24/05/2018, 14:47

Các yêu cầu khi chọn thông số chẩn đoán

Các thông số biểu hiện kết cấu được dùng làm thông số chẩn đoán là những thông số thoả mãn những yêu cầu sau: Cho phép ta có thể căn cứ vào thông số đó để chẩn đoán được tình trạng kỹ thuật của đối tượng chẩn đoán. Các thông số được chọn ...

Các thông số biểu hiện kết cấu được dùng làm thông số chẩn đoán là những thông số thoả mãn những yêu cầu sau:

Cho phép ta có thể căn cứ vào thông số đó để chẩn đoán được tình trạng kỹ thuật của đối tượng chẩn đoán. Các thông số được chọn theo yêu cầu này th­ờng là thông số hiệu quả của đối tượng chẩn đoán. Chẳng hạn công suất động cơ đo được trên bệ đo công suất bánh xe đánh giá chất l­ợng của toàn bộ động cơ khi làm việc.

Mối quan hệ của thông số kết cấu và thông số chẩn đoán là các hàm đơn trị trong khoảng đo, tức là trong khoảng xác định thì ứng với mỗi trị số của thông số kết cấu chỉ có một trị số của thông số chẩn đoán hay ngược lại.

Nếu dùng quan hệ hàm – biến biểu diễn giữa thông số chẩn đoán C với trạng thái kỹ thuật H (tức là C =f(H)) thì trong khoảng xét nào đó của H hàm C = f(H) không có cực trị.

Tính nhạy của thông tin trong quan hệ thông số kết cấu H và thông số chẩn đoán C đảm bảo khả năng phân biệt sự biến đổi tương ứng giữa thông số chẩn đoán theo sự biến đổi của thông số kết cấu tương ứng.

Giả sử chúng ta có được hai mối tương quan của C1 =f1(H) và C2=f2(H), tức là có hai khả năng quan hệ f1,f2 của thông số biểu hiện kết cấu cho cùng một thông số kết cấu, cần lựa chọn đúng một thông số biểu hiện kết cấu(C1 hoặc C2) làm thông số chẩn đoán. Trong khoảng diễn biến thực tế của ΔH chọn quan hệ có độ nhạy cảm cao hơn, sẽ bảo đảm độ chính xác cao và dễ thực hiện hơn.

Tính ổn định được đánh giá bằng sự phân bố giá trị của thông số chẩn đoán C khi đo nhiều lần, trên nhiều đối tượng đồng dạng, sự biến động các giá trị biểu hiện quy luật giữa thông số kết cấu và thông số biểu hiện kết cấu có độ lệch quân ph­ơng phải nhỏ. Cần chú ý rằng: mối quan hệ của độ nhạy và độ ổn định là không đồng nhất, khi độ nhạy cao có thể dẫn tới độ ổn định thấp (mất ổn định)

Các thông số chẩn đoán cần phải thể hiện rõ hiện tượng và trạng thái kỹ thuật, do vậy thông tin phản ánh được rõ nét khi mật độ phân bố của các trạng thai kỹ thuật càng tách biệt. Khi xét đối tượng hỏng f1(C) hay hỏng f2(C), mức độ trùng điệp của đ­ơng phân bố càng ít thì tính thông tin càng cao và khả năng chính xác càng lớn. Nh­ng mặt khác khi tính thông tin càng cao thì độ không chính xác càng giảm.

Để xác định hỏng của hệ thống nhiên liệu và hệ thống đánh lửa trong động cơ xăng nếu sử dụng thông số biểu hiện kết cấu là sự suy giảm công suất động cơ qua giá trị Ne. Nh­ng giá trị Ne không chỉ rõ h­ hỏng cụ thể thuộc hệ thống nhiên liệu hay hệ thống dánh lửa. Có thể nói giá trị đo được từ Ne không đảm bảo tính thông tin về hỏng của hai thông số kết cấu hệ thống nhiên liệu và hệ thống đánh lửa.

Khi tiến hành xác định hư­ hỏng trong các xy lanh động cơ nhiều xy lanh, nếu dùng thông số chẩn đoán là áp suất chân không sau chế hoà khí pck thì thông số này không cho phép kết luận cụ thể về h­ hỏng trong xy lanh nào, ngược lại nếu đo áp suất cuối kỳ nén pc thì có thể xác định xy lanh nào bị h­ hỏng. Nh­ vậy việc đo pc sẽ có tính thông tin hơn đo pck.

Các thông số chẩn đoán cần được chọn sao cho thuận lợi cho việc đo, khả năng có thiết bị đo, quy trình đo đơn giản giá thành đo nhỏ…..Đây là một yếu tố luôn thay đổi tuỳ thuộc các tiến bộ trong khoa học kỹ thuật đo lường. Ngày nay do có nhiều thiết bị tiên tiến , nên quá trính đo và công nghệ đo thuận lợi hơn nhiều , tạo điều kiện tự động hoá trong chẩn đoán kỹ thuật .Yếu tố này ảnh h­ởng đến giá thành của quá trình đo, do vậy khi đảm bảo tính công nghệ còn có nghĩa là đảm bảo tính kinh tế.

Lựa chọn các thông số biểu hiện kết cấu chẩn đoán cần xem xét kỹ các tính chất này. Khi lựa chọn đúng thông số chẩn đoán cho phép dễ dàng phân tích và quyết định trạng thái kỹ thuật của đối tượng chẩn đoán

0