Những kỹ năng giao tiếp với sếp, cấp trên khéo léo và tạo thiện cảm
Các bạn cũng biết đấy môi trường công sở là nơi vô cùng phức tạp và thị phi, ở nơi đây bạn không chỉ gặp những rắc rối giữa những nhân viên với nhau mà đôi khi là cả với sếp của các bạn nữa. Với bài viết trước tôi đã nói tới chung trong môi trường công sở thì hôm nay tôi xin ...
Các bạn cũng biết đấy môi trường công sở là nơi vô cùng phức tạp và thị phi, ở nơi đây bạn không chỉ gặp những rắc rối giữa những nhân viên với nhau mà đôi khi là cả với sếp của các bạn nữa. Với bài viết trước tôi đã nói tới chung trong môi trường công sở thì hôm nay tôi xin mách các bạn “những kỹ năng giao tiếp với sếp, cấp trên khéo léo và tạo thiện cảm”. Ứng xử với cấp trên là một nghệ thuật , với mỗi sếp là nam hay nữ thì bạn nên có những kỹ năng giao tiếp ứng xử khác nhau. Hãy cùng tôi tìm hiểu một số kỹ năng giao tiếp với cấp trên dưới đây nhé.
1. Xây dựng một mối quan hệ bình đẳng
Nói bình đẳng ở đây không phải là nói bạn không tôn trọng sếp của mình . Có thể sếp của bạn là một người có tầm nhìn, có nhiều ý tưởng trong các chiến lược kinh doanh. Nhưng người triển khai và thực hiện công việc lại chính là bạn. Chính vì thế, bạn phải tạo cho mình một thói quen trong suy nghĩ về mối quan hệ giữa bạn và sếp. Nó không phải là “ông chủ” và “người làm thuê” mà là cùng hợp tác để phát triển. Bạn cũng có thể làm được những việc như sếp của bạn đang làm nếu như bạn mong muốn sự phát triển ở bản thân mình.Hãy cố gắng là một cánh tay đắc lực của sếp đồng thời là người bạn của sếp bạn sẽ có cơ hội được học tập phát triển bản thân hơn nữa.
2. Thẳng thắn đối diện với vấn đề
Khi có chuyện gì hay bất kì mâu thuẫn nào việc bạn lạm dụng những phương tiện giao tiếp khác như email, skype, điện thoại có thể sẽ không giải quyết được vấn đề theo cách mà bạn mong muốn. Cách hữu hiệu nhất đó chính là thẳng thắn trao đổi suy nghĩ, quan điểm với sếp khi bạn cảm thấy một vấn đề gì đó đang vướng mắc trong mối quan hệ của mình. Đừng vì một lý do nào đó mà ngồi suy diễn, tưởng tượng những điều bạn không chắc chắn.
3. Hiểu rõ ranh giới
Sếp bạn đạt được vị trí quản lý do có những kỹ năng cần thiết cho vai trò đó. Vì lý do này, lời góp ý của bạn nên tập trung nhiều hơn vào các khía cạnh nhỏ của phạm vi bạn đang làm việc, hay nhiệm vụ bạn có đủ khả năng thảo luận. Hãy nhớ bạn không có quyền chỉ trích định hướng chiến lược hay kế hoạch dài hạn của tập thể. Đây là những vấn đề do cấp trên của bạn đánh giá. Bạn chỉ nêu vấn đề nếu có liên quan mật thiết hoặc có thể đề xuất giải pháp.
4. Không phán xét
Có thể sếp của bạn là một người rất tuyệt vời và bạn luôn lấy đó làm hình ảnh để mình hướng tới. Nhưng hãy nhớ rằng, dù có giỏi giang thế nào thì sếp của bạn cũng là một người bình thường như bạn ở những khía cạnh nào đó. Bạn luôn mong muốn có nhiều người hiểu mình, và cảm thông cho những yếu điểm của bạn thì sếp bạn cũng vậy. Dù rằng việc nhìn nhận công bằng là một điều không dễ và để đưa ra đánh giá khách quan về vấn đề bạn đang gặp phải cũng là điều không dễ, nhưng hãy cố gắng để chắc rằng bạn không đánh giá thiếu công bằng hay thiên vị. Bạn có thể bày tỏ sự quan tâm của mình trong việc cải thiện hiệu quả của công việc, lợi ích cho sự phát triển chung chứ không phải của riêng sếp hay riêng bạn.
5. Chia sẻ để góp ý
Không hề dễ dàng khi muốn góp ý cho người khác, nhất là khi đó là sếp của bạn. Nếu họ không hiểu được động cơ và suy nghĩ của bạn khi nói chuyện thì có thể sẽ bị hiểu lầm. Chính vì vậy trước khi muốn góp ý một điều gì đó, hãy coi như một sự chia sẻ chân tình của bạn về việc bạn đang quan tâm. Bạn nên chia sẻ những điều từ bản thân mình trước rồi mới nói đến ý kiến của bạn trong sự góp ý.
6. Nêu ví dụ cụ thể
Để đưa ra cơ sở cho những luận điểm của bạn, hãy nêu các ví dụ cụ thể chứng minh cho lời góp ý. Chẳng hạn, thay vì nói rằng “Sếp có những ý tưởng tuyệt vời”, hãy liệt kê một vài dẫn chứng đặc biệt như ý tưởng giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho văn phòng… Thông tin cụ thể sẽ làm tăng sức thuyết phục cho phản hồi của bạn.
7. Tập trung vào tương lai chứ không phải quá khứ
Tất nhiên, không ai là người hoàn hảo và sếp bạn cũng vậy. Họ chắc chắn sẽ có lần mắc sai lầm. Tuy nhiên, cứ nhắc đi nhắc lại những sai lầm đó không phải là cách hay. Điều bạn nên làm là gợi ý những ý tưởng, giải pháp giúp cho sự phát triển chung được vững mạnh hơn trong tương lai. Những phản hồi như vậy sẽ được đánh giá cao hơn nhiều so với “mổ xẻ” qua lại những điều đã xảy ra. Sếp có thể coi hành động này của bạn như một lời chỉ trích tới mình. Trong khi ngay cả bạn cũng không thích những lời chỉ trích.
Trên đây là những kỹ năng giao tiếp với cấp trên mà bạn nên chú ý.Tóm lại, môi trường làm việc của bạn có thế nào, sếp của bạn có thế nào đi chăng nữa ,dù bạn có mệt mỏi, khó chịu, dù bạn ở đâu, làm gì cùng cấp trên, xin đừng quên nói với cấp trên những lời “kính trọng” với thái độ chân thành. Hãy chú ý lắng nghe và thực hiện những dặn dò của cấp trên với thái độ “cung kính” và tác phong nhanh nhẹn.Tôi tin chắc rằng khi làm được những điều đó cuộc sống , môi trường làm việc của bạn sẽ thoải mái hơn rất nhiều. Chúc các bạn thành công.