Tôn giáo và xã hội ở Việt Nam hiện nay
Trong tác phẩm nổi tiếng Tôn giáo và xã hội ở Châu Âu, René Resmond (thuộc viện Hàn Lâm Pháp) sau khi đã khẳng định có “một khuôn mẫu châu Âu về mối quan hệ giữa tôn giáo và xã hội”, đã nhận xét rằng: “Mọi người chúng ta đều ...
Trong tác phẩm nổi tiếng Tôn giáo và xã hội ở Châu Âu, René Resmond (thuộc viện Hàn Lâm Pháp) sau khi đã khẳng định có “một khuôn mẫu châu Âu về mối quan hệ giữa tôn giáo và xã hội”, đã nhận xét rằng: “Mọi người chúng ta đều công nhận có một sự phân biệt tự nhiên, sự khác biệt tuyệt đối giữa những tín nhiệm tôn giáo (convictions religieuses) của cá nhân và con người công dân. Nhà nước không thể là nhà nước tôn giáo ở mọi phương diện. Nhà nước phải có vị trí trung tính và thực thi một chính sách bình đẳng tín ngưỡng tôn giaosn nghiêm túc và ổn định. Nước cộng hòa Pháp kể từ Hiến pháp 1946 và 1958 với một thể chế Tục hóa ngày càng sâu sắc, đã coi nhu cầu này như khẩu hiệu thứ tư của nền Cộng hòa đã thể hiện rõ nết những đòi hỏi trên. Thế tục đã trở thành một trong những yếu tố tạo nên Liên minh châu Âu (EU) với sự phân tách quyền lực tôn giáo khỏi chính trị, sự độc lập về tư pháp hay nói chung là sự kiểm soát của Hiến pháp…”.
Việt Nam ít nhất cũng từ 1955 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 234 SL "Bảo đảm tự do tín ngưỡng" đã khẳng định cho mình mô hình của một nhà nước thế tục, thực sự mác xít và vô thần, bình đẳng và khách quan với mọi tôn giáo. Một mặt, nhà nước ấy luôn hướng tới sự thể chế hóa ngày càng rộng rãi hơn quyền tự do tôn giáo của mọi công dân, mọi tín đồ tôn giáo; mặt khác, ngăn chặn và loại bỏ các yếu tố lợi dụng tôn giáo vào các hành vi phản dân tộc, chống chủ nghĩa xã hội. Chính điều này đã góp phần giải quyết tốt quan hệ giữa Giáo hội và Nhà nước, trong đó có vấn đề tôn giáo và đời sống xã hội.
- Hai xu thế trong quan hệ tôn giáo và xã hội hiện nay: Từ thục hóa (Sécularisation) đến thể chế thế tục (Laicité) ở Âu Mỹ…
- Xu thế “Toàn thống” (Fondamentalisme) và “Toàn thủ” (Intégrisme) ngoài châu Âu
- Việt Nam chọn mô hình thế tục nào?
- Có vấn đề đa dạng hóa tôn giáo (phiralisme religieux) ở Việt Nam?
- Ảnh hưởng của tôn giáo trên đời sống cá nhân
- Ảnh hưởng của tôn giáo trên bình diện xã hội
Xem chi tiết tại đây