04/06/2017, 22:49
Tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ trong truyện ngắn Tắt dèn của Ngô Tất Tố.
Có thể nói “Tắt đèn” là một tác phẩm để đời của Ngô Tất Tố. Đó là bản cáo trạng lêu án sự thối nát của chế độ thực dân, phong kiến. Tác phẩm còn để lại một hình tượng nhân vật tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam nói riêng và nông dân Việt Nam nói chung trước Cách mạng tháng Tám với những phẩm chất ...
Có thể nói “Tắt đèn” là một tác phẩm để đời của Ngô Tất Tố. Đó là bản cáo trạng lêu án sự thối nát của chế độ thực dân, phong kiến. Tác phẩm còn để lại một hình tượng nhân vật tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam nói riêng và nông dân Việt Nam nói chung trước Cách mạng tháng Tám với những phẩm chất tốt đẹp như yêu thương chồng con sâu sắc và có tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột.
Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” kể lại chuyện ,anh Dậu sau khi bị ngất xỉu ở sân đình, bọn tay sai sợ bị vạ lây nên đem anh Dậu trả về gia đình trong tình trạng thừa sống thiếu chết. Chị Dậu và bà con ra sức chăm sóc anh Dậu. Chị Dậu vô cùng đau đớn và xót xa cho mạng sống của chồng. Tấm lòng của người vợ luôn hiện hữu trong mỗi hành động của chị Dậu đôi với anh Dậu.
Nhưng khi anh Dậu đang run rẩy bê bát cháo lên thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đã tiến vào nhà với roi song, tay thước, dây thừng trên tay. Thái độ của bọn chúng khiến ai cũng phải thất kinh, những lời lẽ chửi bới, mỉa mai tuôn ra từ miệng chúng. Đối phó với tình huống bất ngờ đó, chị Dậu đi từ nhún nhường, van xin đến phản kháng mãnh liệt. Ban đầu chị run run van xin, nài nỉ: “Khốn nạn nhà cháu đã không có, dẫu ông có chửi mắng cũng thế thôi, xin ông trông lại”.
Những lời lẽ xưng hô của chị Dậu cho thấy chị đã hạ mình hết mức để bảo vệ chồng. Bọn tay sai vẫn không động lòng trước những lời van xin của chị Dậu. Sự ức hiếp của bọn chúng đã làm trỗi dậy sự phản kháng mãnh liệt của chị Dậu. Tinh thần phản kháng thể hiện qua lời nói và hành động của chị. Chị xám mặt lại và cách xưng hô cũng thay đổi dần. Chị không còn gọi ông và xưng con, cháu nữa mà thay vào đó là mày với bà. Chị Dậu đặt mình vào vị trí cao hơn kẻ thù và giành thế chủ động trong lời nói và hành động của mình: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Hành động của chị quyết liệt và nhanh như cắt, chị nắm lấy ngay gậy của hắn, túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.
Câu nói đầy vẻ thách thức và hành động quyết liệt vừa biểu hiện tấm lòng thương chồng vừa cho thấy sự dũng cảm và tinh thần đấu tranh quyết liệt của chị Dậu. Những hành động trên cũng cho thấy nội dung của cụm từ “tức nước vỡ bờ”. Bao nhiêu nỗi tủi nhục bấy lâu dồn nén trong lòng đã có dịp bùng ra một cách mãnh liệt, đó chính là sự phản kháng của cả một dân tộc trước ách đô hộ và áp bức của các thế lực thống trị. Giá trị của đoạn trích được thể hiện rõ nét qua nhân vật chị Dậu. Tấm lòng thương yêu chồng con và tinh thần phản kháng trước sự áp bức của các thế lực thống trị đã làm nổi bật nhân vật chị Dậu trong đoạn trích.
Nhưng khi anh Dậu đang run rẩy bê bát cháo lên thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đã tiến vào nhà với roi song, tay thước, dây thừng trên tay. Thái độ của bọn chúng khiến ai cũng phải thất kinh, những lời lẽ chửi bới, mỉa mai tuôn ra từ miệng chúng. Đối phó với tình huống bất ngờ đó, chị Dậu đi từ nhún nhường, van xin đến phản kháng mãnh liệt. Ban đầu chị run run van xin, nài nỉ: “Khốn nạn nhà cháu đã không có, dẫu ông có chửi mắng cũng thế thôi, xin ông trông lại”.
Những lời lẽ xưng hô của chị Dậu cho thấy chị đã hạ mình hết mức để bảo vệ chồng. Bọn tay sai vẫn không động lòng trước những lời van xin của chị Dậu. Sự ức hiếp của bọn chúng đã làm trỗi dậy sự phản kháng mãnh liệt của chị Dậu. Tinh thần phản kháng thể hiện qua lời nói và hành động của chị. Chị xám mặt lại và cách xưng hô cũng thay đổi dần. Chị không còn gọi ông và xưng con, cháu nữa mà thay vào đó là mày với bà. Chị Dậu đặt mình vào vị trí cao hơn kẻ thù và giành thế chủ động trong lời nói và hành động của mình: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Hành động của chị quyết liệt và nhanh như cắt, chị nắm lấy ngay gậy của hắn, túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.
Câu nói đầy vẻ thách thức và hành động quyết liệt vừa biểu hiện tấm lòng thương chồng vừa cho thấy sự dũng cảm và tinh thần đấu tranh quyết liệt của chị Dậu. Những hành động trên cũng cho thấy nội dung của cụm từ “tức nước vỡ bờ”. Bao nhiêu nỗi tủi nhục bấy lâu dồn nén trong lòng đã có dịp bùng ra một cách mãnh liệt, đó chính là sự phản kháng của cả một dân tộc trước ách đô hộ và áp bức của các thế lực thống trị. Giá trị của đoạn trích được thể hiện rõ nét qua nhân vật chị Dậu. Tấm lòng thương yêu chồng con và tinh thần phản kháng trước sự áp bức của các thế lực thống trị đã làm nổi bật nhân vật chị Dậu trong đoạn trích.