Tinh thần vị nghĩa
Đề bài: Sau khi học xong đoạn tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Ngữ văn 9 – tập một), có học sinh đã phát biểu: “Hình ảnh nhân vật Lục Vân Tiên quả là một người anh hùng, là tấm gương nghĩa hiệp tuyệt vời nhưng chỉ là trong quá khứ, còn hiện nay không có những con người như vậy ...
Đề bài: Sau khi học xong đoạn tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Ngữ văn 9 – tập một), có học sinh đã phát biểu: “Hình ảnh nhân vật Lục Vân Tiên quả là một người anh hùng, là tấm gương nghĩa hiệp tuyệt vời nhưng chỉ là trong quá khứ, còn hiện nay không có những con người như vậy nữa”. Từ nhận thức về xã hội hiện nay, em hãy viết bài trao đồi với bạn học sinh trên. BÀI LÀM 1 Trong cuộc sống hiện nay, khi mà xã hội đang ngày càng phát triển đi kèm với cuộc sống ...
Đề bài: Sau khi học xong đoạn tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Ngữ văn 9 – tập một), có học sinh đã phát biểu: “Hình ảnh nhân vật Lục Vân Tiên quả là một người anh hùng, là tấm gương nghĩa hiệp tuyệt vời nhưng chỉ là trong quá khứ, còn hiện nay không có những con người như vậy nữa”.
Từ nhận thức về xã hội hiện nay, em hãy viết bài trao đồi với bạn học sinh trên.
BÀI LÀM 1
Trong cuộc sống hiện nay, khi mà xã hội đang ngày càng phát triển đi kèm với cuộc sống cạnh tranh để mưu sinh ngày càng gắt gao hơn, có không ít người chỉ biết chăm lo vun vén cho hạnh phúc của mình. Điều đó làm cho không ít bạn trẻ hiện nay có một quan niệm sai ỉầm về tinh thần vị nghía trong cuộc sống. Họ cho ràng hình tượng Lục Vân Tiên trong quá khứ chỉ còn là ảo tưởng trong xã hội hiện nay. Thế nhưng, thực tế có phải như vậy? Tôi dám chắc với các bạn là không! Xung quanh chúng ta vẫn còn rất nhiều những tấm gương nghĩa hiệp tuyệt vời, những người anh hùng có thể chúng ta đã biết hoặc chưa biết đang hàng ngày giúp đỡ mọi người đem lại bình yên cho cuộc sống.
Chúng ta có lẽ không ai là không biết đến nhân vật Lục Vân Tiên – một trang nam nhi giàu nghĩa khí, cao thượng, sẵn sàng xả thân vì nghĩa. Không màng sống chết của bản thân, chàng đã bao lần xông thẳng vào bọn cướp “đằng đằng sát khí” để cứu người bị nạn. Xuất hiện trước mắt ta lúc nào cũng thế, Lục Vân Tiên mang dáng dấp của một hiệp sĩ, một người anh hùng ra tay cứu đời. Chàng là nhân vật lí tưong mang đầy đù khí phách phẩm chất của người quân tử ngày xưa. Và có lẽ cùng chính vì tấm lòng nghĩa hiệp đó mà Lục Vân Tiên có một sức sống lâu bền trong lòng mỗi người dân từ xưa đến nay.
Thé nhưng, hiện nay chúng ta liệu còn có những Lục Vân Tiên như thế? Đó là câu hỏi mà có lẽ trong chúng ta ai cũng đã một lần đặt ra cho mình. Đứng trước cuộc đời đang mở rộng trước mắt, không ít bạn trẻ đang băn khoăn về giá trị cuộc sống, về cách sống và cách nhìn cuộc đời. Rõ ràng rằng giữa vòng xoáy của nền kinh tế thị trường, con người đang phải vật lộn từng giờ để kiếm bữa ăn. Nhung không vì thế mà tinh thần vị nghĩa có thể được xem nhẹ. Hiện nay có không ít người tỏ ra bàng quan với sự bất bình của xã hội. Có những sự bàng quan vì không dám đấu tranh, không muốn “rước hoạ và thân”. Nhưng cũng có những sự bàng quan đến mức vô cảm đớn hèn. Nó khiến mỗi chúng ta cảm thấy hổ thẹn đau đớn về sự tha hoá của đạo đức con người. Không đau sao được khi người ta phải ban hành cả điều luật về cứu người bị tai nạn khi tham gia giao thông, trong khi đáng lẽ ra đó là trách nhiệm, lưcmg tâm của mỗi người. Chúng ta đang xây dựng một xã hội văn minh, ấy vậy mà cái điều tưởng chừng như là tự nguyện đó lại bị những con người “văn mình” coi thường xem nhẹ. Cũng không đau sao được khi đó đây vẫn còn những con người chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà bắt chấp lợi ích cộng đồng. Không chỉ có vậy nhiều người còn xem tinh thần vị nghĩa là mơ hồ, xa xỉ, thậm chí là mánh khóe để kiếm tiền, trục lợi. Tại sao họ không nhìn thấy hay không muốn nhìn thấy rằng cuộc đời vẫn còn rất nhiều những người sẵn sàng giúp đỡ người khác, thậm chí phải hi sinh cả bản thân mình. Tôi dường như cảm thấy có ai đang bóp nghẹt trái tim mình khi nghe tin một chàng trai mười bảy tuổi vì cứu bạn khỏi điện giật mà mất đi đôi tay và một bên chân. Mười bảy tuổi anh đang đứng trước bao ước mơ hoài bão của bản thân mình. Anh muốn kiếm tiền phụ giúp cha mẹ để nuôi các em ăn học. Thế nhưng trong cái giây phút mà lòng thương bạn đã chiến thắng tất cả, anh đã quyết định cứu bạn. Một sự hi sinh quá lớn lao và quá đau đớn. Ta tự hỏi rằng liệu những con người đang sung sướng trên đau khổ của người khác có dám nhìn thẳng vào mắt anh, vào cơ thể tật nguyền của anh. Rồi họ có từng nghe đến một chàng trai tên Hoàng, đã lao mình xuống dòng sông Gianh lạnh buốt để cứu ba mươi sáu người trong vụ đắm đò kinh hoàng ngày 28 Tết. Trong kì thi tốt nghiệp trung học phố thông vừa qua, hai cậu bạn Dũng và Quang trên đường đi thi đã cứu người bị nạn và chậm thi 15 phút… Hoàng đã đuợc đặc cách vào trường Hải Quân, hai bạn trẻ kia cũng đã được xét đỗ tốt nghiệp mà không phải thi lại. Có những người ích kỉ đã nói rằng tại sao lại có sự vô lí đó? Vô lí ư? Không hề. Bởi với hành động cứu người cùa mình, họ đã vượt qua một cách xuất sắc bài thi về sự trưởng thành, bài thi có giá trị hơn bát cứ bài thi nào mà các bạn trải qua trước đó. Rồi vẫn còn rất nhiều những tấm gương nghĩa hiệp khác vẫn đang ngày đêm giúp đỡ những mảnh đời khó khăn đấu tranh chống lại cái ác. Tất cả họ đều xứng đáng được tôn vinh. Bởi họ là những con người tuyệt vời, với những tâm hồn cao đẹp tuyệt vời. Họ xứng đáng là những hiệp sĩ. Dầu họ không có những phép màu, những thanh gươm, nhưng chính vì vậy họ càng trở nên cao cả và đáng trân trọng. Bởi không phải ai cũng dám đón nhận nồi đau, sự thiệt thòi về mình để mang đến hạnh phúc cho người khác.
Trong đời sống hiện nay còn có rất nhiều vấn đề đòi hỏi sự đóng góp chia sẻ của tất cả mọi người trong xã hội. Vì vậy mà tinh thần nghĩa hiệp ngày nay càng phải hiểu một cách rộng hơn, thoáng hơn. Đó là sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ người nghèo, nạn nhân chất độc da cam, đồng bào gặp thiên tai, trẻ em bị bệnh hiểm nghèo, hiến máu nhân đạo… Dầu vẫn còn những sự ích kỉ, hẹp hòi nhưng chúng ta cũng không thể không kinh ngạc trước những nghĩa cử đẹp đẽ của mỗi con người. Đó là con số hàng trăm tỉ đồng quyên góp được trong năm qua để ủng hộ đồng bào lũ lụt. Đó là những sinh viên tình nguyện mỗi mùa hè lại ra đi để giúp đỡ những miền đất còn nghèo khó của Tổ quốc. Đó là những chiến sĩ đã hi sinh trong lúc cứu dân khỏi hoả hoạn, thiên tai… Vâng, cảm ơn tất cả, cảm ơn những tấm lòng đã cho ta thấu hiểu được giá trị cuộc sống, nhùng hành động, việc làm đã đem đến cho ta niềm tin vào tinh thần vị nghĩa…
Là một học sinh, tôi luôn ý thức được rằng cuộc sống không chì toàn màu hồng cũng không phải chỉ có một màu đen. Người ta sẽ lớn lên. sẽ phải thoát ra khỏi thế giới cổ tích đẹp đẽ để nhìn thẳng vào cuộc sống. Có những người bị rơi vào thất vọng vì họ chỉ nghe thấy, nhìn thấy nhiều điều xấu xa, đê hèn. Phải chăng chính những định kiến sai lầm ngay từ nhỏ đã làm mất đi ý thức vị nghĩa của mỗi con người? Phải chăng những sự thật về tinh thần nghĩa hiệp, về những tấm lòng sẻ chia càn phải được tôn vinh đề cao hơn nữa? Để thế hệ trẻ ngày nay có một cách nhìn cuộc sống tích cục đúng đắn hơn, từ đó sẽ làm được nhiều việc có ý nghĩa hơn cho bản thân, gia đình và những người xung quanh.
Có thế nói tinh thần nhân nghĩa là truyền thống đạo đức cao đẹp của dân tộc ta được hun đúc qua các thế hệ từ ngàn xưa. Và trong thời đại ngày nay tinh thần ấy lại vẫn cần phải duy trì và phát triển. Chỉ mong sao các bạn trẻ hãy nhìn cuộc sống một cách trọn vẹn và vị tha. Như hằng đêm ta nhìn lên bầu tròi dẫu có tối tăm và lạnh lẽo, thì ta biết rằng ngoài vũ trụ bao la kia vẫn có muôn ngàn vì sao đang toả sáng. Toả sáng một cách thầm lặng…
Thái Mạnh Cường
Lớp 11 AI – THPT Phan Bội Châu – Vinh – Nghệ An
BÀI LÀM 2
Cuộc sống là một tổng thể hài hoà giữa cá nhân và đồng loại, giữa cho đi và nhận lại. Có lẽ trong chúng ta, ai cũng đã hơn một lần quên đi bản thân vì mọi người mà thê hiện tinh thần vị nghĩa, giống như chàng Lục Vân Tiên thuở nào. Nhưng có học sinh lại phát biểu: “Hình ảnh nhân vật Lục Vân Tiên quả là một người anh hùng, là tấm gương nghĩa hiệp tuyệt vời nhưng chỉ là trong quá khứ, còn hiện nay không có những con người như vậy nữa”; Liệu câu nói trên có thực sự đúng? Hãy cùng tôi nhìn nhận lại xã hội hiện nay để giải đáp vấn đề đó.
Trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên hiện lên là một chàng trai hết sức hào hiệp, thấy Kiều Nguyệt Nga bị cướp liền ra tay cứu giúp. Khi dẹp tan “lữ kiến chòm ong”, chàng thẳng thắn, quang minh không nhận sự đền đáp của Kiều Nguyệt Nga, coi đó là việc tất nhiên mình phải làm. Hành động xả thân cứu người của Lục Vân Tiên thật đáng trọng và đáng quý, đó là hành động biểu trưng cho tinh thần vị nghĩa cao đẹp. Vậy còn hiện nay?
Cuộc sống xô bồ, con người phải tất tả ngược xuôi bon chen vào vòng danh lợi để mưu sinh. Và nhiều khi cuộc mưu sinh ấy khiến không ít người trở nên ích kỉ, nhỏ nhen chỉ biết sống cho bản thân. Nhưng cũng có những người dù chịu vất vả, bị hoàn cảnh chi phối, ràng buộc vẫn biết yêu thương, quan tâm chia sẻ và giúp đỡ những người xung quanh. Như vậy có thế thấy, cuộc sống này thật phong phú: có biết bao Lục Vân Tiên vẫn đang âm thầm giúp người mà không đòi trả ơn nhưng cũng không thiếu những kẻ bàng quan, vô trách nhiệm với xã hội. Từ đó để thấy lời nói của bạn học sinh trên là chưa thoả đáng. Ta không tô hồng, nhưng cũng đừng nên nhìn cuộc sống bằng cặp kính đen như vậy. Chúng ta cần phải nhìn cuộc sống bằng đôi mắt tinh anh nhưng cũng phải dạt dào cảm xúc, để thấy thực tế vẫn còn có biết bao Lục Vân Tiên trên khắp nẻo đường đất nước. Tuy có thể đó chỉ là một hành động nhỏ, thậm chí không đáng kể, nhưng cũng đỏ để chửng tỏ họ biết giúp đỡ người khác và quan tâm tới cuộc sống xung quanh. Đi đường thấy có người gặp khó khăn, bạn có thể không ngần ngại giúp đỡ, hay khi nhìn thấy có một tai nạn giữa đường, bạn nhanh chóng đến giúp gọi taxi đưa nạn nhân đi bệnh viện. Đó chắng phải là những nghĩa cử, hành động cao đẹp hết sức đáng quý như của những chàng Lục Vân Tiên “Giữa đường thấy việc bất bình chẳng tha ” hay sao?
Thiết nghĩ, tinh thần hiệp nghĩa sẽ khiến cho cuộc sống tốt đẹp hom, người với người sống với nhau thân thiện và chan hoà hơn. Ngày nay, tinh thần ấy đang có ở khắp mọi nơi, được hiểu một cách rộng hơn, thoáng hơn: đó là sự giúp đỡ những người gặp khó khăn trong các hoàn cảnh khác nhau. Tôi còn nhớ câu chuyện: Một anh thanh niên đang đi trên đường bỗng va phải một người có gương mặt buồn bã, tay ôm tay xách rất nhiều thứ. Cuộc va chạm khiến đồ đạc bị rơi, anh thanh niên xin lỗi và nhặt từng món đồ lên. Thấy người đó có vẻ không vui, anh liền hỏi han, giúp đỡ mang đồ. Lâu dàn họ trở thành bạn thân và lúc ấy anh mới biết: người bạn của mình khi ấy vì chán chường mà mang ý định tự tử. Chỉ bằng một câu nói, một lời hỏi han, một ánh mắt lo lắng, một nụ cười thân ái như thế đã có thể cứu sống cả một cuộc đời. Một sự giúp đỡ không mong trả ơn, nhưng Thượng đế lại mỉm cười ban cho anh một người bạn tốt. Và ở quanh ta vẫn có biết bao những tấm lòng vàng chung tay góp sức để ủng hộ đồng bào lũ lụt, có những người tự nguyện gắn đời mình với những vùng đất xa xôi, hẻo lánh trong sự nghiệp trồng người… Những hành động hào hiệp thấm đượm tình người ấy đâu phải chỉ có ở thời Lục Vân Tiên, mà rõ ràng đang hiện hữu ở ngay cuộc sống này, như một thứ thuốc diệu kì cứu sống những mảnh đời bất hạnh.
Cuộc sống là như vậy đấy, bạn quan tâm đến mọi người cũng có nghĩa là bạn có trách nhiệm với xã hội và bản thân. Học sinh chúng ta ngày nay cũng đã hăng hái tham gia làm nhiều việc nghĩa. Tham gia vào đội thanh niên tình nguyện, hiến máu nhân đạo, góp sách vở ủng hộ người nghèo hay giúp đỡ các bạn trong lớp gặp hoàn cảnh khó khăn, giúp người già qua đường… Đó đâu phải là việc làm gì quá to tát, nhưng những việc làm tưởng chừng như bé nhỏ đó lại rèn luyện nhân cách con người và mang niềm vui đến cho người khác.
Tinh thần nhân nghĩa ấy không phải chỉ bây giờ mới có, mà đây chính là một truyền thống đẹp của con người Việt Nam. Bất cứ ai cũng cần phải kế thừa, giữ gìn và phát huy tinh thần nhân nghĩa. Trong thời đại mới này, thì tinh thần nhân nghĩa lại càng cần có hơn bao giờ hết. Chúng ta hãy cùng nắm tay nhau làm nên một đội quân chính nghĩa để đấu tranh với những cái ác… Đó là công cuộc mà chúng ta phải thực hiện lâu dài, khó nhưng không phải là không thể.
Như vậy, trong xã hội hiện nay vẫn có nhiều những con người đang làm việc nghĩa, chứ không đúng như lời phát biểu của bạn học sinh. Con người chỉ có một đời để sống, vì vậy hãy sống sao cho có ích để thấy mình là người tốt. Hãy làm việc nghĩa, hãy cho nhau tình yêu và sự quan tâm, bởi suy cho cùng: “Người với người sống để yêu nhau” (Tố Hữu).
Dương Ngô Vân Anh
Lớp 11A5 – THPT Bình Xuyên – Hương Canh – Vĩnh Phúc
Từ khóa tìm kiếm
- tinh thần vị nghia