04/06/2017, 22:49
Hồi kí của vua hề Sạc Lô
Năm 1909 tôi đến Ba Lê lần đầu. ông Brunell, chủ rạp Folies Bergères mời đoàn Karno đến hát một tháng. Tôi sung sướng đến điên người. Nước Pháp từ lâu là xứ mơ ước của tôi. Cha tôi mang dòng máu Pháp và dòng dõi Chaplin vốn gốc gác ở nước Pháp. Chúng tôi phải đi ngay vào buổi sáng chủ nhật, nhưng ...
Năm 1909 tôi đến Ba Lê lần đầu. ông Brunell, chủ rạp Folies Bergères mời đoàn Karno đến hát một tháng. Tôi sung sướng đến điên người. Nước Pháp từ lâu là xứ mơ ước của tôi. Cha tôi mang dòng máu Pháp và dòng dõi Chaplin vốn gốc gác ở nước Pháp.
Chúng tôi phải đi ngay vào buổi sáng chủ nhật, nhưng tôi suýt bị trễ tàu, phải chạy một hồi mới bám được lên toa hàng cuối cùng. Hồi ấy tôi hay có tật trễ tàu.
Đến Ba Lê tối hôm đó, chúng tôi được rảnh để đi thăm rạp Folies Bergères là nơi chúng tôi sắp tới trình diễn. Từ trước tới giờ tôi chưa thấy rạp hát nào trang hoàng sáng lạn đến thế với nhũng ánh đèn phản chiếu trên các tấm kính, trong những quả bóng pha lê to lớn. Khán giả gồm những thành phần giàu sang, quý phái. Rạp này có những người nói được nhiều thứ tiêng, chuyên môn nghề thông dịch và gắn chữ màu trên mũ của họ.
Những khi sau phần trình diễn của mình, tôi giữ nguyên bộ y phục trình diễn và đi lẫn lộn vào trong khán giả. Tôi nhờ người thông dịch ghi cho tôi mấy câu làm quen như “Tôi mến cô”, "Tôi yêu cô từ khi mới gặp" bằng tiếng Pháp để sử dụng với những người đẹp.
Trước khi đi Ba Lê, tôi được biết rằng đoàn của Hetty đang trình diễn tại Folies Bergères nên tôi mong gặp lại nàng. Tối hôm vừa đến tôi liền ra sau hậu trường dò hỏi mới hay có một cô gái đã rời đoàn hát đi Mát-xcơ-va.
Đáng lẽ chúng tôi còn lưu lại Pháp đến mười tuần lễ nhưng ông Karno còn có hợp đồng với những nơi khác. Tiền công của tôi lúc đó là sáu bảng Anh một tuần, tôi tiêu hết sạch.
Trở lại Anh quốc được 6 tháng, tôi sắp quay về với nếp sống cũ thì có nguồn tin từ Luân Đôn đến làm cho đời tôi được thêm sôi động, ông Karno cho biết rằng tôi sắp phải thay Harry Weldon vào mùa tới trong tuồng “Đá bóng". Tôi có cảm tưởng bình minh đời tôi ló dạng. Đây là cơ hội may mắn cho tôi. Tuy rằng lâu nay tôi đã thành công trong nhiều vở tuồng của đoàn nhưng chỉ toàn là những thắng lợi nhỏ so với vai chính mà tôi sắp giữ trong tuồng "Đá bóng". Ngoài ra chúng tôi sẽ đến Oxford, là rạp lớn nhất Luân Đôn. Chúng tôi phải thu hút nhiều khán giả và lần đầu tiên tôi được viết chữ lớn trên đầu bích chương quảng cáo. Đây là bước tiến quan trọng. Nếu thành công ở Oxford, tôi sẽ trở thành tài tử có hạng và có thể đòi thù lao thật cao. Sau nữa, tôi có thể tự diễn xuất những vở do chính tôi viết. Thật vậy, cơ hội này đưa tôi lên những dự tính huy hoàng hơn nhiều.
Nhưng hôm trình diễn ra mắt tôi bị đau cuống họng, tôi cố hết sức lấy lại tiếng nói, nhưng chỉ nghe được khàn khàn mà thôi. Nỗi lo lắng làm cho tôi như người mất hồn và tôi không còn khả năng hài hước cần thiết cho vai trò mình.
Tối hôm đó tôi ráng nói gần đứt hơi mà chẳng mấy ai nghe được tiếng nào. Liền sau đó ông Karno đến gặp tôi, với sự thất vọng cùng sự rẻ rúng.
- Chẳng ai nghe được cậu nói gì cả. Ông nói với giọng trách móc.
Tôi đoán chắc với ông là ngày mai giọng tôi sẽ tốt hơn. Nhưng hôm sau cũng chẳng hơn gì hôm trước. Thật thế, tôi đã cố gào quá nhiều nên giọng gần như hỏng mất. Tối hôm sau nữa, người ta phải để vai lót thay thế cho tôi, khiến cho cuối tuần lễ đó là phải dọn gánh mà đi nơi khác. Thất vọng, tôi còn bị liệt giường vì bệnh cúm.
Ông Karno cho tôi trở về với vai tuồng cũ. Mỉa mai thay, một tháng sau thì tôi hết khan tiếng. Dù rất thất vọng sau lần trình diễn vở tuồng "Đá bóng" tôi vẫn không chịu ngủ gục ở đó. Tuy nhiên tôi bị ám ảnh bởi ý tưởng rằng tôi không có đủ tầm vóc thay thế Harry Weldon. Sau nữa vẫn còn lảng vảng bóng ma của cơn thất bại ở Forester. Vì chưa lấy lại được sự vững tâm hoàn toàn nên mỗi lần tôi phải thủ vai chính trong một tuồng nào là cả một sự thử thách. Nhằm vào lúc này lại đến cái ngày đáng lo là tôi phải báo cho ông Karno biết rằng giao kèo mãn hạn, và tôi xin được tăng lương.
Ông ta nở một nụ cười gay gắt:
- Cậu đòi tăng lương, trong khi các rạp thì đòi bớt tiền, (ông ta nhún vai). ...
Từ hồi mất mặt ở Oxford chúng tôi bị thất bại hoài. Họ bảo đoàn hát không đủ khả năng, đoàn hát chưa được thuần thục, đang còn rời rạc....Đây này, (Ông nhấc điện thoại lên) để tôi hỏi lão Stan đoàn Bermonsey, rồi cậu nghe xem...Rồi ông hỏi tiếp:
- Bác thấy tài tử Chaplin thế nào? Không hay à?
- Hắn thực là quá tệ. Giọng nói đáp.
Ông Karno cầm điện thoại đưa cho tôi:
- Cậu nghe lấy đi!
Tôi cầm ống nghe, nói lớn:
- Có lẽ hắn tệ thực, nhưng chưa tệ bằng nửa cái sân khấu buồn nôn của ông đâu...
Từ khi thất bại ê chề ở Oxford, tôi mơ ước được lưu diễn thật xa như tận châu Mỹ, không những vì đó là cuộc phiêu lưu kì thú, mà còn là dịp để tôi lấy lại hy vọng làm một bước khởi đầu khác.
May thay tuồng “Trượt Patin” là một trong những tuồng mới tôi thủ vai chính thành công rất lớn ở Birmingham. Khi ông Reeves đến tìm đoàn chúng tôi ở đó, tôi đã trỗ tài diễn xuất tài tình, khiến ông vội đánh điện ngay cho ông Karno là tìm được diễn viên để đi Hoa kì. Nhưng ông Karno cũng đang có chương trình khác với tôi. Nguồn tin bất trắc này làm tôi lo lắng một thời gian cho đến khi ông chọn được một tuồng mang tên Hou-Hou. Đây là một tuồng xoàng xĩnh ngô nghê, nhưng ông cho rằng hợp với châu Mỹ, và sung sướng thay ông quyết định chọn tôi thủ vai chính trong tuồng Hou-Hou để qua châu Mỹ trình diễn.
Việc đi sang Mỹ là một điều rất cần thiết cho tôi. Vì tôi có cảm tưởng rằng ở Anh tôi đã chạm phải ranh giới, khả năng tôi bị giới hạn quá nhiều. Với sức học quá sơ sài như tôi, nếu không thành công ở trên sân khấu thì chắc chỉ còn nước đi làm đầy tớ. Còn qua bên Mỹ, có nhiều triển vọng làm ăn khá hơn.
Đến Nước Mỹ chúng tôi thuê một căn nhà để tập tuồng trong một tuần, ở Mỹ, gánh Karno nổi tiếng lắm. Cho nên đoàn chúng tôi được quảng cáo giới thiệu thật rầm rộ. Và tuy ghét câu chuyện tuồng, tôi cũng cố gắng để cho buổi trình diễn thật xuất sắc. Tôi hy vọng tuồng này sẽ đúng loại tuồng hợp với châu Mỹ, theo lời ông Karno nói. Tôi không muốn dài dòng về sự căng thẳng, nỗi lo âu của tôi trước khi bước ra một sân khấu tối tân lần thứ nhất. Chưa kể những sự dòm ngó của các nghệ sĩ Châu Mỹ từ phía hậu trường.
Những câu pha trò của tôi gợi được vài cái cười mũi, rồi thôi. Tiếp theo là sự im lặng lạnh lùng ở phía khán giả cho đến hết tuồng. Trong khi nói những câu tuồng nhạt nhẽo, tôi nhận thấy những khuôn mặt dài ra của lớp khán giả. Vở tuồng này thật ngô nghê sống sượng và tôi cũng đã khuyên ông Karno đừng đem ra mắt. Chúng tôi còn nhiều vở hay hơn nhiều. Nhưng ông Karno vốn tính gàn bướng nên không nghe theo.
Có thể nói rằng sự thất bại ở ngoại quốc là điều rất dễ nản lòng. Tối nào cũng đến diễn trước một quần chúng lạnh lùng và nín lặng là cả một nỗi khó khăn. Chúng tôi bước vào hội trường rồi lại bước ra giống như những tên ăn trộm. Suốt sáu tuần lễ, chúng tôi chịu đựng nỗi nhục nhã đó. Các nghệ sĩ khác lánh xa chúng tôi như lánh người cùi. Mỗi khi tụ tập ở trong hậu trường, trước khi bước ra sân khấu với vẻ sượng sùng ê chề, chúng tôi thực có cảm tưởng sắp phải bước ra pháp trường.
Mặc dù đoàn hát thất bại, nhưng về phần tôi, tôi đã được những lời khen. Ký giả Sime Silverman của tờ Bách Khoa đã viết về tôi như sau: ít ra ở trong bọn họ cũng có được một người Anh ngộ nghĩnh, hắn ta sẽ là một người khá đối với châu Mỹ”.
Chúng tôi đã quyết định dọn vali trở về Anh trong vòng sáu tuần. Nhưng đến tuần lễ thứ ba, trong lúc chúng tôi trình diễn ở rạp Đại Lộ Thứ Năm, trước một công chúng phần đông là quản lí khách sạn và bồi phòng người Anh thì lạ thay, ngày trình diễn đầu tiên là một ngày thành công rực rỡ. Chúng tôi pha trò câu nào cũng được khán giả cười rộ. Tất cả mọi người trong đoàn đều lấy làm ngạc nhiên lắm vì chúng tôi cứ đinh ninh sẽ được tiếp đón bằng sự lạnh nhạt thường lệ. Tôi diễn trò thật dễ dàng, thoải mái, và kết quả rất tốt đẹp. Trong tuần lễ đó có một đại diện đến gặp chúng tôi thuê đi trình diễn sáu tháng liền tại miền Tây. Đây là miền có những rạp hát nhỏ và mỗi ngày chúng tôi phải trình diễn ba lần.
Tôi không thấy luyến tiếc lắm khi phải rời xa Hoa Kì vì tôi đã quyết định trở lại đây lần nữa. Nhưng trở lại như thế nào, và bao giờ trở lại thì chưa biết. Tuy nhiên tôi sung sướng nghĩ được gặp lại Luân Đôn. Từ khi sang Hoa Kì, Luân Đôn đã trở thành một nỗi hoài vọng thiêng liêng của tôi.
Từ lâu không được tin tức gì của anh Sydney. Thư cuối cùng anh cho biết rằng có ông nội chúng tôi hiện ở tại nhà chúng tôi. Nhưng khi tôi đến Luân Đôn, Sydney ra đón tại ga và báo tin rằng anh đã bán nhà, cưới vợ và đang ở ngôi nhà thuê tại Brixton. Tôi trở thành kẻ không nhà. Tôi bèn thuê một phòng cũng ở Brixton. Nơi đây buồn quá khiến tôi quyết định quay lại châu Mỹ. Luân Đôn lúc này coi có vẻ thờ ơ lãnh đạm với tôi.
Vì Sydney đã có vợ và tối nào cũng đi làm nên tôi ít được gặp anh. Chỉ ngày chủ nhật cả hai chúng tôi cùng đến thăm mẹ.
Những hôm đó là những hôm khổ tâm cho chúng tôi vì mẹ tôi đang ở trong tình trạng rối loạn thần kinh và bị nhốt trong phòng kín. Sydney vào thăm, nhưng tôi không có can đảm bước vào, phải ngồi chờ đợi ở ngoài. Sydney kể lại tình trạng thê thảm của mẹ chúng tôi là do lối điều trị quá thô bạo cho nên chúng tôi quyết định đưa mẹ đến chữa một nhà thương tư vì bây giờ chúng tôi đã có đủ phương tiện đài thọ.
Từ Mỹ trở về, đoàn chúng tôi lại bắt đầu làm việc. Suốt mười bốn tuần lễ chúng tôi trình diễn trên những sân khấu ca nhạc chung quanh Luân Đôn. Chúng tôi rất được hoan nghênh, tán thưởng, tuy nhiên tôi vẫn không ngớt tự hỏi không biết bao giờ mình sẽ có dịp trở lại châu Mỹ. Tôi rất quý mến nước Anh, nhưng tôi không thể sống ở đó được, tôi có cái cảm tưởng khó chịu là mình bị rơi vào một thể loại thấp kém. Cho nên khi được tin đoàn chúng tôi lại được mướn đi lưu diễn ở Hoa Kì lần nữa, tôi thật vui mừng.
Lần này chúng tôi trở lại Nữu Ước trên chiếc tàu Olympic và ngồi hạng nhì. Tôi cảm thấy ở Hoa Kì như là ở nhà mình vậỵ: một người ngoại quốc ở giữa những người ngoại quốc, cùng có những vấn đề liên quan mật thiết với nhau.
Ngoài giờ trình diễn tôi khoái nằm nhà đọc những tác phẩm của Twain. Poe, Hawthorne, Irvin và Hazlitt. Trong chuyến lưu diễn thứ nhì ở châu Mỹ này, có lẽ tôi không hấp thu được nhiều văn hóa cổ điển như tôi mong muốn, nhưng lại nhiều cay đắng của kiếp nghệ sĩ sân khấu.
Những chuyến trình diễn trong các sân khấu ca nhạc, tạp nham thật chán ngấy và ngột ngạt. Chúng tôi trình diễn lúc bù đến ba bốn xuất một ngày, và suốt bảy ngày một tuần. So với hồi ở Anh chỉ làm sáu ngày một tuần, và mỗi ngày chỉ có ba xuất thôi. Tuy nhiên niềm an ủi của chúng tôi là có thể dành được nhiều tiền.
Chúng tôi cứ mãi trình diễn trong những xó xỉnh liên miên như thế suốt năm tháng liền. Cuối cùng tôi đâm chán nản. Cho nên khi đi nghỉ phép một tuần, tôi mừng vô hạn. Từ lâu tôi vẫn ao ước một sự đổi thay, ước ao một chỗ nào khác. Tôi cần phải trút bỏ tông tích mình để làm con người khác. Đã quá chán chường nhịp điệu tầm thường của cái sân khấu ca nhạc hạng bét, tôi quyết định cho mình được sống một tuần lễ thật là thoải mái.
Tôi bèn đi mua áo quần, giày, mũ thật sang rồi đáp tàu đi Nữu Ước. Đến đây tôi thuê căn phòng khách sạn hạng lớn. Những sự cung phụng chiều đãi ở đây khiến tôi cảm động đến rơi nước mắt, nên tôi trả tiền trà nước cho bồi bếp rất hậu hĩ. Tối đến tôi vào hậu trường xem diễn tuồng và con người tôi trở nên đa cảm một cách quá đỗi dễ dàng. Nhưng tôi chỉ sổng ở Nữu Ước có một ngày. Ngay sáng hôm sau, tôi phải quyết định trở lại Philadelphie. Dù một ngày ở Nữu Ước đã đem lại cho tôi sự đổi thay cần thiết, nhưng cũng khiến tòi cảm thấy cô độc quá nhiều. Giờ đây tôi cần đồng bạn. Tôi nóng lòng trông đợi buổi trình diễn vào sáng thứ hai sắp tới.
Và đến Philadelphie, tôi bước vào phòng của viên quản lí giữa lúc ông ta vừa nhận được một điện tín, đang mở ra đọc. Thấy tôi ông bảo:
- Không biết có phải điện tín nói về cậu không?
Điện tín ghi rằng: “Xin cho biết trong đoàn quý ông có người nào tên Chaffin hay gần như thế. stop. Nếu có, xin mời anh ta tiếp xúc với ông Kessel và ông Bauman ở biệt thự Longacre số 24 Broadway”.
Tôi rất xúc động và nôn nóng đến run người. Tôi đáp chuyến tàu sáng sớm hôm sau để đi Nữu Ước. Tôi không biết được việc gì đang chờ đợi tôi. Tôi nghĩ đến lúc mình sẽ vào ngồi trong một văn phòng luật sư và nghe đọc một chúc thư.
Tuy nhiên đến nơi tôi hơi thất vọng vì các ông Kessel và Bauman không phải là luật sư, mà là nhà sản xuất phim. Dù sao sự kiện này cũng là điều thích thú.
Ông Charles Kessel, một nghiệp chủ cửa hàng phim Keystone cho biết ông Mac Sennett, đại diện của hãng, đã từng xem tôi đóng vai say rượu tại một sân khấu ca nhạc, và nếu người đó đang thực là tôi thì ông ta sẽ mướn tôi để thay thế Ford Sterling. Tôi đã từng nuôi ý tưởng hoạt động phim ảnh, tôi cũng đã từng đề nghị hợp tác với ông Reeves là quản lí của đoàn để mua tất cả bản quyền các vở tuồng của Karno mà làm thành phim. Nhưng ông Reeves tỏ ý e dè, vì nói đúng ra chúng tôi không ai biết gì về việc đạo diễn một cuốn phim cả.
Ông Kessel hỏi tôi đã có xem cuốn phim vui nào của đoàn ông chưa. Có nhiên là tôi đã xem rất nhiều và tôi bảo với ông rằng tôi thấy những sự khôi hài đó tầm thường lắm. Tôi không ưa gì các vở tuồng của hãng Keystone, nhưng nó lại có giá trị quảng cáo rất lớn. Chỉ cần làm việc ở đây trong một thời gian là tôi có thể trở lại sân khấu ca nhạc như một tài tử quốc tể. Ngoài ra đây cũng là dịp sống cuộc đời mới trong khung cảnh dễ chịu hơn. ồng Kessel cho tôi biết điều kiện giao kèo là mười tuần lễ chỉ đóng phim có ba lần, với giá thù lao một trăm năm mươi đô la. Số tiền này gấp đôi thù lao tồi được lãnh ở đoàn Karno. Tuy nhiên tôi cũng giả bộ hử há, và sau cùng tôi tuyên bố không thể làm việc dưới giá hai trăm đô la một tuần, ông Kessel trả lời rằng điều đó sẽ tuỳ ông Sennett quyết định, ông ta sẽ báo cho ông Mac Sennett hiện ở Californa hay và sẽ trả lời với tôi.
Tôi chờ điện tín của ông Kessel với nhiều lo âu. Phải chăng tôi đã đòi giá quá cao? Cuối cùng thư trả lời đến, cho hay rằng họ muốn ký giao kèo với tôi.
Tôi từ giã đoàn Karno ờ Kansas City với nỗi lòng buồn bã. Rồi đây họ sẽ trở về Anh, còn tôi sẽ đến Los Angeles để theo con đường của tôi. Món quà chia tay mà một đồng nghiệp trong đoàn đã tặng cho tôi là một cái hộp đựng thuốc lá bọc giấy bạc, bên trong có mấy mẩu kem khô dùng hóa trang.
Tôi đến Los Angeles với nhiều nôn nao và lo lắng trong lòng. Tối hôm đầu tiên, chưa phải làm việc, tôi đển xem buổi trình diễn ở rạp Empress là nơi đoàn Karno từng lưu diễn. Người gác cửa nhận ra tôi. Lát sau bà ta đến cho hay rằng có ông Sennett và cô Mabel Normand đang ngồi sau tôi cách hai dãy ghế, và họ muốn hỏi xem tôi có muốn đến ngồi cạnh họ hay không. Tôi rất vui mùng và sau vài câu giới thiệu vắn tắt thì thầm, chúng tôi theo dõi vở tuồng. Xem xong, chúng tôi ra ngoài vào quán uống nước.
Ông Sennett rắt ngạc nhiên thấy tôi hãy còn quá trẻ. Tôi thấy trong giọng ông có pha đôi chút lo ngại, vì tôi nhớ rằng tất cả diễn viên của ông đều là người có tuổi. Như Ford sterling, người tôi sẽ phải thay thế, đã trên bốn nươi. Tôi bảo ông ta: “ông muốn tuổi nào tôi có thể hóa trang thành tuổi ấy cược”. Trái lại, cô Mabel Normand thì đầy vẻ tin tưởng. Dù có e dè về tôi, cô cũng không nói ra lời. Ông Sennett cho biết tôi không phải khởi sự làm việc ngay, tuy nhiên tôi nên đến phim trường để làm quen với mọi người.
Hỏm đầu tôi đến phim trường nhằm lúc diễn viên còn mang nguyên đồ hóa trang kéo ra quán ăn gần đó dùng trưa, vừa đi vừa nói, kéo nhau ầm ĩ. Tôi bỗng đâm ra e ngại và tôi bỏ đi thật nhanh đến một góc đường chờ xem có ông Sennett hay cô Mabel bước ra không. Nhưng chẳng thấy họ đâu cả. Tôi đứng một lúc độ nửa giờ rồi về khách sạn. Ý tưởng bước vào phim trường để làm quen với tất cả những con người đó là việc mà tôi thấy mình không thể làm nổi. Suốt hai ngày liền tôi cứ lảng vảng trước cửa phim trường mà không dám vào. Ngày thứ ba ông Sennett gọi điện thoại hỏi sao tôi không đến, tôi viện lí do vu vơ. Ông bảo tỏi phải đến ngay vì mọi người đang chờ đợi.
Lúc tối đến, ông Sennett dẫn tôi vào phim trường. Tôi bị chói mắt vì uống ánh sáng dịu dàng rọi khắp sân quay. Luồng ánh sáng này tỏa ra từ một tán vải trắng lớn làm cho dịu bớt ánh sáng mặt trời, tạo cho khung cảng một vẻ mờ ảo.
Khi được giới thiệu với vài diễn viên, tôi mới bắt đầu để ý đến chuyện chung quanh. Có sân quay đặt gần nhau và có ba toán đang quay. Mới trông như là quang cảnh triển lãm quốc tế. Trên một sân quay, cô Mabel Normand vừa đập cửa vừa gọi "Mở cửa" thì ngưòi thợ quay ngừng máy, và đến đó kể như xong tôi thật không ngờ người ta làm phim cái kiểu như thế.
Chín ngày ròng rã không có việc làm khiến tôi căng thẳng thằn kinh đến độ mệt đừ. Riêng về sterling thì anh ta thường hay an ủi tôi và đưa tôi xuống phố chơi. Một người bạn của anh ta hỏi tôi:
- Hình như ông bạn sắp thay thế Ford, vậy ông bạn hẳn chọc cười khá lắm ?
- Sự khiêm nhượng không cho tôi trả lời điều đó. Tôi đáp lại.
Tôi thây lối cợt nhã đó rất là khó chịu, nhất là trước mặt sterling. Nhưng Sterling đã lịch sự đỡ lời cho tôi:
- Cậu chưa xem anh ấy diễn vai say rượu ở rạp Empress à? Anh ấy chọc cười khá lắm chứ.
Một lần khác, anh chàng kia lại hỏi tôi:
- Ủa, ông bạn chưa khởi sự à?
Tôi hơi bực bội đáp lại:
- Chưa
- À, ráng mà chọc cười nhé!
Đã nhịn nhục anh chàng này nhiều lần rồi, nên tôi muốn trả đũa, bèn nói:
- Vâng, tôi chỉ mong chọc cười thiên hạ được bằng nửa ông bạn là quý rồi.
Cuối cùng, rồi cũng đến ngày tôi phải làm việc. Nhà đạo diễn của tôi là ông Lehrman, một người từng tự hào về những vở hài hước rất là máy móc của mình. Ông ta tuyên bố thẳng thắn là không cần đến con người của diễn viên mà ông chỉ chọc cười bằng những động tác máy móc và khung cảnh mà thôi.
Tôi đóng vai ký giả với chiếc áo đuôi tôm, chiếc mũ chỏm cao và cặp ria mép ghi-đông. Chúng tôi không có cốt truyện nên tôi thường góp ý kiến với ông trong lúc ông đang ngẫm nghĩ. Điều này khiến ông ta đâm ghét tôi. Có nhiều đoạn phim tôi pha trò khá xuắt sắc nhưng đến lúc quay thì lại bị ông cắt mất, cho là quá dài.
Sau hôm tôi làm việc với Lehrman thì ông Sennett về. Lúc ấy sterling và các tài tử khác đang thu hình trên sân quay. Tôi chỉ mặc thường phục và đứng thơ thẩn vì không có vai trò gì. Ông Sennett đang cùng cô Mabel Normand nhìn cảnh trang trí phòng trước của một khách sạn. Bỗng ông nói:
- Mình cần đôi chút pha trò ở đây.
Rồi đột ngột quay lại tôi, ông bảo:
- Cậu hóa trang khôi hài đi... Gì cũng được.
Tôi tuyệt nhiên không biết phải hóa trang ra sao. Tôi không thích bộ y phục ký giả trước đây, nhưng trên đường đi về phòng hóa trang tôi nghĩ mình sẽ mặc một cái quần thật rộng, mang một đôi giày thật lớn và thêm vào đó cây gậy với chiếc mũ dưa. Tôi muốn tạo một hình ảnh tương phản: quần thật rộng, áo thật chật, mũ thật nhỏ và giày thật to. Tôi không biết mình nên thuộc loại già hay trẻ, nhưng nhớ tới chuyện Sennett tưởng tôi lớn tuổi lúc đầu, nên tôi bèn đeo thêm một bộ ria để cho có vẻ già thêm một chút.
Tôi hoàn toàn không một chút ý tưởng gì về nhân vật mình sắp diễn tả, nhưng ngay từ lúc ăn mặc vào xong, y phục và hóa trang khiến tôi cảm thấy nhân vật đó là gì rồi. Tôi dần dần khám phá ra nhân vật của mình và khi bước vào sân quay thì nhân vật đó đã được tạo dựng đầy đủ. Khi tiến ra đến trước mặt Sennett, tôi đã nắm vững vai trò của mình. Tôi tiến bước rất mạnh dạn, quay quay cây gậy trên tay, trong óc đã có nhiều câu pha trò với những ý tưỏng hài hước. Bí quyết thành công của ông Sennett là sự say mê. Ông ta một khán giả tuyệt diệu, hễ thấy cái gì ngộ nghĩnh là vùng lên cười một cách tự nhên. Có thể nói ông cười lăn cười lộn khi trông thấy tôi. Điều đó làm cho tôi thêm phấn khởi, và tôi cắt nghĩa về nhân vật của tôi:
- Ồng biết không, nhân vật này có rất nhiều bộ mặt: Vừa là kẻ lang thang, vừa là nhà quý phái, vừa là một thi sĩ, một kẻ mơ mộng, một người cô đơn, luôn luôn có vẻ lãng mạn và phiêu lưu. Nhân vật này còn cho ta cái cảm tuởng về một nhà thông thái, một người nhạc sĩ, một người quận công, một tay ăn chơi. Nhưng hắn cũng không ngại đi nhặt từng mẩu thuốc lá hay đi giật lẻn bánh kẹo của trẻ con. Và nếu có dịp hắn sẵn sàng nện cú đá vào mông đít một bà đi qua... nhưng chỉ khi nào hắn đổ quạu thôi.
Tồi cứ tiếp tục tán dóc như thế đến hàng mười phút và ông Semett thì không ngớt rũ ra cười.
- ừ, thôi được, ra sân đi để xem anh làm ăn ra sao.
Ở đây, tôi cũng không được biết gì lắm về cốt chuyện. Đại khái là cô Mabel đang gặp phải chuyện rắc rối giữa người chồng và tình nhân.
Trong mọi hài kịch thái độ của mình là điều hết sức quan trọng. Không phải dễ gì chọn cho được một thái độ thích đáng. Trong khung cảnh của phòng trước khách sạn như thế, tôi có cảm tưởng mình là một kẻ lưu manh giả bộ khách hàng, trong khi thực ra mình chỉ là kẻ lang thang tìm nơi nương náu. Tôi bước vào, vấp phải bàn chân một bà, tôi quay lại cất nón xin lỗi rồi quay lại đi, lại vấp phải một ống nhổ, lần này tôi cũng quay lại, cất nón xin lỗi ống nhổ. Đằng sau máy quay thiên hạ đã bắt đầu cười.
Một tốp người gồm các diễn viên, thợ thuyền... kéo đến để xem khá đông. Điều đó rất khích lệ tôi, và khi diễn xong có cả một đám khán giả cười đến vỡ bụng.
Cuốn phim dài đến bảy mươi lăm bộ. Các ông Sennett và Lehrman tam đầu tỏ ý ngại ngùng nhưng sau cũng chiều ý tôi mà giữ nguyên mà không căt bớt.
Thấy y phục vừa rồi gợi ý cho mình có một nhân vật lí thú nên tôi quyết định giữ luôn bộ y phục đó để mà trình diễn sau này, dù trong cảnh nào đi nữa.
Vài ngày sau, tôi bắt gặp Ford Sterling đang mô tả nhân vật của tôi cho anh bạn khó tính của anh ta:
- Thằng cha đó mặc cái quần thật rộng, đi đôi giày thật to, trông như là một thằng bé nhà bần, chân tay giật giật như là bị cua cắn... nhưng nó chọc cười dữ lắm.
Nhân vật của tôi đã đem lại một cái gì mới lạ. Ngươi Mỹ chưa được thấy nó bao giờ, kể cả tôi cũng chưa từng thấy nó ở đâu. Nhưng với cái hình dung đó, tôi có cảm tường rằng nó là một thực tại, một sinh vật thật sống động. Nói rõ ra nó đã làm cho tôi có dịp bộc lộ đủ loại ý tưởng ngông cuồng mà từ trước đến giờ mình chưa nghĩ đến.
Với sự hiện diện của Sennett tôi thấy dễ chịu hơn nhiều, vì mọi việc đều được ứng biến ngay trên sân quay. Bởi vì chẳng có ai là người có thể quả quyết hay chắc chắn về mình (ngay cả đạo diễn đi nữa) cho nên tôi thèm tin tưởng mà góp nhiều ý với Sennett và được ông ta sẵn sàng đón nhận. Do đó dần dần tôi có ý nghĩ là tôi có khiếu sáng tạo. Tôi có thể viết chuyện phim cho mình diễn. Đây là ý kiến ông Sennett đã bảo tôi. Nhưng nếu tôi được ông Sennett thích thì tôi còn cần được quần chúng thích nữa mới được.
Phim kế tiếp tôi lại bị giao cho lão Lehrman. Lão ta lại bác bỏ hết lề lối làm việc của ông Sennett để mô phỏng theo lề lối của sterling. Tôi lại một phen cãi cọ với lão. Lão nói:
Trên sân khấu thì làm như vậy được, nhưng trong xi-nê chúng tôi không có thì giờ. Phải có diễn biến, hài hước chỉ là cái cớ để làm liên tục câu chuyện mà thôi.
Dù trong xi-nê hay trên sân khấu, nụ cười vẫn là nụ cười, tôi đáp. Tệ hơn, ông Sennett còn giao tôi làm việc dưới sự đạo diễn của cô Mabel Norman, trong những cuốn phim do cô ta viết. Đến đây không chịu được nữa, tôi bãi bác thẳng tay lối làm việc của cô ta. Chẳng hạn trong một cảnh nọ, Mabel bảo tôi đứng ngay giữa đường, tay cầm xịt nước để cho xe kẻ gian bị trượt bánh trên quãng đường trơn. Tôi đề nghị là tôi sẽ bước chân lên trên ống nước làm nước không xịt ra được rồi trước khi bước đến xem xét cái đầu ống tôi lại giở chân lên khiến cho nước xịt ngay vào mặt tôi thì vui hơn. Nhưng bị nàng quát phải làm y như nàng bảo. Tôi đáp:
- Xin lỗi cô, tôi không nghe lời cô được. Tỏi không tin cô có đủ trình độ để bắt tôi phải làm gì thì làm.
Sau đó ỏng Sennett hầm hầm đến tìm tôi, dọa cho tôi nghỉ việc. Tôi ôn tồn giải thích là tôi chỉ muốn làm việc một cách có ý thức và muốn cho cuốn phim có giá trị, thế thôi.
Sáng hôm sau, mặc dù được thông báo triệu tập vào lúc tám giờ, tôi vẫn cứ ngồi lì trong phòng, chẳng buồn hóa trang. Đến tám giờ thiếu mười, ông Sennett thò đầu vào gọi tôi một cách thân mật, và hứa sẽ dàn xếp mọi chuyện. Ông còn hứa cho tôi đạo diễn những cuốn phim do tôi viết, theo đề nghị của tôi. Thấy ông e ngại phim tôi thực hiệc không nơi tiêu thụ, tôi đem cuộc cả một ngàn năm trăm đô la dành dụm của tôi để đền cho ông nếu như không có ai chịu tiêu thụ phim tôi. Sau đó chúng tôi làm việc vui vẻ với nhau cho đến khi xong cuốn phim của cô Mabel.
Không những thế, cô ta còn hỏi ý kiến của tôi trong lúc thực hiện phim nữa. Sự thay đổi thái độ đột ngột của họ khiến tôi không khỏi ngạc nhiên. Đến mấy tháng sau tôi mới được rõ lí do: ông Sennett đã định cho tôi nghỉ việc ngay cuối tuần lễ có xảy ra cuộc cãi cọ. Nhưng sáng hôm sau thì có một bức điện tín từ Nữu Ước đến bảo rằng ông phải cấp tốc sản xuất thêm nhiều phim khác do Chaplin diễn, vì người ta đặt mua dữ lắm. Do đó mới có thái độ thân thiện của ông Sennett với tôi.
Khi đạo diễn cuốn phim đầu tiên, tôi không tự tin cho lắm, tôi còn hơi luống cuống nữa. Nhưng khi Mac Sennett đến cho hay kết quả của quay lần này thì tôi hơi thấy yên tâm. Cuốn phim mắc mưa tuy không phải là tuyệt tác nhưng là một thành công lớn. Khi quay xong phim, tôi nóng lòng muốn biết phản ứng của ông Sennett và đứng đợi ông nơi cửa. Gặp tôi, ông đã hỏi liền:
- Thế nào, anh đã sẵn sàng làm cuốn phim thứ hai chưa?
Từ đó tôi tiếp tục viết phim và đạo diễn lấy. Để khuyến khích tôi, ông Sennett cấp một khoản tiền thưởng hai mươi lăm đô la mỗi phim, ông còn vui vẻ chấp nhận những đề nghị ngông cuồng của tôi trong các chuyện phim.
Phản ứng của khán giả đối với các cuốn phim của tôi mỗi ngày một thêm thuận lợi. Sự lao xao khi thấy giới thiệu một phim hài hước của đoàn Keystone, những tiếng reo mừng khi tôi vừa xuất hiện trên màn bạc, tất cả điều đó thật là khoái trá vô cùng. Tôi đã được sự hâm mộ của đa số công chúng. Tôi không mong gì hơn là được tiếp tục cuộc sống như thế. Ngoài số tiền thưởng, tôi được lãnh hai trăm đô la một tuần lễ.
Tôi phát minh được nhiều sự cải tiến trong lối diễn xuất của phim không lời. Bây giờ tôi đã có niềm tự tin. Tôi phải cảm ơn Sennett rất nhiều về điều đó, và ông tuy cũng ít học như tôi, nhưng biết quyết tâm theo đuổi năng khiếu của mình và ông đã truyền cho tôi sự vững tin đó.
Tôi thấy tôi còn khả năng tạo thêm cho các cuốn phim của tôi một giá trị khác hơn là hài hước. Trong phim Người gác cửa có một cảnh tôi bị ông giám đốc cho nghỉ việc. Để năn nỉ sự thương hại của ông cho tôi được tiếp tục làm việc, tôi dùng cử chỉ để giải thích cho ông hiểu rằng tôi còn có một đàn con đông đúc phải nuôi. Dù rằng tôi chỉ làm những cử chỉ giả vờ nhưng có một nữ diễn viên lão thành ngồi trong khán giả phải rơi nước mắt.
Bà ta xác nhận thêm một điều mà tôi đã cảm thấy từ trước, là tôi có tài chọc khóc như chọc cười vậy.
Vừa hoàn tất cuốn phim với đoàn Keystone tối thử bảy trước thì sáng thứ hai sau tôi đi San Francisco với ông Andreson. Tại đây, chiếc Mercedes mới toanh của ông đang đợi sẵn. Chúng tôi chỉ dừng lại một lát ngắn để ăn bữa trưa rồi đi tới Niles là nơi đặt một phim trường nho nhỏ của Andreson. Đây là chỗ ông quay phim cao bồi cho hãng Essanay.
Niles ở cách San Francisco một giờ xe chạy, nằm bên cạnh đường xe lửa. Đây là một thành phố nhỏ với khoảng bốn trăm dân cư chỉ chuyên sống nghề chăn nuôi gia súc. Phim trường dựng ở giữa một cánh đồng, cách xa làng mạc hơn mười cây số. Khi thoạt trông thấy chốn này lòng tôi chán nản vì buồn tẻ quá. Andreson bảo rằng tôi sẽ được vừa ý hơn với những phim trường của ông ở Chicago, trang bị hoàn hảo, có thể thực hiện những phim hài hước. Chúng tôi chỉ ghé lại đây một tiếng đồng hồ để Andreson dặn dò công việc rồi đáp tàu đi Chicago.
Tôi rất thích ông Andreson. Ông có một sức hấp dẫn đặc biệt. Trên tàu, (ông săn sóc cho tôi như một đứa em, ông mua kẹo, mua báo cho tôi mỗi khi tàu dừng. Tuổi trạc tứ tuần nhưng ông có vẻ nhút nhát và ít giao thiệp. Mỗi lần tôi định bàn tới công việc làm ăn thì ông từ tốn gạt đi: "Chưa vội gì mà. Minh sẽ tính sau", Ông ít chuyện vãn và tỏ ra rất bận rộn. Nhưng trong thâm tâm tôi đoán ông chẳng phải tay vừa.
Đen Chicago, chúng tôi được viên giám đốc phim trường tại đây đón tiếp, nhưng không có ông Spoor. Viên giám đốc cho biết rằng ong Spoor bận đi lo công việc, sau dịp đầu năm mới trở về được. Ông Andreson sau đó cũng đi Californiea, và báo với tôi là để chờ ông Spoor về sẽ lo liệu mọi việc, kể cả số tiền thường mười ngàn đô la cho tôi.
Tôi thấy không khí ở đây có một vẻ gì úp mở, không được rõ ràng minh bạch. Hình như mọi người đang còn e dè nghi ngại với tôi. Nhưng tôi nghĩ rằng nếu sản xuất được một phim giá trị thì mọi khó khăn của tôi sẽ được giải quyết. Tôi cũng nhận thấy lề lối làm việc ở đây có vẻ nặng nề, tắc trách. Tổ chức thì rườm rà mà khả năng sản xuất chẳng bao nhiêu.
Tôi khởi sự thực hiện cuốn phim đầu ở đây, nhan đề Chariot tập sự (His Mew Job) với sự hợp tác rời rạc của nhân viên và sự dè xẻn phí tổn của hãng phim. Đã hai tuần lễ trôi qua, cuốn phim thứ nhất đã sắp hoàn tất mà không thấy tăm tích ông Spoor đâu cả. Chẳng được lãnh món tiền thưởng đã hứa mà thù lao làm việc cũng chẳng thấy, nên tôi đâm cáu. Tôi hỏi văn phòng của ông Spoor ở đâu thì đám nhân viên lúng túng không trả lời một cách rõ rệt. Tôi được biết lờ mờ rằng ông Spoor đã không đồng ý với ông Andreson để mướn tôi với điều kiện quá cao như vậy. Họ sợ sản xuất phim không có lời. Do đó mà ông Spoor cứ lánh mặt. Nhưng trở về Chicago, trong khi ngồi ăn với mấy ngưòi bạn, ông ngạc nhiên thấy họ khen ngợi ông đã mướn được tôi. Ngoài ra tên tôi còn được quảng cáo thật rầm rộ nơi phim trường, ông bèn cho làm một cuộc thí nghiệm. Ông mướn một người chạy qua trước các hành lang khách sạn vờ hỏi lớn tên “Charles Chaplin” thì thấy thiên hạ xúm lại thật đông, xôn xao bàn tán. Như vậy là dấu hiệu chứng tỏ tôi đã được quần chúng chú ý tới nhiều. Dấu hiệu thứ hai là từ khi bắt đầu thực hiện cuốn phim đã có bảy mươi lăm bản in được đặt mua, điều chưa từng có xưa nay, và khi tôi hoàn tất cuốn phim thì số đặt mua lên tới một trăm ba mươi bản, số này sau đó còn tăng lên nữa. Giá phim cũng được nâng lên từ bốn mươi đến một trăm đô la mỗi thước.
Cuối cùng, ông Spoor xuất hiện, tôi hỏi thẳng ông về chuyện tiền lương và tiền thưởng, ông ta hết lời xin lỗi, bảo rằng đã giao văn phòng phim trường lo liệu về các vấn đề tài chính, ông nói chưa được đọc bản hợp đồng, nhưng có lẽ văn phòng đã biết việc đó rồi. Sự việc rất vô lí này khiến tôi nổi nóng. Tôi bảo:
- Có gì mà các ông sợ? Nếu cần các ông cứ xé bản hợp đồng đi... mà thực ra tôi thấy các ông hủy bỏ nó rồi.
Ông ta lúng túng
- Tôi xin lỗi ông về chuyện đã để ông phải phiền lòng. Nhưng hãng chúng tôi là hãng lớn, ông thấy đó, chúng tôi có hao giờ sai lời đâu.
- À, nhưng lần này thì lại không được như vậy.
- Thôi, để chúng tôi thanh toán ngay bây giờ cho ông.
- Tôi đâu có gấp gáp gì, tôi bèn châm biếm đáp lại.
Vì không thiện cảm với lão Spoor nên sau một thời gian ngắn ở Chicago để hoàn tất cuốn phim "Chariot tập sự", tỏi đòi đến Niles làm việc với Andreson, mặc dù phim trường ở đấy thiếu tiện nghi hơn.
Andreson mời tôi cùng ăn ở ngay trong ngôi nhà của ông ở cạnh phim trường.
Trời đã tối lúc chúng tôi bước vào nhà, và khi ông bật đèn lên, tôi không khỏi kinh ngạc. Ngôi nhà trống trơn và buồn tẻ. Trong phòng ông chỉ có một giường sắt cũ kỹ với một cái bóng đèn tròn từ trên mái nhà thòng xuống Những đồ đạc khác trong nhà chỉ gồm có một cái bàn khập khiễng và một cái ghế. Cạnh giường có một thùng gỗ bên trên đặt cái gạt tàn đầy mẩu thuốc lá phòng dành cho tồi cũng na ná như vậy nhưng còn thiếu cái thùng gỗ đầu giường. Các món vật dụng khác đều không sử dụng được. Phòng tắm thì không thể nào tả nổi. Phải lấy cái móc giật vào khóa nước trong bồn thì nước mới chảy . Thử tưởng tượng đây là tư thất của ông Andreson, nhà tỉ phú phim cao bồi!
Tôi đi đến kết luận rằng Andreson là con người khác thường. Mặc dù giàu có, nhưng ông không thích sống đời xa hoa. Điều say mê của ông là sắm những chiếc xe hơi lộng lẫy, đánh cuộc võ đài, làm chủ rạp hát và thực hiện những màn ca nhạc thật vui nhộn. Dù có vợ đẹp và con cái ở Chicago, ông cũng ít khi đến đó.
Tôi làm được bốn cuốn phim ở Niles, nhưng thấy phương tiện không đầy đủ, nên tôi không muốn ở lâu tại đây. Tôi đề nghị với Andreson đi Los Angeles là nơi có cơ sở đầy đủ hơn để làm việc.
Một buổi tối, tôi vừa trở về khách sạn ở trung tâm thành phố Los Angelés thì có điện tín khẩn của đoàn Examiner từ Nữu Ước gửi đến “Mời ông Chaplin làm việc với giá hai mươi lăm ngàn đô la, trong hai tuần lễ, mỗi tối mười lăm phút. Không trở ngại cho việc quay phim của ông”.
Tôi liền gọi về cho ông Andreson ở San Francisco xin phép cho tôi nghỉ hai tuần lễ để đi lấy hai mươi lăm ngàn đô la đó. Tôi cam kết khởi sự soạn một phim hài hước ngay trên tàu, và hoàn tất kịp thời gian.
Nhưng ông Andreson không chịu, và đề nghị rằng nếu tôi làm cho công ty ông thêm một bộ phim hai cuộc thì ông cũng sẽ trả cho tôi số hai mươi lăm ngàn đô la. Ông bằng lòng sáng hôm sau đến Los Angeles để đưa chi phiếu và ký giao kèo với tôi. Về sau, tôi được biết rằng đoàn hát ở Nữu Ước từng đưa đề nghị hữu hỹ đó cho tôi đã bị sạt nghiệp hai tuần lễ sau. Thật là may mắn cho tôi.
Tôi rất sung sướng được sống tại Los Angeles. Dù phim trường ở vào một khu vực không mấy sáng sủa, nhưng tại đây tôi thường được gặp anh Sydney vào mỗi buổi tối. Anh đang làm cho đoàn Keystone cũng sắp mãn giao kèo với công ty Essanay một tháng. Sự thành công của tôi to lớn đến nỗi Sydney quyết định từ nay sẽ dành tất cả thì giờ để lo công việc cho tôi. Sự hoan nghenh của quần chúng mỗi ngày một gia tăng theo mỗi cuốn phim của tôi. Dù tôi đã ước lượng được mức độ thành công của tôi qua những chuỗi người nối đuôi dài nhằng trước các quầy vé ở Los Angeles, nhưng tôi vẫn không ngờ đuợc tầm mức rộng lớn của nó ở trong những lĩnh vực khác. Chẳng hạn ở Nữu Ước, trong tất cả các cửa hàng lớn, trong tất cả những tiệm thuốc đều có bán những đồ chơi và những hình tượng nho nhỏ phỏng theo khuôn dạng tôi. Những vũ nữ biểu diễn những màn vũ điệu theo kiểu Chariot, họ đeo ria, đội mũ dưa, mang ủng lớn, mặc quần rộng và hát bài hát nhan đề “Nhịp bước Charles Chaplin!”
Chúng tôi cũng bị tràn ngập bởi đủ thứ loại đề nghị thương mại dính líu đến sách vở, áo quần, bóng tròn, đồ chơi, thuốc lá và kem đánh răng. Thư từ của giới mô điệu gửi đến hang đống, đặt thành vấn đề phải giải quyết, Sydney nhất định cho rằng phải trả lời tất cả dù phải tốn tiền thuê thêm một thư ký.
Lúc hay tin tôi sắp về Nữu ước sau khi xong bộ phim cuối cho hãng Essanay, Nat Godman, một nghệ sĩ nổi danh về kịch nghệ bảo tôi:
Cậu đã thành công một cách phi thường, cậu sẽ có một cuộc đời rạng rỡ nếu cậu biết lèo lái con thuyền... Khi đến Nữu ước cậu nên tránh con đường Broadway. tránh xa quần chúng. Nỗi sai lầm của rất nhiều nghệ sĩ đã thành công là muốn thiên hạ biết mình và chiêm ngưỡng mình. Như vậy chỉ làm tan vỡ tất cả ảo ảnh. Thiên hạ sẽ mời cậu đến nhiều nơi, nhưng đừng nhận lời. Chỉ nên chọn một hay hai người bạn để giao du thôi. Một khi quần chúng đã quá quen thuộc với mình ở ngoài đời rồi thì họ không thèm xem mình trên sân khấu nữa
Vừa xong cuốn phim Carmen, tôi nhét vội đồ đạc vào một va-li nhỏ để đón tàu đi Nữu ước, đồng thời đánh điện cho Sydney biết để đón tôi.
Chuyến tàu chạy chậm mất năm ngày đường. Tôi ngồi một mình trong toa. Hồi đó không ai nhận ra được tôi khi tôi không có hóa trang. Tôi đã định đi cạo râu, nhưng vì có nhiều người đang choán phòng rửa mặt nên tôi phải chờ. Thế nên tôi đang còn mặc áo lót khi tàu gần đến Amarillo. Tàu đang tiến dần vào ga thì bỗng có sự xôn xao nổi dậy. Nhìn qua cửa sổ phòng tắm, tôi thấy sân ga đầy nghẹt những người.
Cờ lớn cờ nhỏ tung bay trong gió và trên sân ga có nhiều bàn dài bày đồ giải khát. Tôi đoán chừng dân chúng đang làm tiệc đón mừng viên chức chánh quyền cai quản vùng này, cho nên tôi cứ việc bôi xà phòng lên mặt tiếp tục cạo râu. Nhưng sự xôn xao mỗi lúc một gia tăng và bỗng nhiên tôi nghe rõ những tiếng "Ông ấy đâu, ông ấy đâu?”. Rồi một đám đông ùa tràn lên tàu và chạy luồn tuôn trước các hành lang vừa la thật lớn:
- Ông ấy đâu? Charles Chaplin đâu?
- Tôi đây, tôi trả lời.
Có tiếng bên ngoài cắt lẻn:
- Nhân danh xã trưởng Amarillo và nhừng người ái mộ ngài, chúng tôi xin mời ngài xuống dùng giải lao với chúng tôi.
Tôi phát hoảng. Tôi vội vàng từ chối với cái miệng bê bết bọt xà phòng:
- Không được, tôi ăn mặc thế này làm sao tới được?
- ồ, xin ngài đừng bận tâm. Ngài chỉ cần khoác chiếc áo ngoài rồi đi thôi.
Tôi rửa vội bộ mặt cạo dở dang, khoác vội chiếc áo sơ mi vào và thắt cà vạt, vừa bước xuống tàu vừa cài nút áo.
Tôi được đón bằng những tiếng reo mừng. Viên xã trưởng nói lớn tiếng:
- Thưa ông Chaplin, thay mặt cho những người ái mộ ngài ở Amarillo...
Nhưng tiếng nói của ông bị át đi trong những tiếng reo hò. ông lại tiếp tục nói lớn:
- Thay mặt cho những người ái mộ...
Nhưng quần chúng đã tràn tới, xô ép ông xã trưởng và tôi vào trong chân tàu, đến nỗi vấn đề an ninh cá nhân của ông xã trưởng trở thành quan trọng hơn bài diễn văn đón mừng.
Cảnh sát la hét và ông xã trưởng đâm cáu, bèn từ giã tôi, mời tôi lên tàu cho xong. Nhưng rồi trật tự được vãn hồi, và bài diễn văn được đọc hết. Tôi ăn bánh, uống coca-cola với họ và ấp úng nói mấy lời cảm tạ. Trong lúc nói chuyện, tôi hỏi ông xã trưởng làm sao biết có tôi đi trong tàu này.
- Nhờ các nhân viên điện tín. Ông xã trưởng đáp.
Ông cho biết rằng điện tín tôi gửi cho anh Sydney phải đi qua ngả Amarillo. Các nhân viên điện tín này cho báo chí biết.
Lúc trở lại tàu tôi khiêm nhường ngồi xuống ghế, đầu óc hoang mang. Nhưng rồi đám đông lại ùa lên tàu, nhiều người rảo qua các hành lang vừa trân trân nhìn vào mặt tôi vừa reo cười. Tôi không được biết rõ những gì xảy ra ở Amrillo, và cũng chẳng thích thú chút nào. Thần kinh quá căng thẳng, tôi cứ ngồi lì một chỗ, nửa vui mừng nửa mệt nhọc.
Trước khi tàu lăn bánh, có nhiều điện tín được chuyển đến tôi. Một tờ nói: "Chào mừng Charles. Chúng tôi đang đón chờ ở Kansas". Tờ khác nói: "Đến Chicago sẽ có xe đi đường bộ". Tờ thứ ba nói "Ban giám đốc khách sạn Blastone mời ông nghỉ lại một đêm". Gần đến thị trấn Kansas chúng tôi trông thấy nhiều người đứng hai bên đường vừa reo hò vừa vẫy nón.
Nhà ga lớn ở Kansas City cũng đầy nghẹt người. Cảnh sát phải vất vả lắm mới rẽ được một lối đi giữa công chúng đông đảo. Người ta đặt một cái thang vào thành tàu để tôi leo lên nóc toa ra mắt công chúng. Tôi ngạc nhiên thấy mình lặp lại những lời y như ở Amarillo. Có nhiều điện tín đợi tôi ở đây. Có cái mời đi thăm viếng các trường Trung học, Đại học. Tôi nhét tất cả vào va li để đến Nữu Ước sẽ trả lời. Từ-Kansas đi Chicago còn nhiều đám người đón chờ ở trạm ga và ngoài đồng ruộng, vẫy chào khi đoàn tàu đi qua. Đáng lẽ tôi được thưởng thức những cái đó một cách trọn vẹn nhưng tôi cứ cho rằng đám đông đã hóa điên rồi. Dù cho một vài tán tuồng hài hước của tôi có làm cho họ say mê, nhưng biết đâu trong sự tôi nổi danh chẳng do một chuyện lầm lẫn nào đó? Lâu nay tôi cử muốn được nhiều người biết đến, nay đã được quần chúng chiếu cố rồi thi oái oăm thay tôi lại càng thấy cô độc và cử bị ám ảnh bởi ý nghĩ lạc loài.
Đến Chicago là nơi phải đổi tàu, công chúng đứng xếp hàng hai bên đường, nơi cửa bước xuống và réo gọi tôi trong khi tôi vừa chui vào một chiếc xe nhà. Rồi tôi được đưa đến khách sạn Blastone, nơi đó có cản phòng dành sẵn cho tôi để tôi nghỉ ngơi trước khi đi Nữu Ước.
Ở Blastone tôi nhận được công điện của cảnh sát cuộc Nữu Ước yêu cầu tôi hãy xuống tàu ở đường 125 chứ không nên xuống ga chính, vì có công chúng tụ tập rất đông tại đây.
Xuống đường 125 tôi thấy Sydney đã đứng đón tôi ở đây vẻ mặt lo lắng nôn nao. Anh nói với giọng hổn hển:
- Chú có cảm tưởng thế nào? Quần chúng tụ tập từ sáng tới giờ ở tại nhà ga Nữu ước. Mỗi ngày báo chí đều đăng tin chú rời Los Angeles.
Anh đưa tôi xem mòt tờ nhật báo với những hàng chữ lớn: "Charles đến rồi!". Một tờ khác: Charles lẩn trốn! Trên đường về khách sạn anh bảo cho tôi hay là anh đã thỏa thuận với hãng Mutual để cho tôi làm việc với giá sáu trăm bảy mươi ngàn đô-la theo biểu xuất cử mười ngàn đô la mỗi tuần lễ. Sau khi khám sức khỏe xong tôi sẽ lãnh một trăm năm mươi ngàn đô la tiền thưởng ngay khi ký bản hợp đồng.
Đến Ba Lê tối hôm đó, chúng tôi được rảnh để đi thăm rạp Folies Bergères là nơi chúng tôi sắp tới trình diễn. Từ trước tới giờ tôi chưa thấy rạp hát nào trang hoàng sáng lạn đến thế với nhũng ánh đèn phản chiếu trên các tấm kính, trong những quả bóng pha lê to lớn. Khán giả gồm những thành phần giàu sang, quý phái. Rạp này có những người nói được nhiều thứ tiêng, chuyên môn nghề thông dịch và gắn chữ màu trên mũ của họ.
Những khi sau phần trình diễn của mình, tôi giữ nguyên bộ y phục trình diễn và đi lẫn lộn vào trong khán giả. Tôi nhờ người thông dịch ghi cho tôi mấy câu làm quen như “Tôi mến cô”, "Tôi yêu cô từ khi mới gặp" bằng tiếng Pháp để sử dụng với những người đẹp.
Trước khi đi Ba Lê, tôi được biết rằng đoàn của Hetty đang trình diễn tại Folies Bergères nên tôi mong gặp lại nàng. Tối hôm vừa đến tôi liền ra sau hậu trường dò hỏi mới hay có một cô gái đã rời đoàn hát đi Mát-xcơ-va.
Đáng lẽ chúng tôi còn lưu lại Pháp đến mười tuần lễ nhưng ông Karno còn có hợp đồng với những nơi khác. Tiền công của tôi lúc đó là sáu bảng Anh một tuần, tôi tiêu hết sạch.
Trở lại Anh quốc được 6 tháng, tôi sắp quay về với nếp sống cũ thì có nguồn tin từ Luân Đôn đến làm cho đời tôi được thêm sôi động, ông Karno cho biết rằng tôi sắp phải thay Harry Weldon vào mùa tới trong tuồng “Đá bóng". Tôi có cảm tưởng bình minh đời tôi ló dạng. Đây là cơ hội may mắn cho tôi. Tuy rằng lâu nay tôi đã thành công trong nhiều vở tuồng của đoàn nhưng chỉ toàn là những thắng lợi nhỏ so với vai chính mà tôi sắp giữ trong tuồng "Đá bóng". Ngoài ra chúng tôi sẽ đến Oxford, là rạp lớn nhất Luân Đôn. Chúng tôi phải thu hút nhiều khán giả và lần đầu tiên tôi được viết chữ lớn trên đầu bích chương quảng cáo. Đây là bước tiến quan trọng. Nếu thành công ở Oxford, tôi sẽ trở thành tài tử có hạng và có thể đòi thù lao thật cao. Sau nữa, tôi có thể tự diễn xuất những vở do chính tôi viết. Thật vậy, cơ hội này đưa tôi lên những dự tính huy hoàng hơn nhiều.
Nhưng hôm trình diễn ra mắt tôi bị đau cuống họng, tôi cố hết sức lấy lại tiếng nói, nhưng chỉ nghe được khàn khàn mà thôi. Nỗi lo lắng làm cho tôi như người mất hồn và tôi không còn khả năng hài hước cần thiết cho vai trò mình.
Tối hôm đó tôi ráng nói gần đứt hơi mà chẳng mấy ai nghe được tiếng nào. Liền sau đó ông Karno đến gặp tôi, với sự thất vọng cùng sự rẻ rúng.
- Chẳng ai nghe được cậu nói gì cả. Ông nói với giọng trách móc.
Tôi đoán chắc với ông là ngày mai giọng tôi sẽ tốt hơn. Nhưng hôm sau cũng chẳng hơn gì hôm trước. Thật thế, tôi đã cố gào quá nhiều nên giọng gần như hỏng mất. Tối hôm sau nữa, người ta phải để vai lót thay thế cho tôi, khiến cho cuối tuần lễ đó là phải dọn gánh mà đi nơi khác. Thất vọng, tôi còn bị liệt giường vì bệnh cúm.
Ông Karno cho tôi trở về với vai tuồng cũ. Mỉa mai thay, một tháng sau thì tôi hết khan tiếng. Dù rất thất vọng sau lần trình diễn vở tuồng "Đá bóng" tôi vẫn không chịu ngủ gục ở đó. Tuy nhiên tôi bị ám ảnh bởi ý tưởng rằng tôi không có đủ tầm vóc thay thế Harry Weldon. Sau nữa vẫn còn lảng vảng bóng ma của cơn thất bại ở Forester. Vì chưa lấy lại được sự vững tâm hoàn toàn nên mỗi lần tôi phải thủ vai chính trong một tuồng nào là cả một sự thử thách. Nhằm vào lúc này lại đến cái ngày đáng lo là tôi phải báo cho ông Karno biết rằng giao kèo mãn hạn, và tôi xin được tăng lương.
Ông ta nở một nụ cười gay gắt:
- Cậu đòi tăng lương, trong khi các rạp thì đòi bớt tiền, (ông ta nhún vai). ...
Từ hồi mất mặt ở Oxford chúng tôi bị thất bại hoài. Họ bảo đoàn hát không đủ khả năng, đoàn hát chưa được thuần thục, đang còn rời rạc....Đây này, (Ông nhấc điện thoại lên) để tôi hỏi lão Stan đoàn Bermonsey, rồi cậu nghe xem...Rồi ông hỏi tiếp:
- Bác thấy tài tử Chaplin thế nào? Không hay à?
- Hắn thực là quá tệ. Giọng nói đáp.
Ông Karno cầm điện thoại đưa cho tôi:
- Cậu nghe lấy đi!
Tôi cầm ống nghe, nói lớn:
- Có lẽ hắn tệ thực, nhưng chưa tệ bằng nửa cái sân khấu buồn nôn của ông đâu...
Từ khi thất bại ê chề ở Oxford, tôi mơ ước được lưu diễn thật xa như tận châu Mỹ, không những vì đó là cuộc phiêu lưu kì thú, mà còn là dịp để tôi lấy lại hy vọng làm một bước khởi đầu khác.
May thay tuồng “Trượt Patin” là một trong những tuồng mới tôi thủ vai chính thành công rất lớn ở Birmingham. Khi ông Reeves đến tìm đoàn chúng tôi ở đó, tôi đã trỗ tài diễn xuất tài tình, khiến ông vội đánh điện ngay cho ông Karno là tìm được diễn viên để đi Hoa kì. Nhưng ông Karno cũng đang có chương trình khác với tôi. Nguồn tin bất trắc này làm tôi lo lắng một thời gian cho đến khi ông chọn được một tuồng mang tên Hou-Hou. Đây là một tuồng xoàng xĩnh ngô nghê, nhưng ông cho rằng hợp với châu Mỹ, và sung sướng thay ông quyết định chọn tôi thủ vai chính trong tuồng Hou-Hou để qua châu Mỹ trình diễn.
Việc đi sang Mỹ là một điều rất cần thiết cho tôi. Vì tôi có cảm tưởng rằng ở Anh tôi đã chạm phải ranh giới, khả năng tôi bị giới hạn quá nhiều. Với sức học quá sơ sài như tôi, nếu không thành công ở trên sân khấu thì chắc chỉ còn nước đi làm đầy tớ. Còn qua bên Mỹ, có nhiều triển vọng làm ăn khá hơn.
Đến Nước Mỹ chúng tôi thuê một căn nhà để tập tuồng trong một tuần, ở Mỹ, gánh Karno nổi tiếng lắm. Cho nên đoàn chúng tôi được quảng cáo giới thiệu thật rầm rộ. Và tuy ghét câu chuyện tuồng, tôi cũng cố gắng để cho buổi trình diễn thật xuất sắc. Tôi hy vọng tuồng này sẽ đúng loại tuồng hợp với châu Mỹ, theo lời ông Karno nói. Tôi không muốn dài dòng về sự căng thẳng, nỗi lo âu của tôi trước khi bước ra một sân khấu tối tân lần thứ nhất. Chưa kể những sự dòm ngó của các nghệ sĩ Châu Mỹ từ phía hậu trường.
Những câu pha trò của tôi gợi được vài cái cười mũi, rồi thôi. Tiếp theo là sự im lặng lạnh lùng ở phía khán giả cho đến hết tuồng. Trong khi nói những câu tuồng nhạt nhẽo, tôi nhận thấy những khuôn mặt dài ra của lớp khán giả. Vở tuồng này thật ngô nghê sống sượng và tôi cũng đã khuyên ông Karno đừng đem ra mắt. Chúng tôi còn nhiều vở hay hơn nhiều. Nhưng ông Karno vốn tính gàn bướng nên không nghe theo.
Có thể nói rằng sự thất bại ở ngoại quốc là điều rất dễ nản lòng. Tối nào cũng đến diễn trước một quần chúng lạnh lùng và nín lặng là cả một nỗi khó khăn. Chúng tôi bước vào hội trường rồi lại bước ra giống như những tên ăn trộm. Suốt sáu tuần lễ, chúng tôi chịu đựng nỗi nhục nhã đó. Các nghệ sĩ khác lánh xa chúng tôi như lánh người cùi. Mỗi khi tụ tập ở trong hậu trường, trước khi bước ra sân khấu với vẻ sượng sùng ê chề, chúng tôi thực có cảm tưởng sắp phải bước ra pháp trường.
Mặc dù đoàn hát thất bại, nhưng về phần tôi, tôi đã được những lời khen. Ký giả Sime Silverman của tờ Bách Khoa đã viết về tôi như sau: ít ra ở trong bọn họ cũng có được một người Anh ngộ nghĩnh, hắn ta sẽ là một người khá đối với châu Mỹ”.
Chúng tôi đã quyết định dọn vali trở về Anh trong vòng sáu tuần. Nhưng đến tuần lễ thứ ba, trong lúc chúng tôi trình diễn ở rạp Đại Lộ Thứ Năm, trước một công chúng phần đông là quản lí khách sạn và bồi phòng người Anh thì lạ thay, ngày trình diễn đầu tiên là một ngày thành công rực rỡ. Chúng tôi pha trò câu nào cũng được khán giả cười rộ. Tất cả mọi người trong đoàn đều lấy làm ngạc nhiên lắm vì chúng tôi cứ đinh ninh sẽ được tiếp đón bằng sự lạnh nhạt thường lệ. Tôi diễn trò thật dễ dàng, thoải mái, và kết quả rất tốt đẹp. Trong tuần lễ đó có một đại diện đến gặp chúng tôi thuê đi trình diễn sáu tháng liền tại miền Tây. Đây là miền có những rạp hát nhỏ và mỗi ngày chúng tôi phải trình diễn ba lần.
Tôi không thấy luyến tiếc lắm khi phải rời xa Hoa Kì vì tôi đã quyết định trở lại đây lần nữa. Nhưng trở lại như thế nào, và bao giờ trở lại thì chưa biết. Tuy nhiên tôi sung sướng nghĩ được gặp lại Luân Đôn. Từ khi sang Hoa Kì, Luân Đôn đã trở thành một nỗi hoài vọng thiêng liêng của tôi.
Từ lâu không được tin tức gì của anh Sydney. Thư cuối cùng anh cho biết rằng có ông nội chúng tôi hiện ở tại nhà chúng tôi. Nhưng khi tôi đến Luân Đôn, Sydney ra đón tại ga và báo tin rằng anh đã bán nhà, cưới vợ và đang ở ngôi nhà thuê tại Brixton. Tôi trở thành kẻ không nhà. Tôi bèn thuê một phòng cũng ở Brixton. Nơi đây buồn quá khiến tôi quyết định quay lại châu Mỹ. Luân Đôn lúc này coi có vẻ thờ ơ lãnh đạm với tôi.
Vì Sydney đã có vợ và tối nào cũng đi làm nên tôi ít được gặp anh. Chỉ ngày chủ nhật cả hai chúng tôi cùng đến thăm mẹ.
Những hôm đó là những hôm khổ tâm cho chúng tôi vì mẹ tôi đang ở trong tình trạng rối loạn thần kinh và bị nhốt trong phòng kín. Sydney vào thăm, nhưng tôi không có can đảm bước vào, phải ngồi chờ đợi ở ngoài. Sydney kể lại tình trạng thê thảm của mẹ chúng tôi là do lối điều trị quá thô bạo cho nên chúng tôi quyết định đưa mẹ đến chữa một nhà thương tư vì bây giờ chúng tôi đã có đủ phương tiện đài thọ.
Từ Mỹ trở về, đoàn chúng tôi lại bắt đầu làm việc. Suốt mười bốn tuần lễ chúng tôi trình diễn trên những sân khấu ca nhạc chung quanh Luân Đôn. Chúng tôi rất được hoan nghênh, tán thưởng, tuy nhiên tôi vẫn không ngớt tự hỏi không biết bao giờ mình sẽ có dịp trở lại châu Mỹ. Tôi rất quý mến nước Anh, nhưng tôi không thể sống ở đó được, tôi có cái cảm tưởng khó chịu là mình bị rơi vào một thể loại thấp kém. Cho nên khi được tin đoàn chúng tôi lại được mướn đi lưu diễn ở Hoa Kì lần nữa, tôi thật vui mừng.
Lần này chúng tôi trở lại Nữu Ước trên chiếc tàu Olympic và ngồi hạng nhì. Tôi cảm thấy ở Hoa Kì như là ở nhà mình vậỵ: một người ngoại quốc ở giữa những người ngoại quốc, cùng có những vấn đề liên quan mật thiết với nhau.
Ngoài giờ trình diễn tôi khoái nằm nhà đọc những tác phẩm của Twain. Poe, Hawthorne, Irvin và Hazlitt. Trong chuyến lưu diễn thứ nhì ở châu Mỹ này, có lẽ tôi không hấp thu được nhiều văn hóa cổ điển như tôi mong muốn, nhưng lại nhiều cay đắng của kiếp nghệ sĩ sân khấu.
Những chuyến trình diễn trong các sân khấu ca nhạc, tạp nham thật chán ngấy và ngột ngạt. Chúng tôi trình diễn lúc bù đến ba bốn xuất một ngày, và suốt bảy ngày một tuần. So với hồi ở Anh chỉ làm sáu ngày một tuần, và mỗi ngày chỉ có ba xuất thôi. Tuy nhiên niềm an ủi của chúng tôi là có thể dành được nhiều tiền.
Chúng tôi cứ mãi trình diễn trong những xó xỉnh liên miên như thế suốt năm tháng liền. Cuối cùng tôi đâm chán nản. Cho nên khi đi nghỉ phép một tuần, tôi mừng vô hạn. Từ lâu tôi vẫn ao ước một sự đổi thay, ước ao một chỗ nào khác. Tôi cần phải trút bỏ tông tích mình để làm con người khác. Đã quá chán chường nhịp điệu tầm thường của cái sân khấu ca nhạc hạng bét, tôi quyết định cho mình được sống một tuần lễ thật là thoải mái.
Tôi bèn đi mua áo quần, giày, mũ thật sang rồi đáp tàu đi Nữu Ước. Đến đây tôi thuê căn phòng khách sạn hạng lớn. Những sự cung phụng chiều đãi ở đây khiến tôi cảm động đến rơi nước mắt, nên tôi trả tiền trà nước cho bồi bếp rất hậu hĩ. Tối đến tôi vào hậu trường xem diễn tuồng và con người tôi trở nên đa cảm một cách quá đỗi dễ dàng. Nhưng tôi chỉ sổng ở Nữu Ước có một ngày. Ngay sáng hôm sau, tôi phải quyết định trở lại Philadelphie. Dù một ngày ở Nữu Ước đã đem lại cho tôi sự đổi thay cần thiết, nhưng cũng khiến tòi cảm thấy cô độc quá nhiều. Giờ đây tôi cần đồng bạn. Tôi nóng lòng trông đợi buổi trình diễn vào sáng thứ hai sắp tới.
Và đến Philadelphie, tôi bước vào phòng của viên quản lí giữa lúc ông ta vừa nhận được một điện tín, đang mở ra đọc. Thấy tôi ông bảo:
- Không biết có phải điện tín nói về cậu không?
Điện tín ghi rằng: “Xin cho biết trong đoàn quý ông có người nào tên Chaffin hay gần như thế. stop. Nếu có, xin mời anh ta tiếp xúc với ông Kessel và ông Bauman ở biệt thự Longacre số 24 Broadway”.
Tôi rất xúc động và nôn nóng đến run người. Tôi đáp chuyến tàu sáng sớm hôm sau để đi Nữu Ước. Tôi không biết được việc gì đang chờ đợi tôi. Tôi nghĩ đến lúc mình sẽ vào ngồi trong một văn phòng luật sư và nghe đọc một chúc thư.
Tuy nhiên đến nơi tôi hơi thất vọng vì các ông Kessel và Bauman không phải là luật sư, mà là nhà sản xuất phim. Dù sao sự kiện này cũng là điều thích thú.
Ông Charles Kessel, một nghiệp chủ cửa hàng phim Keystone cho biết ông Mac Sennett, đại diện của hãng, đã từng xem tôi đóng vai say rượu tại một sân khấu ca nhạc, và nếu người đó đang thực là tôi thì ông ta sẽ mướn tôi để thay thế Ford Sterling. Tôi đã từng nuôi ý tưởng hoạt động phim ảnh, tôi cũng đã từng đề nghị hợp tác với ông Reeves là quản lí của đoàn để mua tất cả bản quyền các vở tuồng của Karno mà làm thành phim. Nhưng ông Reeves tỏ ý e dè, vì nói đúng ra chúng tôi không ai biết gì về việc đạo diễn một cuốn phim cả.
Ông Kessel hỏi tôi đã có xem cuốn phim vui nào của đoàn ông chưa. Có nhiên là tôi đã xem rất nhiều và tôi bảo với ông rằng tôi thấy những sự khôi hài đó tầm thường lắm. Tôi không ưa gì các vở tuồng của hãng Keystone, nhưng nó lại có giá trị quảng cáo rất lớn. Chỉ cần làm việc ở đây trong một thời gian là tôi có thể trở lại sân khấu ca nhạc như một tài tử quốc tể. Ngoài ra đây cũng là dịp sống cuộc đời mới trong khung cảnh dễ chịu hơn. ồng Kessel cho tôi biết điều kiện giao kèo là mười tuần lễ chỉ đóng phim có ba lần, với giá thù lao một trăm năm mươi đô la. Số tiền này gấp đôi thù lao tồi được lãnh ở đoàn Karno. Tuy nhiên tôi cũng giả bộ hử há, và sau cùng tôi tuyên bố không thể làm việc dưới giá hai trăm đô la một tuần, ông Kessel trả lời rằng điều đó sẽ tuỳ ông Sennett quyết định, ông ta sẽ báo cho ông Mac Sennett hiện ở Californa hay và sẽ trả lời với tôi.
Tôi chờ điện tín của ông Kessel với nhiều lo âu. Phải chăng tôi đã đòi giá quá cao? Cuối cùng thư trả lời đến, cho hay rằng họ muốn ký giao kèo với tôi.
Tôi từ giã đoàn Karno ờ Kansas City với nỗi lòng buồn bã. Rồi đây họ sẽ trở về Anh, còn tôi sẽ đến Los Angeles để theo con đường của tôi. Món quà chia tay mà một đồng nghiệp trong đoàn đã tặng cho tôi là một cái hộp đựng thuốc lá bọc giấy bạc, bên trong có mấy mẩu kem khô dùng hóa trang.
Tôi đến Los Angeles với nhiều nôn nao và lo lắng trong lòng. Tối hôm đầu tiên, chưa phải làm việc, tôi đển xem buổi trình diễn ở rạp Empress là nơi đoàn Karno từng lưu diễn. Người gác cửa nhận ra tôi. Lát sau bà ta đến cho hay rằng có ông Sennett và cô Mabel Normand đang ngồi sau tôi cách hai dãy ghế, và họ muốn hỏi xem tôi có muốn đến ngồi cạnh họ hay không. Tôi rất vui mùng và sau vài câu giới thiệu vắn tắt thì thầm, chúng tôi theo dõi vở tuồng. Xem xong, chúng tôi ra ngoài vào quán uống nước.
Ông Sennett rắt ngạc nhiên thấy tôi hãy còn quá trẻ. Tôi thấy trong giọng ông có pha đôi chút lo ngại, vì tôi nhớ rằng tất cả diễn viên của ông đều là người có tuổi. Như Ford sterling, người tôi sẽ phải thay thế, đã trên bốn nươi. Tôi bảo ông ta: “ông muốn tuổi nào tôi có thể hóa trang thành tuổi ấy cược”. Trái lại, cô Mabel Normand thì đầy vẻ tin tưởng. Dù có e dè về tôi, cô cũng không nói ra lời. Ông Sennett cho biết tôi không phải khởi sự làm việc ngay, tuy nhiên tôi nên đến phim trường để làm quen với mọi người.
Hỏm đầu tôi đến phim trường nhằm lúc diễn viên còn mang nguyên đồ hóa trang kéo ra quán ăn gần đó dùng trưa, vừa đi vừa nói, kéo nhau ầm ĩ. Tôi bỗng đâm ra e ngại và tôi bỏ đi thật nhanh đến một góc đường chờ xem có ông Sennett hay cô Mabel bước ra không. Nhưng chẳng thấy họ đâu cả. Tôi đứng một lúc độ nửa giờ rồi về khách sạn. Ý tưởng bước vào phim trường để làm quen với tất cả những con người đó là việc mà tôi thấy mình không thể làm nổi. Suốt hai ngày liền tôi cứ lảng vảng trước cửa phim trường mà không dám vào. Ngày thứ ba ông Sennett gọi điện thoại hỏi sao tôi không đến, tôi viện lí do vu vơ. Ông bảo tỏi phải đến ngay vì mọi người đang chờ đợi.
Lúc tối đến, ông Sennett dẫn tôi vào phim trường. Tôi bị chói mắt vì uống ánh sáng dịu dàng rọi khắp sân quay. Luồng ánh sáng này tỏa ra từ một tán vải trắng lớn làm cho dịu bớt ánh sáng mặt trời, tạo cho khung cảng một vẻ mờ ảo.
Khi được giới thiệu với vài diễn viên, tôi mới bắt đầu để ý đến chuyện chung quanh. Có sân quay đặt gần nhau và có ba toán đang quay. Mới trông như là quang cảnh triển lãm quốc tế. Trên một sân quay, cô Mabel Normand vừa đập cửa vừa gọi "Mở cửa" thì ngưòi thợ quay ngừng máy, và đến đó kể như xong tôi thật không ngờ người ta làm phim cái kiểu như thế.
Chín ngày ròng rã không có việc làm khiến tôi căng thẳng thằn kinh đến độ mệt đừ. Riêng về sterling thì anh ta thường hay an ủi tôi và đưa tôi xuống phố chơi. Một người bạn của anh ta hỏi tôi:
- Hình như ông bạn sắp thay thế Ford, vậy ông bạn hẳn chọc cười khá lắm ?
- Sự khiêm nhượng không cho tôi trả lời điều đó. Tôi đáp lại.
Tôi thây lối cợt nhã đó rất là khó chịu, nhất là trước mặt sterling. Nhưng Sterling đã lịch sự đỡ lời cho tôi:
- Cậu chưa xem anh ấy diễn vai say rượu ở rạp Empress à? Anh ấy chọc cười khá lắm chứ.
Một lần khác, anh chàng kia lại hỏi tôi:
- Ủa, ông bạn chưa khởi sự à?
Tôi hơi bực bội đáp lại:
- Chưa
- À, ráng mà chọc cười nhé!
Đã nhịn nhục anh chàng này nhiều lần rồi, nên tôi muốn trả đũa, bèn nói:
- Vâng, tôi chỉ mong chọc cười thiên hạ được bằng nửa ông bạn là quý rồi.
Cuối cùng, rồi cũng đến ngày tôi phải làm việc. Nhà đạo diễn của tôi là ông Lehrman, một người từng tự hào về những vở hài hước rất là máy móc của mình. Ông ta tuyên bố thẳng thắn là không cần đến con người của diễn viên mà ông chỉ chọc cười bằng những động tác máy móc và khung cảnh mà thôi.
Tôi đóng vai ký giả với chiếc áo đuôi tôm, chiếc mũ chỏm cao và cặp ria mép ghi-đông. Chúng tôi không có cốt truyện nên tôi thường góp ý kiến với ông trong lúc ông đang ngẫm nghĩ. Điều này khiến ông ta đâm ghét tôi. Có nhiều đoạn phim tôi pha trò khá xuắt sắc nhưng đến lúc quay thì lại bị ông cắt mất, cho là quá dài.
Sau hôm tôi làm việc với Lehrman thì ông Sennett về. Lúc ấy sterling và các tài tử khác đang thu hình trên sân quay. Tôi chỉ mặc thường phục và đứng thơ thẩn vì không có vai trò gì. Ông Sennett đang cùng cô Mabel Normand nhìn cảnh trang trí phòng trước của một khách sạn. Bỗng ông nói:
- Mình cần đôi chút pha trò ở đây.
Rồi đột ngột quay lại tôi, ông bảo:
- Cậu hóa trang khôi hài đi... Gì cũng được.
Tôi tuyệt nhiên không biết phải hóa trang ra sao. Tôi không thích bộ y phục ký giả trước đây, nhưng trên đường đi về phòng hóa trang tôi nghĩ mình sẽ mặc một cái quần thật rộng, mang một đôi giày thật lớn và thêm vào đó cây gậy với chiếc mũ dưa. Tôi muốn tạo một hình ảnh tương phản: quần thật rộng, áo thật chật, mũ thật nhỏ và giày thật to. Tôi không biết mình nên thuộc loại già hay trẻ, nhưng nhớ tới chuyện Sennett tưởng tôi lớn tuổi lúc đầu, nên tôi bèn đeo thêm một bộ ria để cho có vẻ già thêm một chút.
Tôi hoàn toàn không một chút ý tưởng gì về nhân vật mình sắp diễn tả, nhưng ngay từ lúc ăn mặc vào xong, y phục và hóa trang khiến tôi cảm thấy nhân vật đó là gì rồi. Tôi dần dần khám phá ra nhân vật của mình và khi bước vào sân quay thì nhân vật đó đã được tạo dựng đầy đủ. Khi tiến ra đến trước mặt Sennett, tôi đã nắm vững vai trò của mình. Tôi tiến bước rất mạnh dạn, quay quay cây gậy trên tay, trong óc đã có nhiều câu pha trò với những ý tưỏng hài hước. Bí quyết thành công của ông Sennett là sự say mê. Ông ta một khán giả tuyệt diệu, hễ thấy cái gì ngộ nghĩnh là vùng lên cười một cách tự nhên. Có thể nói ông cười lăn cười lộn khi trông thấy tôi. Điều đó làm cho tôi thêm phấn khởi, và tôi cắt nghĩa về nhân vật của tôi:
- Ồng biết không, nhân vật này có rất nhiều bộ mặt: Vừa là kẻ lang thang, vừa là nhà quý phái, vừa là một thi sĩ, một kẻ mơ mộng, một người cô đơn, luôn luôn có vẻ lãng mạn và phiêu lưu. Nhân vật này còn cho ta cái cảm tuởng về một nhà thông thái, một người nhạc sĩ, một người quận công, một tay ăn chơi. Nhưng hắn cũng không ngại đi nhặt từng mẩu thuốc lá hay đi giật lẻn bánh kẹo của trẻ con. Và nếu có dịp hắn sẵn sàng nện cú đá vào mông đít một bà đi qua... nhưng chỉ khi nào hắn đổ quạu thôi.
Tồi cứ tiếp tục tán dóc như thế đến hàng mười phút và ông Semett thì không ngớt rũ ra cười.
Ở đây, tôi cũng không được biết gì lắm về cốt chuyện. Đại khái là cô Mabel đang gặp phải chuyện rắc rối giữa người chồng và tình nhân.
Trong mọi hài kịch thái độ của mình là điều hết sức quan trọng. Không phải dễ gì chọn cho được một thái độ thích đáng. Trong khung cảnh của phòng trước khách sạn như thế, tôi có cảm tưởng mình là một kẻ lưu manh giả bộ khách hàng, trong khi thực ra mình chỉ là kẻ lang thang tìm nơi nương náu. Tôi bước vào, vấp phải bàn chân một bà, tôi quay lại cất nón xin lỗi rồi quay lại đi, lại vấp phải một ống nhổ, lần này tôi cũng quay lại, cất nón xin lỗi ống nhổ. Đằng sau máy quay thiên hạ đã bắt đầu cười.
Một tốp người gồm các diễn viên, thợ thuyền... kéo đến để xem khá đông. Điều đó rất khích lệ tôi, và khi diễn xong có cả một đám khán giả cười đến vỡ bụng.
Cuốn phim dài đến bảy mươi lăm bộ. Các ông Sennett và Lehrman tam đầu tỏ ý ngại ngùng nhưng sau cũng chiều ý tôi mà giữ nguyên mà không căt bớt.
Thấy y phục vừa rồi gợi ý cho mình có một nhân vật lí thú nên tôi quyết định giữ luôn bộ y phục đó để mà trình diễn sau này, dù trong cảnh nào đi nữa.
Vài ngày sau, tôi bắt gặp Ford Sterling đang mô tả nhân vật của tôi cho anh bạn khó tính của anh ta:
- Thằng cha đó mặc cái quần thật rộng, đi đôi giày thật to, trông như là một thằng bé nhà bần, chân tay giật giật như là bị cua cắn... nhưng nó chọc cười dữ lắm.
Nhân vật của tôi đã đem lại một cái gì mới lạ. Ngươi Mỹ chưa được thấy nó bao giờ, kể cả tôi cũng chưa từng thấy nó ở đâu. Nhưng với cái hình dung đó, tôi có cảm tường rằng nó là một thực tại, một sinh vật thật sống động. Nói rõ ra nó đã làm cho tôi có dịp bộc lộ đủ loại ý tưởng ngông cuồng mà từ trước đến giờ mình chưa nghĩ đến.
Với sự hiện diện của Sennett tôi thấy dễ chịu hơn nhiều, vì mọi việc đều được ứng biến ngay trên sân quay. Bởi vì chẳng có ai là người có thể quả quyết hay chắc chắn về mình (ngay cả đạo diễn đi nữa) cho nên tôi thèm tin tưởng mà góp nhiều ý với Sennett và được ông ta sẵn sàng đón nhận. Do đó dần dần tôi có ý nghĩ là tôi có khiếu sáng tạo. Tôi có thể viết chuyện phim cho mình diễn. Đây là ý kiến ông Sennett đã bảo tôi. Nhưng nếu tôi được ông Sennett thích thì tôi còn cần được quần chúng thích nữa mới được.
Phim kế tiếp tôi lại bị giao cho lão Lehrman. Lão ta lại bác bỏ hết lề lối làm việc của ông Sennett để mô phỏng theo lề lối của sterling. Tôi lại một phen cãi cọ với lão. Lão nói:
Trên sân khấu thì làm như vậy được, nhưng trong xi-nê chúng tôi không có thì giờ. Phải có diễn biến, hài hước chỉ là cái cớ để làm liên tục câu chuyện mà thôi.
Dù trong xi-nê hay trên sân khấu, nụ cười vẫn là nụ cười, tôi đáp. Tệ hơn, ông Sennett còn giao tôi làm việc dưới sự đạo diễn của cô Mabel Norman, trong những cuốn phim do cô ta viết. Đến đây không chịu được nữa, tôi bãi bác thẳng tay lối làm việc của cô ta. Chẳng hạn trong một cảnh nọ, Mabel bảo tôi đứng ngay giữa đường, tay cầm xịt nước để cho xe kẻ gian bị trượt bánh trên quãng đường trơn. Tôi đề nghị là tôi sẽ bước chân lên trên ống nước làm nước không xịt ra được rồi trước khi bước đến xem xét cái đầu ống tôi lại giở chân lên khiến cho nước xịt ngay vào mặt tôi thì vui hơn. Nhưng bị nàng quát phải làm y như nàng bảo. Tôi đáp:
- Xin lỗi cô, tôi không nghe lời cô được. Tỏi không tin cô có đủ trình độ để bắt tôi phải làm gì thì làm.
Sau đó ỏng Sennett hầm hầm đến tìm tôi, dọa cho tôi nghỉ việc. Tôi ôn tồn giải thích là tôi chỉ muốn làm việc một cách có ý thức và muốn cho cuốn phim có giá trị, thế thôi.
Sáng hôm sau, mặc dù được thông báo triệu tập vào lúc tám giờ, tôi vẫn cứ ngồi lì trong phòng, chẳng buồn hóa trang. Đến tám giờ thiếu mười, ông Sennett thò đầu vào gọi tôi một cách thân mật, và hứa sẽ dàn xếp mọi chuyện. Ông còn hứa cho tôi đạo diễn những cuốn phim do tôi viết, theo đề nghị của tôi. Thấy ông e ngại phim tôi thực hiệc không nơi tiêu thụ, tôi đem cuộc cả một ngàn năm trăm đô la dành dụm của tôi để đền cho ông nếu như không có ai chịu tiêu thụ phim tôi. Sau đó chúng tôi làm việc vui vẻ với nhau cho đến khi xong cuốn phim của cô Mabel.
Không những thế, cô ta còn hỏi ý kiến của tôi trong lúc thực hiện phim nữa. Sự thay đổi thái độ đột ngột của họ khiến tôi không khỏi ngạc nhiên. Đến mấy tháng sau tôi mới được rõ lí do: ông Sennett đã định cho tôi nghỉ việc ngay cuối tuần lễ có xảy ra cuộc cãi cọ. Nhưng sáng hôm sau thì có một bức điện tín từ Nữu Ước đến bảo rằng ông phải cấp tốc sản xuất thêm nhiều phim khác do Chaplin diễn, vì người ta đặt mua dữ lắm. Do đó mới có thái độ thân thiện của ông Sennett với tôi.
Khi đạo diễn cuốn phim đầu tiên, tôi không tự tin cho lắm, tôi còn hơi luống cuống nữa. Nhưng khi Mac Sennett đến cho hay kết quả của quay lần này thì tôi hơi thấy yên tâm. Cuốn phim mắc mưa tuy không phải là tuyệt tác nhưng là một thành công lớn. Khi quay xong phim, tôi nóng lòng muốn biết phản ứng của ông Sennett và đứng đợi ông nơi cửa. Gặp tôi, ông đã hỏi liền:
- Thế nào, anh đã sẵn sàng làm cuốn phim thứ hai chưa?
Từ đó tôi tiếp tục viết phim và đạo diễn lấy. Để khuyến khích tôi, ông Sennett cấp một khoản tiền thưởng hai mươi lăm đô la mỗi phim, ông còn vui vẻ chấp nhận những đề nghị ngông cuồng của tôi trong các chuyện phim.
Phản ứng của khán giả đối với các cuốn phim của tôi mỗi ngày một thêm thuận lợi. Sự lao xao khi thấy giới thiệu một phim hài hước của đoàn Keystone, những tiếng reo mừng khi tôi vừa xuất hiện trên màn bạc, tất cả điều đó thật là khoái trá vô cùng. Tôi đã được sự hâm mộ của đa số công chúng. Tôi không mong gì hơn là được tiếp tục cuộc sống như thế. Ngoài số tiền thưởng, tôi được lãnh hai trăm đô la một tuần lễ.
Tôi phát minh được nhiều sự cải tiến trong lối diễn xuất của phim không lời. Bây giờ tôi đã có niềm tự tin. Tôi phải cảm ơn Sennett rất nhiều về điều đó, và ông tuy cũng ít học như tôi, nhưng biết quyết tâm theo đuổi năng khiếu của mình và ông đã truyền cho tôi sự vững tin đó.
Tôi thấy tôi còn khả năng tạo thêm cho các cuốn phim của tôi một giá trị khác hơn là hài hước. Trong phim Người gác cửa có một cảnh tôi bị ông giám đốc cho nghỉ việc. Để năn nỉ sự thương hại của ông cho tôi được tiếp tục làm việc, tôi dùng cử chỉ để giải thích cho ông hiểu rằng tôi còn có một đàn con đông đúc phải nuôi. Dù rằng tôi chỉ làm những cử chỉ giả vờ nhưng có một nữ diễn viên lão thành ngồi trong khán giả phải rơi nước mắt.
Bà ta xác nhận thêm một điều mà tôi đã cảm thấy từ trước, là tôi có tài chọc khóc như chọc cười vậy.
Vừa hoàn tất cuốn phim với đoàn Keystone tối thử bảy trước thì sáng thứ hai sau tôi đi San Francisco với ông Andreson. Tại đây, chiếc Mercedes mới toanh của ông đang đợi sẵn. Chúng tôi chỉ dừng lại một lát ngắn để ăn bữa trưa rồi đi tới Niles là nơi đặt một phim trường nho nhỏ của Andreson. Đây là chỗ ông quay phim cao bồi cho hãng Essanay.
Niles ở cách San Francisco một giờ xe chạy, nằm bên cạnh đường xe lửa. Đây là một thành phố nhỏ với khoảng bốn trăm dân cư chỉ chuyên sống nghề chăn nuôi gia súc. Phim trường dựng ở giữa một cánh đồng, cách xa làng mạc hơn mười cây số. Khi thoạt trông thấy chốn này lòng tôi chán nản vì buồn tẻ quá. Andreson bảo rằng tôi sẽ được vừa ý hơn với những phim trường của ông ở Chicago, trang bị hoàn hảo, có thể thực hiện những phim hài hước. Chúng tôi chỉ ghé lại đây một tiếng đồng hồ để Andreson dặn dò công việc rồi đáp tàu đi Chicago.
Tôi rất thích ông Andreson. Ông có một sức hấp dẫn đặc biệt. Trên tàu, (ông săn sóc cho tôi như một đứa em, ông mua kẹo, mua báo cho tôi mỗi khi tàu dừng. Tuổi trạc tứ tuần nhưng ông có vẻ nhút nhát và ít giao thiệp. Mỗi lần tôi định bàn tới công việc làm ăn thì ông từ tốn gạt đi: "Chưa vội gì mà. Minh sẽ tính sau", Ông ít chuyện vãn và tỏ ra rất bận rộn. Nhưng trong thâm tâm tôi đoán ông chẳng phải tay vừa.
Đen Chicago, chúng tôi được viên giám đốc phim trường tại đây đón tiếp, nhưng không có ông Spoor. Viên giám đốc cho biết rằng ong Spoor bận đi lo công việc, sau dịp đầu năm mới trở về được. Ông Andreson sau đó cũng đi Californiea, và báo với tôi là để chờ ông Spoor về sẽ lo liệu mọi việc, kể cả số tiền thường mười ngàn đô la cho tôi.
Tôi thấy không khí ở đây có một vẻ gì úp mở, không được rõ ràng minh bạch. Hình như mọi người đang còn e dè nghi ngại với tôi. Nhưng tôi nghĩ rằng nếu sản xuất được một phim giá trị thì mọi khó khăn của tôi sẽ được giải quyết. Tôi cũng nhận thấy lề lối làm việc ở đây có vẻ nặng nề, tắc trách. Tổ chức thì rườm rà mà khả năng sản xuất chẳng bao nhiêu.
Tôi khởi sự thực hiện cuốn phim đầu ở đây, nhan đề Chariot tập sự (His Mew Job) với sự hợp tác rời rạc của nhân viên và sự dè xẻn phí tổn của hãng phim. Đã hai tuần lễ trôi qua, cuốn phim thứ nhất đã sắp hoàn tất mà không thấy tăm tích ông Spoor đâu cả. Chẳng được lãnh món tiền thưởng đã hứa mà thù lao làm việc cũng chẳng thấy, nên tôi đâm cáu. Tôi hỏi văn phòng của ông Spoor ở đâu thì đám nhân viên lúng túng không trả lời một cách rõ rệt. Tôi được biết lờ mờ rằng ông Spoor đã không đồng ý với ông Andreson để mướn tôi với điều kiện quá cao như vậy. Họ sợ sản xuất phim không có lời. Do đó mà ông Spoor cứ lánh mặt. Nhưng trở về Chicago, trong khi ngồi ăn với mấy ngưòi bạn, ông ngạc nhiên thấy họ khen ngợi ông đã mướn được tôi. Ngoài ra tên tôi còn được quảng cáo thật rầm rộ nơi phim trường, ông bèn cho làm một cuộc thí nghiệm. Ông mướn một người chạy qua trước các hành lang khách sạn vờ hỏi lớn tên “Charles Chaplin” thì thấy thiên hạ xúm lại thật đông, xôn xao bàn tán. Như vậy là dấu hiệu chứng tỏ tôi đã được quần chúng chú ý tới nhiều. Dấu hiệu thứ hai là từ khi bắt đầu thực hiện cuốn phim đã có bảy mươi lăm bản in được đặt mua, điều chưa từng có xưa nay, và khi tôi hoàn tất cuốn phim thì số đặt mua lên tới một trăm ba mươi bản, số này sau đó còn tăng lên nữa. Giá phim cũng được nâng lên từ bốn mươi đến một trăm đô la mỗi thước.
Cuối cùng, ông Spoor xuất hiện, tôi hỏi thẳng ông về chuyện tiền lương và tiền thưởng, ông ta hết lời xin lỗi, bảo rằng đã giao văn phòng phim trường lo liệu về các vấn đề tài chính, ông nói chưa được đọc bản hợp đồng, nhưng có lẽ văn phòng đã biết việc đó rồi. Sự việc rất vô lí này khiến tôi nổi nóng. Tôi bảo:
- Có gì mà các ông sợ? Nếu cần các ông cứ xé bản hợp đồng đi... mà thực ra tôi thấy các ông hủy bỏ nó rồi.
Ông ta lúng túng
- Tôi xin lỗi ông về chuyện đã để ông phải phiền lòng. Nhưng hãng chúng tôi là hãng lớn, ông thấy đó, chúng tôi có hao giờ sai lời đâu.
- À, nhưng lần này thì lại không được như vậy.
- Thôi, để chúng tôi thanh toán ngay bây giờ cho ông.
- Tôi đâu có gấp gáp gì, tôi bèn châm biếm đáp lại.
Vì không thiện cảm với lão Spoor nên sau một thời gian ngắn ở Chicago để hoàn tất cuốn phim "Chariot tập sự", tỏi đòi đến Niles làm việc với Andreson, mặc dù phim trường ở đấy thiếu tiện nghi hơn.
Andreson mời tôi cùng ăn ở ngay trong ngôi nhà của ông ở cạnh phim trường.
Trời đã tối lúc chúng tôi bước vào nhà, và khi ông bật đèn lên, tôi không khỏi kinh ngạc. Ngôi nhà trống trơn và buồn tẻ. Trong phòng ông chỉ có một giường sắt cũ kỹ với một cái bóng đèn tròn từ trên mái nhà thòng xuống Những đồ đạc khác trong nhà chỉ gồm có một cái bàn khập khiễng và một cái ghế. Cạnh giường có một thùng gỗ bên trên đặt cái gạt tàn đầy mẩu thuốc lá phòng dành cho tồi cũng na ná như vậy nhưng còn thiếu cái thùng gỗ đầu giường. Các món vật dụng khác đều không sử dụng được. Phòng tắm thì không thể nào tả nổi. Phải lấy cái móc giật vào khóa nước trong bồn thì nước mới chảy . Thử tưởng tượng đây là tư thất của ông Andreson, nhà tỉ phú phim cao bồi!
Tôi đi đến kết luận rằng Andreson là con người khác thường. Mặc dù giàu có, nhưng ông không thích sống đời xa hoa. Điều say mê của ông là sắm những chiếc xe hơi lộng lẫy, đánh cuộc võ đài, làm chủ rạp hát và thực hiện những màn ca nhạc thật vui nhộn. Dù có vợ đẹp và con cái ở Chicago, ông cũng ít khi đến đó.
Tôi làm được bốn cuốn phim ở Niles, nhưng thấy phương tiện không đầy đủ, nên tôi không muốn ở lâu tại đây. Tôi đề nghị với Andreson đi Los Angeles là nơi có cơ sở đầy đủ hơn để làm việc.
Một buổi tối, tôi vừa trở về khách sạn ở trung tâm thành phố Los Angelés thì có điện tín khẩn của đoàn Examiner từ Nữu Ước gửi đến “Mời ông Chaplin làm việc với giá hai mươi lăm ngàn đô la, trong hai tuần lễ, mỗi tối mười lăm phút. Không trở ngại cho việc quay phim của ông”.
Tôi liền gọi về cho ông Andreson ở San Francisco xin phép cho tôi nghỉ hai tuần lễ để đi lấy hai mươi lăm ngàn đô la đó. Tôi cam kết khởi sự soạn một phim hài hước ngay trên tàu, và hoàn tất kịp thời gian.
Nhưng ông Andreson không chịu, và đề nghị rằng nếu tôi làm cho công ty ông thêm một bộ phim hai cuộc thì ông cũng sẽ trả cho tôi số hai mươi lăm ngàn đô la. Ông bằng lòng sáng hôm sau đến Los Angeles để đưa chi phiếu và ký giao kèo với tôi. Về sau, tôi được biết rằng đoàn hát ở Nữu Ước từng đưa đề nghị hữu hỹ đó cho tôi đã bị sạt nghiệp hai tuần lễ sau. Thật là may mắn cho tôi.
Tôi rất sung sướng được sống tại Los Angeles. Dù phim trường ở vào một khu vực không mấy sáng sủa, nhưng tại đây tôi thường được gặp anh Sydney vào mỗi buổi tối. Anh đang làm cho đoàn Keystone cũng sắp mãn giao kèo với công ty Essanay một tháng. Sự thành công của tôi to lớn đến nỗi Sydney quyết định từ nay sẽ dành tất cả thì giờ để lo công việc cho tôi. Sự hoan nghenh của quần chúng mỗi ngày một gia tăng theo mỗi cuốn phim của tôi. Dù tôi đã ước lượng được mức độ thành công của tôi qua những chuỗi người nối đuôi dài nhằng trước các quầy vé ở Los Angeles, nhưng tôi vẫn không ngờ đuợc tầm mức rộng lớn của nó ở trong những lĩnh vực khác. Chẳng hạn ở Nữu Ước, trong tất cả các cửa hàng lớn, trong tất cả những tiệm thuốc đều có bán những đồ chơi và những hình tượng nho nhỏ phỏng theo khuôn dạng tôi. Những vũ nữ biểu diễn những màn vũ điệu theo kiểu Chariot, họ đeo ria, đội mũ dưa, mang ủng lớn, mặc quần rộng và hát bài hát nhan đề “Nhịp bước Charles Chaplin!”
Chúng tôi cũng bị tràn ngập bởi đủ thứ loại đề nghị thương mại dính líu đến sách vở, áo quần, bóng tròn, đồ chơi, thuốc lá và kem đánh răng. Thư từ của giới mô điệu gửi đến hang đống, đặt thành vấn đề phải giải quyết, Sydney nhất định cho rằng phải trả lời tất cả dù phải tốn tiền thuê thêm một thư ký.
Lúc hay tin tôi sắp về Nữu ước sau khi xong bộ phim cuối cho hãng Essanay, Nat Godman, một nghệ sĩ nổi danh về kịch nghệ bảo tôi:
Cậu đã thành công một cách phi thường, cậu sẽ có một cuộc đời rạng rỡ nếu cậu biết lèo lái con thuyền... Khi đến Nữu ước cậu nên tránh con đường Broadway. tránh xa quần chúng. Nỗi sai lầm của rất nhiều nghệ sĩ đã thành công là muốn thiên hạ biết mình và chiêm ngưỡng mình. Như vậy chỉ làm tan vỡ tất cả ảo ảnh. Thiên hạ sẽ mời cậu đến nhiều nơi, nhưng đừng nhận lời. Chỉ nên chọn một hay hai người bạn để giao du thôi. Một khi quần chúng đã quá quen thuộc với mình ở ngoài đời rồi thì họ không thèm xem mình trên sân khấu nữa
Vừa xong cuốn phim Carmen, tôi nhét vội đồ đạc vào một va-li nhỏ để đón tàu đi Nữu ước, đồng thời đánh điện cho Sydney biết để đón tôi.
Chuyến tàu chạy chậm mất năm ngày đường. Tôi ngồi một mình trong toa. Hồi đó không ai nhận ra được tôi khi tôi không có hóa trang. Tôi đã định đi cạo râu, nhưng vì có nhiều người đang choán phòng rửa mặt nên tôi phải chờ. Thế nên tôi đang còn mặc áo lót khi tàu gần đến Amarillo. Tàu đang tiến dần vào ga thì bỗng có sự xôn xao nổi dậy. Nhìn qua cửa sổ phòng tắm, tôi thấy sân ga đầy nghẹt những người.
Cờ lớn cờ nhỏ tung bay trong gió và trên sân ga có nhiều bàn dài bày đồ giải khát. Tôi đoán chừng dân chúng đang làm tiệc đón mừng viên chức chánh quyền cai quản vùng này, cho nên tôi cứ việc bôi xà phòng lên mặt tiếp tục cạo râu. Nhưng sự xôn xao mỗi lúc một gia tăng và bỗng nhiên tôi nghe rõ những tiếng "Ông ấy đâu, ông ấy đâu?”. Rồi một đám đông ùa tràn lên tàu và chạy luồn tuôn trước các hành lang vừa la thật lớn:
- Ông ấy đâu? Charles Chaplin đâu?
- Tôi đây, tôi trả lời.
Có tiếng bên ngoài cắt lẻn:
- Nhân danh xã trưởng Amarillo và nhừng người ái mộ ngài, chúng tôi xin mời ngài xuống dùng giải lao với chúng tôi.
Tôi phát hoảng. Tôi vội vàng từ chối với cái miệng bê bết bọt xà phòng:
- Không được, tôi ăn mặc thế này làm sao tới được?
- ồ, xin ngài đừng bận tâm. Ngài chỉ cần khoác chiếc áo ngoài rồi đi thôi.
Tôi rửa vội bộ mặt cạo dở dang, khoác vội chiếc áo sơ mi vào và thắt cà vạt, vừa bước xuống tàu vừa cài nút áo.
Tôi được đón bằng những tiếng reo mừng. Viên xã trưởng nói lớn tiếng:
- Thưa ông Chaplin, thay mặt cho những người ái mộ ngài ở Amarillo...
Nhưng tiếng nói của ông bị át đi trong những tiếng reo hò. ông lại tiếp tục nói lớn:
- Thay mặt cho những người ái mộ...
Nhưng quần chúng đã tràn tới, xô ép ông xã trưởng và tôi vào trong chân tàu, đến nỗi vấn đề an ninh cá nhân của ông xã trưởng trở thành quan trọng hơn bài diễn văn đón mừng.
Cảnh sát la hét và ông xã trưởng đâm cáu, bèn từ giã tôi, mời tôi lên tàu cho xong. Nhưng rồi trật tự được vãn hồi, và bài diễn văn được đọc hết. Tôi ăn bánh, uống coca-cola với họ và ấp úng nói mấy lời cảm tạ. Trong lúc nói chuyện, tôi hỏi ông xã trưởng làm sao biết có tôi đi trong tàu này.
- Nhờ các nhân viên điện tín. Ông xã trưởng đáp.
Ông cho biết rằng điện tín tôi gửi cho anh Sydney phải đi qua ngả Amarillo. Các nhân viên điện tín này cho báo chí biết.
Lúc trở lại tàu tôi khiêm nhường ngồi xuống ghế, đầu óc hoang mang. Nhưng rồi đám đông lại ùa lên tàu, nhiều người rảo qua các hành lang vừa trân trân nhìn vào mặt tôi vừa reo cười. Tôi không được biết rõ những gì xảy ra ở Amrillo, và cũng chẳng thích thú chút nào. Thần kinh quá căng thẳng, tôi cứ ngồi lì một chỗ, nửa vui mừng nửa mệt nhọc.
Trước khi tàu lăn bánh, có nhiều điện tín được chuyển đến tôi. Một tờ nói: "Chào mừng Charles. Chúng tôi đang đón chờ ở Kansas". Tờ khác nói: "Đến Chicago sẽ có xe đi đường bộ". Tờ thứ ba nói "Ban giám đốc khách sạn Blastone mời ông nghỉ lại một đêm". Gần đến thị trấn Kansas chúng tôi trông thấy nhiều người đứng hai bên đường vừa reo hò vừa vẫy nón.
Nhà ga lớn ở Kansas City cũng đầy nghẹt người. Cảnh sát phải vất vả lắm mới rẽ được một lối đi giữa công chúng đông đảo. Người ta đặt một cái thang vào thành tàu để tôi leo lên nóc toa ra mắt công chúng. Tôi ngạc nhiên thấy mình lặp lại những lời y như ở Amarillo. Có nhiều điện tín đợi tôi ở đây. Có cái mời đi thăm viếng các trường Trung học, Đại học. Tôi nhét tất cả vào va li để đến Nữu Ước sẽ trả lời. Từ-Kansas đi Chicago còn nhiều đám người đón chờ ở trạm ga và ngoài đồng ruộng, vẫy chào khi đoàn tàu đi qua. Đáng lẽ tôi được thưởng thức những cái đó một cách trọn vẹn nhưng tôi cứ cho rằng đám đông đã hóa điên rồi. Dù cho một vài tán tuồng hài hước của tôi có làm cho họ say mê, nhưng biết đâu trong sự tôi nổi danh chẳng do một chuyện lầm lẫn nào đó? Lâu nay tôi cử muốn được nhiều người biết đến, nay đã được quần chúng chiếu cố rồi thi oái oăm thay tôi lại càng thấy cô độc và cử bị ám ảnh bởi ý nghĩ lạc loài.
Đến Chicago là nơi phải đổi tàu, công chúng đứng xếp hàng hai bên đường, nơi cửa bước xuống và réo gọi tôi trong khi tôi vừa chui vào một chiếc xe nhà. Rồi tôi được đưa đến khách sạn Blastone, nơi đó có cản phòng dành sẵn cho tôi để tôi nghỉ ngơi trước khi đi Nữu Ước.
Ở Blastone tôi nhận được công điện của cảnh sát cuộc Nữu Ước yêu cầu tôi hãy xuống tàu ở đường 125 chứ không nên xuống ga chính, vì có công chúng tụ tập rất đông tại đây.
Xuống đường 125 tôi thấy Sydney đã đứng đón tôi ở đây vẻ mặt lo lắng nôn nao. Anh nói với giọng hổn hển:
- Chú có cảm tưởng thế nào? Quần chúng tụ tập từ sáng tới giờ ở tại nhà ga Nữu ước. Mỗi ngày báo chí đều đăng tin chú rời Los Angeles.
Anh đưa tôi xem mòt tờ nhật báo với những hàng chữ lớn: "Charles đến rồi!". Một tờ khác: Charles lẩn trốn! Trên đường về khách sạn anh bảo cho tôi hay là anh đã thỏa thuận với hãng Mutual để cho tôi làm việc với giá sáu trăm bảy mươi ngàn đô-la theo biểu xuất cử mười ngàn đô la mỗi tuần lễ. Sau khi khám sức khỏe xong tôi sẽ lãnh một trăm năm mươi ngàn đô la tiền thưởng ngay khi ký bản hợp đồng.