Tỉnh Thái Bình hướng dẫn ôn thi vào lớp 10 năm 2015
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Các môn thi vào THPT Thi ba môn: Toán, Ngữ văn và môn thi thứ ba; môn thi thứ ba Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ thông báo sau. 2. Nội dung đề thi Nội dung đề thi trong chương trình THCS hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 9 đã thực hiện Hướng dẫn điều chỉnh nội ...
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Các môn thi vào THPT
Thi ba môn: Toán, Ngữ văn và môn thi thứ ba; môn thi thứ ba Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ thông báo sau.
2. Nội dung đề thi
Nội dung đề thi trong chương trình THCS hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 9 đã thực hiện Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Yêu cầu ôn tập
a) Nội dung ôn tập trong toàn bộ chương trình, bao quát chương trình đã học, không hướng dẫn học sinh học tủ, học lệch.
b) Nội dung ôn tập bám sát và có phần nâng cao các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng ở các mức độ đã được qui định trong môn học.
c) Nội dung ôn tập phù hợp với yêu cầu, mức độ của thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT; kiểm tra kiến thức và kĩ năng cơ bản đồng thời với kiểm tra khả năng suy luận, năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh theo mức độ từ dễ đến khó.
II. NỘI DUNG ÔN TẬP CÁC MÔN TOÁN VÀ NGỮ VĂN
1. MÔN TOÁN
1.1. Căn bậc hai, căn bậc ba
a) Kiến thức cơ bản cần nhớ:
Định nghĩa, kí hiệu, điều kiện tồn tại, hằng đẳng thức . Khai phương một tích. Nhân căn thức bậc hai. Khai phương bằng máy tính bỏ túi. Biến đổi đơn giản căn thức bậc hai. Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai. Khái niệm căn thức bậc ba.
b) Các dạng bài toán cần luyện tập
- Chứng minh đẳng thức, bất đẳng thức có chứa căn bậc hai.
- Tính giá trị của một biểu thức có chứa căn thức bậc hai.
- Rút gọn biểu thức có chứa căn thức bậc hai và các bài toán có liên quan (so sánh; tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất; tìm giá trị của biến số để giá trị của biểu thức thỏa mãn một điều kiện cho trước,... )
1.2. Hàm số bậc nhất y = ax + b (a 0)
a) Kiến thức cơ bản cần nhớ
Đồ thị. Hệ số góc của đường thẳng. Hai đường thẳng song song, hai đường thẳng cắt nhau.
b) Các dạng bài toán cần luyện tập
- Vẽ đồ thị.
- Viết phương trình đường thẳng thỏa mãn điều kiện cho trước.
- Tìm điều kiện của tham số để hàm số đồng biến, nghịch biến; đồ thị hàm số cắt các trục tọa độ, cắt một đường thẳng khác; đồ thị của hai hàm số là hai đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau, vuông góc; đồ thị của hàm số đi qua điểm cho trước, cắt các trục tọa độ và thỏa mãn điều kiện cho trước,...
1.3. Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn
a) Kiến thức cơ bản cần nhớ
Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn. Hệ phương trình tương đương. Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số, phương pháp thế. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.
b) Các dạng bài toán cần luyện tập
- Giải hệ phương trình (không sử dụng máy tính cầm tay).
- Tìm điều của tham số để hệ phương trình có nghiệm, vô nghiệm, có nghiệm thỏa mãn điều kiện cho trước…
- Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.
1.4. Hàm số y = ax2 (a 0), phương trình bậc hai
a) Kiến thức cơ bản cần nhớ
Đồ thị. Phương trình bậc hai một ẩn. Công thức nghiệm. Định lý Vi-et và ứng dụng. Giải phương trình qui về bậc hai. Giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc hai một ẩn.
b) Các dạng bài toán cần luyện tập
- Vẽ đồ thị.
- Tương giao giữa các đồ thị của hàm số y = ax2 và y = ax + b. Các bài toán khác có liên quan.
- Các bài toán về ứng dụng định lí Vi-et.
- Giải các phương trình qui về bậc hai (phương trình vô tỉ, phương trình bậc cao....)
- Giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc hai một ẩn.
Chú ý: Các bài toán tổng hợp về chứng minh bất đẳng thức; tìm giá lớn nhất, nhỏ nhất; hệ phương trình; phương trình; bất phương trình;....
1.5. Hệ thức lượng trong tam giác vuông
a) Kiến thức cơ bản cần nhớ
Hệ thức lượng trong tam giác vuông. Tỉ số lượng giác của góc nhọn. Bảng lượng giác. Hệ thức giữa các cạnh và các góc của một tam giác vuông (sử dụng tỉ số lượng giác của góc nhọn). Ứng dụng thực tế các tỉ số lượng giác của góc nhọn.
b) Các dạng bài toán cần luyện tập
Các bài toán về tính toán; chứng minh: hệ thức, song song, vuông góc, bất đẳng thức; tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất,...
1.6. Đường tròn; góc với đường tròn
a) Kiến thức cơ bản cần nhớ
- Đường tròn: Định nghĩa, sự xác định, tính chất đối xứng. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn. Vị trí tương đối của hai đường tròn.
- Góc ở tâm. Số đo cung. Liên hệ giữa cung và dây cung. Góc nội tiếp. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung. Góc có đỉnh ở bên trong, bên ngoài đường tròn. Cung chứa góc. Cách giải bài toán quĩ tích. Tứ giác nội tiếp một đường tròn. Đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp một đa giác đều. Độ dài đường tròn, diện tích hình tròn.
b) Các dạng bài toán cần luyện tập
Các bài toán về tính toán; chứng minh: hệ thức, song song, vuông góc, đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp, tứ giác nội tiếp, tứ giác ngoại tiếp, đồng qui, thẳng hàng, điểm cố định, đường cố định, điểm di động, đường di động, bất đẳng thức; tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất,...
1.7. Hình trụ, hình nón, hình cầu
a) Kiến thức cơ bản cần nhớ
Hình trụ, hình nón, hình cầu; hình khai triển của hình trụ, hình nón; diện tích và thể tích các hình trên.
b) Các dạng bài toán cần luyện tập
Các bài toán về tính diện tích xung quanh, thể tích của hình trụ, hình nón, hình cầu.
Chú ý: Các bài toán tổng hợp về tính toán; chứng minh: hệ thức, song song, vuông góc, đồng qui, thẳng hàng, tam giác đồng dạng, tứ giác nội tiếp, tứ giác ngoại tiếp, bất đẳng thức; xác định hình dạng tam giác, tứ giác, đa giác; xác định vị trí của điểm, đường thẳng thỏa mãn điều kiện cho trước; tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất,...
2. MÔN NGỮ VĂN
2.1. Phần tiếng Việt
a) Từ vựng:
- Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt
- Nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa
- Từ đồng âm
- Trường từ vựng
- Từ Hán Việt
- Sự phát triển của từ vựng
- Thành ngữ
- Từ tượng thanh và từ tượng hình
b) Một số phép tu từ:
So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ,...
c) Ngữ pháp:
- Từ loại
- Thành phần câu
- Các kiểu câu (xét về cấu tạo và xét về mục đích giao tiếp), biến đổi câu
d) Các nội dung khác:
- Liên kết câu và liên kết đoạn văn
- Xưng hô trong hội thoại
- Các phương châm hội thoại
- Nghĩa tường minh và hàm ý
2.2. Phần làm văn
a) Bài làm văn thuyết minh:
Thuyết minh về một tác giả, tác phẩm văn học
b) Bài làm văn nghị luận:
+ Nghị luận xã hội
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
+ Nghị luận văn học
- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
2.3. Phần văn
a) Các văn bản chính luận
- Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)
- Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới (Vũ Khoan)
- Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)
b) Văn học trung đại
- Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
- Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ 14 (trích) - Ngô gia văn phái)
- Truyện Kiều (Nguyễn Du) và các đoạn trích: Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích
c) Văn học hiện đại
- Đồng chí (Chính Hữu)
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
- Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)
- Bếp lửa (Bằng Việt)
- Ánh trăng (Nguyễn Duy)
- Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
- Viếng lăng Bác (Viễn Phương)
- Sang thu (Hữu Thỉnh)
- Nói với con (Y Phương)
- Làng (Kim Lân)
- Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
- Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)
- Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
* Các bài tự học có hướng dẫn: Con cò (Chế Lan Viên), Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm), Bến quê (Nguyễn Minh Châu).
c) Văn học nước ngoài
Mây và sóng (R. Ta-go)
III. HÌNH THỨC, THỜI GIAN LÀM BÀI THI, ĐỀ THI CÁC MÔN TOÁN VÀ NGỮ VĂN
1. Hình thức thi: Thi theo hình thức tự luận.
2. Thời gian làm bài thi:
a) Thi vào THPT Chuyên:
- Môn Ngữ văn, Toán chung: Thời gian làm bài 120 phút.
- Môn Ngữ văn, Toán chuyên: Thời gian làm bài 150 phút.
b) Thi vào THPT, các môn Ngữ văn, Toán: Thời gian làm bài 120 phút.
3. Đề thi
Định dạng đề thi tương tự đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2014-2015. Đề thi đánh giá thí sinh ở 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao, đảm bảo phân hóa năng lực và trình độ của thí sinh.
Môn toán: https://www.facebook.com/groups/2000.Toanhoc.Tuyensinh247/
Môn văn: https://www.facebook.com/groups/2000.Vanhoc.Tuyensinh247/
Môn Anh: https://www.facebook.com/groups/2000.Tienganh.Tuyensinh247/
Môn Lý: https://www.facebook.com/groups/2000.Vatly.Tuyensinh247/
Môn Sinh: https://www.facebook.com/groups/2000.Sinhhoc.Tuyensinh247/
Môn Hoá: https://www.facebook.com/groups/2000.Hoahoc.Tuyensinh247/
Môn Sử: https://www.facebook.com/groups/2000.Lichsu.Tuyensinh247/
Môn Địa: https://www.facebook.com/groups/2000.Dialy.Tuyensinh247/
Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Thái Bình
>> Tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên Hà Nội 2015
>> Tuyển sinh vào lớp 10 Khánh Hòa năm 2015