07/02/2018, 23:01

Tính từ và cụm tính từ

Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Tính từ – Tính từ là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, của hoạt động, trạng thái. Ví dụ: xanh, đỏ; cao, thấp; can đảm, nhút nhát,… Tính từ giống động từ ở chỗ: có thể trực tiếp làm vị ngữ; có thể kết hợp với ...

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Tính từ

– Tính từ là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, của hoạt động, trạng thái. Ví dụ: xanh, đỏ; cao, thấp; can đảm, nhút nhát,…

Tính từ giống động từ ở chỗ: có thể trực tiếp làm vị ngữ; có thể kết hợp với các từ đã, đang, sẽ; không, chưa, chẳng,… Tính từ khác với động từ ở chỗ: có thể kết hợp với các từ rất, hơi; không kết hợp với các từ hãy, đừng, chớ.

– Có hai loại tính từ đáng chú ý:

+ Tính từ chỉ tính chất tương đối (có thể kết hợp được với các từ rất, hơi, lắm, quá,… Ví dụ: rất đẹp, hơi đẹp, đẹp lắm, đẹp quá,…).

Loại tính từ này còn được gọi là tính từ thường hoặc tính từ đánh giá được về mức độ.

+ Tính từ chỉ tính chất tuyệt đối (không kết hợp được với các từ rất, hơi, lắm, quá,... Ví dụ: đỏ au, trắngxoá, xanh ngắt, tròn xoe,…).

Loại tính từ này còn được gọi là tính từ tuyệt đối hoặc tính từ không đánh giá được về mức độ.

2. Cụm tính từ

– Cụm tính từ là một tập hợp từ, gồm tính từ chính và một sô’ từ ngữ phụ thuộc đứng trước, đứng sau tính từ chính ấy.

– Các từ ngữ phụ thuộc đứng trước (phụ ngữ ở phần trước) gồm các loại: các từ chỉ mức độ {rất, hơi, khí), chỉ sự phủ định {không, chưa, chẳng,…)… Còn các,từ ngữ phụ thuộc đứng sau (phụ ngữ ở phần sau) cũng gồm nhiều loại nhỏ, có tác dụng bổ sung ý nghĩa về vị trí, sự so sánh về mức độ,…

Mô hình đầy đủ của cụm tính từ là:

Phụ ngữ trước

Tính từ chính

Phụ ngữ sau

rất

giỏi

toán

còn

trẻ

như một thanh niên

– Cụm tính từ còn được gọi là: ngữ tính từ, tính ngữ, nhóm tính từ…

II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Cụm tính từ trong các câu này đảm nhiệm chức vụ vị ngữ trong câu, gồm tính từ chính và phụ ngữ sau. Phụ ngữ sau biểu thị sự so sánh.

Dựa vào gợi ý trên, em tự tìm cụm tính từ trong các câu này.

2. Em đọc kĩ những gợi ý đã cho trong bài tập này rồi tìm câu trả lời thích hợp. Có thể trả lời từng ý như sau:

– Các tính từ ở đây là các từ láy tượng hình, có khả năng gợi tả, gợi cảm cao (sun sun, chần chần, bè bè, sừng sững, tun tủn).

– Các sự vật được đem so sánh với con voi là những sự vật quen thuộc hằng ngày (con đỉa, cái đòn càn, cái quạt thóc, cái cột đình, cái chổi sê). Điều đó nói lên rằng: năm ông thầy bói “chỉ thấy cây mà không thấy rừng”, nhận thức rất hạn hẹp, chủ quan (tác dụng phê bình, phê phán).

Hiện tượng trên bao hàm tính hài hước, nên có tác dụng gây cười.

3. Em đọc kĩ năm câu văn, gạch dưới những động từ, tính từ được dùng trong mỗi lần miêu tả biển (gợn sóng ém ả —> nổi sóng nổi sóng dữ dội —> nổi sóng mù mịt —> nổi sóng ầm ầm).

Động từ và tính từ được dùng trong những lần sau mang tính chất mạnh mẽ, dữ dội hơn lần trước. Điều này thể hiện sự thay đổi thái độ của con cá vàng trước những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão đánh cá.

4. Có thể liệt kê các tính từ được sử dụng qua mỗi lần như sau:

sứt mẻ —> mới —> sứt mẻ.

nát —> đẹp —> to lớn —> nguy nga —> nát

Các tính từ trên chỉ rõ sự thay đổi trong cuộc sống của vợ chồng người đánh cá: nghèo khổ —> giàu sang —> nghèo khổ.

Mai Thu

0