Các phương pháp xác định chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật
Do tốc độ phát triển của khoa học công nghệ, chất lượng chế tạo ôtô ngày càng cao, độ bền và tính tin cậy ngày càng lớn, vì vậy chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phải thay đổi để đáp ứng kịp thời với sự phát triển của tiếnbộ khoa học kỹ thuật. Nó có thể phát ...
Do tốc độ phát triển của khoa học công nghệ, chất lượng chế tạo ôtô ngày càng cao, độ bền và tính tin cậy ngày càng lớn, vì vậy chế độ bảo dưỡng và sửa chữa phải thay đổi để đáp ứng kịp thời với sự phát triển của tiếnbộ khoa học kỹ thuật. Nó có thể phát triển theo các hướng:
- Giảm bớt số cấp bảo dưỡng sửa chữa ôtô trên cơ sở duy trì tốt trạng thái kỹ thuật tốt của xe nhằm giảm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.
- Tăng cường công tác chẩn đoán kịp thời phát hiện, ngăn chặn, phòng ngừa các hư hỏng có thể xảy ra. Qua đó giảm bớt tính cưỡng bức đối với một số công việc trong bảo dưỡng kỹ thuật.
- Tăng dần khối lượng công việc bảo dưỡng kỹ thuật để tạo khả năng giảm chi phí cho công tác sửa chữa.
- Kéo dài chu kỳ bảo dưỡng theo hướng tối ưu các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
- Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật quá ngắn thì đảm bảo tính dự phòng an toàn cao nhưng chi phí bảo dưỡng lại quá lớn.
- Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật quá dài sẽ giảm được chi phí cho bảo dưỡng nhưng độ bền và tuổi bền của chi tiết bị giảm nhanh đồng thời tăng chi phí cho sửa chữa.
- Việc xác định chu kỹ bảo dưỡng liên quan đến nhiều yếu tố như thiết kế, chế tạo, khai thác. Một chu kỳ bảo dưỡng được gọi là hợp lý khi nó đảm bảo cho phương tiện có độ tin cậy và tuổi bền sử dụng cao nhất, trong khi đó số ngày xe nằm để bảo dưỡng và chi phí cho bảo dưỡng là nhỏ nhất.
Có nhiều phương pháp xác định chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật trên cơ sở dựa
vào các tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau như qui luật mài mòn, năng suất vận chuyển của ôtô, xác suất hư hỏng cho phép, chi phí năng lượng cho bảo dưỡng, sửa chữa. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay thường áp dụng một số phương pháp sau:
* Phương pháp tương tự và hiệu chỉnh:
Thực tế của phương pháp này là xác định chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật bằng cách so sánh với các tiêu chuẩn hoặc với một số mô hình mẫu (loại tương tự) đã có trước ở nhà máy (hoặc ở nơi khác, nước khác) sau đó hiệu chỉnh kết quả bằng thực nghiệm trong khai thác sử dụng
* Phương pháp kinh tế kỹ thuật:
Phương pháp này kể đến ảnh hưởng đồng thời của các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật thông qua chi phí riêng cho bảo dưỡng và sửa chữa.
Tổng chi phí riêng cho bảo dưỡng và sửa chữa được xác định:
C = Cbd + Csc ; (đồng/km)
Trong đó:
Cbd - Chi phí riêng về bảo dưỡng cho một đơn vị quãng đường (đồng/km);
Csc - Chi phí riêng về sửa chữa cho một đơn vị quãng đường (đồng/km);
C sc = B L size 12{C rSub { ital "sc"} = { {B} over {L} } } {}
Trong đó: B - Chi phí cho công việc sửa chữa (đồng);
L - Chu kỳ sửa chữa (km).
Ta thấy rằng: chi phí riêng cho bảo dưỡng sửa chữa là một hàm phụ thuộc vào quãng đường xư chạy: Cbd = φ (l); Csc = f(L). trong trường hợp tổng quát chung là một hàm hypecbôn. Ta thấy khi chu kỳ bảo dưỡng ngắn → chi phí riêng cho bảo dưỡng tăng nhưng chi phí riêng cho sửa chữa giảm. Nếu kéo dài chu kỳ bảo dưỡng thì chi phí riêng cho bảo dưỡng giảm nhưng do lượng hao mòn tăng và hư hỏng nhiều nên chi phí riêng cho sửa chữa tăng.
Nếu kéo dài thời gian chu kỳ bảo dưỡng thì tổng chi phí giảm, nhưng đến một lúc nào đó tổng chi phí lại tăng lên. Dựa vào đồ thị ta xác định được chu kỳ bảo dưỡng hợp lý nhất (l hợp lý) để đảm bảo độ tin cậy và đảm bảo tính kinh tế (tổng chi phí nhỏ nhất).
- C nhỏ nhất = C'bd + C'sc ; (đ/km)
- Chu kỳ bảo dưỡng (l) hợp lý ; (km)
Hiện nay phương pháp này được áp dụng rộng rãi để xác định chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật hợp lý theo các yêu cầu của kỹ thuật và đảm bảo tính kinh tế tốt nhất.