuộc sống.