Tóm tắt về bênh sốt lợn cổ điển (classical swine fever: CSF)
Bệnh sốt lợn cổ điển (classical swine fever:CSF); tiếng Đức (Schweinepest) hay bệnh sốt lợn là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở lợn và lợn rừng. Từ những năm 60, các chủng virus có độc lực thấp và trung bình đã gây bệnh tại Mêxico, Trung Mỹ và Châu Âu. ...
Bệnh sốt lợn cổ điển (classical swine fever:CSF); tiếng Đức (Schweinepest) hay bệnh sốt lợn là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở lợn và lợn rừng. Từ những năm 60, các chủng virus có độc lực thấp và trung bình đã gây bệnh tại Mêxico, Trung Mỹ và Châu Âu.
Bệnh gặp ở châu Á, miền trung và Nam Mỹ, một phần châu Âu và châu Phi. Các đợt dịch đã sảy ra ở Anh, Philippine. Các vùng chưa phát hiện dịch là Úc, Canada, Ai-len, New Zealand và vùng Scandinavia.
Virus gây bệnh được gọi là virus sốt lợn cổ điển (CSFV), thuộc giống Pestivirus, họ Flaviviridae (hay Togaviridae). CSFV gần với virus gây ỉa chảy ở loài nhai lại (Bovine Viral Diarrhoea: BVDV) .
Các chủng virus khác nhau gây bệnh với các triệu chứng khác nhau. Các chủng độc lực cao gây bệnh cấp tính, tỷ lệ chết cao kèm theo triệu chứng thần kinh và xuất huyết trong da.
Các chủng độc lực thấp có thể gây bệnh á cấp tính hoặc mãn tính bao gồm cả các triệu chứng về sinh sản (chết thai, chết non) và gây khó khăn cho công việc phòng trị bệnh.
Con của các lợn nái nhiễm virus tạo điều kiện cho mầm bệnh lưu hành. Các triệu chứng sốt, giảm khả năng kháng bệnh, nhiễm trùng hô hấp thứ phát thường gặp trong đàn mang virus. Giai đoạn ủ bệnh kéo dài 2-4 tuần và khó phát phát hiện triệu chứng trong thời gian này. Lợn bị bệnh cấp tính có thể sống sót từ 2-3 tháng.
Điều trị tận gốc (hết mầm bệnh) rất khó khăn. Việc chẩn đoán sớm, thực hiện các biện pháp phòng bệnh, tiêm vaccine trực tiếp vào ổ bệnh là các biện pháp cần thực hiện.
Vận chuyển lợn bệnh, tiêu dùng sản phẩm từ lợn nhiễm bệnh, tiếp xúc giữa lợn nuôi và lợn hoang là những điều kiện cơ hội cho bệnh bùng phát và lưu hành .
- Từ khi lợn bị nhiễm virus đến khi biểu hiện triệu chứng khoảng 3-15 ngày
- Biểu hiện bệnh thay đổi theo tuổi của lợn và chủng virus.
- Lợn bệnh có các biểu hiện: Sốt, bệnh tích trên da, co giật. Lợn con bị nhiễm có thể chết sau 15 ngày. Nếu đàn lợn con nhiễm chủng virus có độc lực cao, tỷ lệ chết có khi lên tới 100%.
* Bệnh thể nặng (biểu hiện rất nặng, dữ dội, do virus có độc lực cao):
- Sốt cao 41-42oC, con vật nằm chồng lên nhau, ủ rũ, bỏ ăn, gầy nhanh chóng và có thể chết sau 5-15 ngày.
- Viêm giác mạc có dử
- Da có chấm màu hồng, màu đỏ (do xung huyết) hoặc xuất huyết.
- Đi táo, sau đó là ỉa chảy,
- Triệu chứng thần kinh: Run, co giật, yếu cơ...
- Thở khó, ho, nôn
- Khó đứng dậy khi bị kích thích
- Sảy thai, chết thai, lưu thai, đẻ con yếu.
* Các triệu chứng khi bị bệnh mức trung bình (thường gặp hơn):
- Mức độ biểu hiện triệu chứng nhẹ hơn khi nhiễm chủng virus độc lực cao.
- Sốt nhẹ và kéo dài 2-4 tuần. Vật bệnh mệt mỏi, run, yếu.
- Có thể đứng dậy khi bị kích thích nhưng thể hiện sự mệt mỏi.
- Có thể ăn, uống nhưng ít hơn bình thường
- Ít tăng trọng, thậm chí giảm cân
- Viêm kết mạc
- Táo bón nhẹ hoặc ỉa chẩy kéo dài
- Có cac mảng da màu đỏ ở bụng, tai, chân.
- Sinh sản kém đối với lợn nái
* Các triệu chứng khi nhiễm chủng virus độc lực thấp:
- Biểu hiện triệu chứng (dạng nhẹ) hoặc không có triệu chứng rõ ràng
- Sốt khoảng 41oC khoảng 1-2 tuần
- Các triệu chứng về sinh sản có thể thấy: thai gỗ, chết non, đẻ con nhỏ, có thể động dục trở lại sau 18-23 ngày. Lợn sơ sinh có các biểu hiện sai lệch bẩm sinh ở miệng, não, mắt, phổi và hay bị run.
– Con của lợn nái bị nhiễm virus có thể mang trùng trong một thời gian dài.
- Các mảng xuất huyết trên da
- Sưng, viêm hạch hạnh nhân
- Viêm kết mạc, chảy nước mắt, có dử, có mủ, có các chấm hoại tử màu trắng, xuất huyết
- Các chấm xuất hiện ở thận
- Lách có các điểm đỏ và đen xen kẽ
- Hạch lâm ba sưng, xuất huyết (triệu chứng tương tự sốt lợn Châu Phi)
- Xuất huyết niêm mạc ruột
- Sảy thai (triệu chứng này có thể gặp ở nhiều bệnh khác).
1. Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng: Các triệu chứng "đáng nghi" cho CSF bao gồm: Xuất huyết tại nhiều vùng trên da; sốt cao; tỷ lệ chết cao hay tỷ lệ ốm cao; da đỏ/hồng; các triệu chứng thần kinh như run rẩy, khó đứng, yếu ớt...; đàn gia súc ốm chưa xác đinh được nguyên nhân (chưa xác đinh được nguyên nhân là các loại vi khuẩn hay các loại virus khác)
2. Chẩn đoán căn cứ vào các bệnh tích.
3. Chẩn đoán bằng các phương pháp khác :
RT-PCR (reverse transcriptase polymerase chain reaction) có thể cho kết quả sau 24 giờ.
Xác định sự có mặt của kháng thể trong huyết thanh: Kết quả sau 24 giờ (với phản ứng ELISA), 5 ngày với phản ứng trung hòa huyết thanh.
Phản ứng kháng thể huỳnh quang (fluorescent antibody test) với mẫu cắt lạnh (kết quả sau 24 giờ).
Phân lập virus: Cho kết quả sau 3-5 ngày.
Cần lưu ý: Số lượng mẫu, thời điểm lấy mẫu trong đàn. Các kết quả âm tính cũng chưa đủ kết luận đàn có bị nhiễm virus hay không
Các mô sử dụng để lấy mẫu chẩn đoán: Hạch hạnh nhân, hạch hàm, hạch màng treo ruột và các cơ quan có biểu hiện bệnh tích nghi ngờ.
Dung nạp miễn dịch có thể gặp trong các trường hợp lợn con tiếp xúc với kháng nguyên víru trong thời kỳ bào thai nên sau khi sinh không có đáp ứng sinh kháng thể khi bị nhiễm virus. Những cá thể này trở thành nguồn tàng trữ virus. Để phát hiện virus trên các đối tượng này dùng phương pháp phân lập virus hay hóa miễn dịch (với các lợn chết).
Chính vì vậy, cần tiến hành kiểm tra huyết thanh của các lợn nái, lợn con nghi nhiễm virus (dựa vào các triệu chứng lâm sàng đã mô tả ở phần trên)
4. Chẩn đoán phân biệt với các bệnh:
- Chứng rối loạn đông máu (thrombocytopenic purpura).
- Nhiễm cầu khuẩn cấp tính (erysipelas)
- Pasteurella
- Bệnh phó thương hàn lợn (salmonella choleraesuis).
- Hội chứng viêm da-thận (porcine dermatitis and nephropathy syndrome; PDNS)