Tình hình sản xuất lúa gạo và cà phê
Việt nam là một nước nông nghiệp, có tập quán canh tác lúa nước lâu đời. cây lúa là sản phẩm chính của nền nông nghiệp. nó không những góp phần bảo đảm đời sống cho nhân dân, mà trong thời kỳ hiện nay nó còn góp một phần rất lớn vào giá trị ...
Việt nam là một nước nông nghiệp, có tập quán canh tác lúa nước lâu đời. cây lúa là sản phẩm chính của nền nông nghiệp. nó không những góp phần bảo đảm đời sống cho nhân dân, mà trong thời kỳ hiện nay nó còn góp một phần rất lớn vào giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu thúc đẩy sự nghiệp cnh- hđh đất nước. nhờ có các chính sách đổi mới mà sản lượng lúa gạo đã tăng hàng năm.
bảng 1: tình hình sản xuất lúa gạo một số năm
năm | 1991 | 1992 | 1993 | 1994 | 1995 | 1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 |
sản lượng (triệu tấn) | 19,6 | 21,6 | 22,8 | 23,5 | 24,9 | 26,4 | 27,6 | 29,1 | 31,4 | 32,8 |
% so sánh | 100 | 110 | 106 | 103 | 106 | 106 | 104,5 | 105,4 | 108 | 104,5 |
nguồn: báo cáo nghiên cứu: tổng quan về ngành nông nghiệp việt nam. tác động của hiệp định wto về nông nghiệp - bộ thương mại (12/1999). dự án vie 95/024/a/01/99 trang 9
Bảng trên cho thấy, tỉ lệ tăng tổng sản lượng lúa gạo qua các năm tuy không ổn định (một phần do thiên tai , lũ lụt) nhưng tăng khá cao, trung bình 5,9% /năm. tỉ lệ này cao hơn tỉ lệ tăng dân số trung bình hàng năm (1,8%) nên đảm bảo đủ cung cấp cho nhu cầu trong nước và dư thừa để xuất khẩu. trong 10 năm từ 1991 đến 2000, sản lượng lúa gạo đã tăng được 13,2 triệu tấn , một mức tăng kỉ lục từ trước đến nay.
Sản lượng lúa gạo trong những năm qua tăng lên chủ yếu do hai yếu tố là do tăng diện tích canh tác / diện tích gieo trồng và năng suất, trong đó quan trọng nhất là tăng năng suất. năm 1987, diện tích canh tác lúa là 3,5 triệu ha, diện tích gieo trồng là 5,6 triệu ha. năm 1997, số liệu tương ứng là 4,2 và 6,8
Do sản lượng lúa gạo liên tục tăng cao hơn tỉ lệ tăng dân số nên lương thực bình quân đầu người cũng liên tục tăng.
bảng 2: bình quân lương thực đầu người
năm | 1990 | 1991 | 1992 | 1993 | 1994 | 1995 | 1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 |
lương thực / người (kg) | 325 | 372 | 349 | 359 | 361 | 372 | 387 | 398 | 408 | 411 | 420 |
% so sánh | 100 | 115 | 108 | 111 | 112 | 115 | 120 | 123 | 126 | 127 | 130 |
nguồn: xuất khẩu gạo ở việt nam - 10 năm nhìn lại - nguyễn sinh cúc.
tạp chí cộng sản số 7 (4/1999) trang 45
Bảng trên cho ta thấy, bình quân lương thực đầu người của nước ta tăng khá đều đặn, duy chỉ có năm 1991 là đột biến. dự kiến đến năm 2020 dân số nước ta là 105 triệu người, sản lượng lương thực quy thóc đạt 52,5 triệu tấn thì bình quân lương thực sẽ đật 500 kg/ người
Ngoài sản lượng, trong sản xuất lúa gạo, chúng ta cũng đặc biệt quan tâm đến chất lượng; có như vậy mới đảm bảo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu và cạnh tranh được với các cường quốc xuất khẩu khác. để đáp ứng yêu cầu tăng sản lượng và tăng chất lượng, những năm qua các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu, cải tiến các giống lúa, nhằm tạo ra những giống có hiệu quả kinh tế cao nhất. các giống đã được đưa vào gieo trồng có thể kể đến như : ir64, om1490, om2031, vnd95-20, mtl250, ir62032, p4, p6... ngoài giống, các biện pháp kĩ thuật khác cũng không ngừng được cải tiến như kĩ thuật gieo trồng, quản lí dịch bệnh, bón phân theo bảng màu lá lúa, tưới tiêu theo khoa học, ứng dụng các công nghệ sau thu hoạch như: sơ chế, bảo quản, dự trữ. công nghệ đánh bóng, xay xát gạo xuất khẩu cũng luôn được đổi mới về máy móc thiết bị. nhờ đó, chất lượng gạo việt nam đã được cải thiện đáng kể, có uy tín trên thị trường xuất khẩu thế giới.
Cà phê là cây lấy hạt để chế biến làm đồ uống. từ năm 1930, cà phê đã được du nhập vào nước ta và tỏ ra thích hợp với sinh thái từ vĩ tuyến 20 độ bắc trở vào, đặc biệt là thích hợp với vùng đất bazan ở tây nguyên và đông nam bộ. cà phê ở nước ta có 3 giống là cà phê vối (coffee robusta), cà phê mít (coffee excelsa), cà phê chè (coffee arabica). trong 3 giống chỉ có cà phê vối là thích hợp nhất (chiếm 95%) với điều kiện sinh thái. tuy nhiên, do xuất xứ ở các vùng núi cao, nên khi đưa xuống các thung lũng có biên độ nhiệt lớn cà phê vối hay có bệnh rỉ sắt.
Sau giải phóng miền nam 1975, chúng ta chỉ có 11.400 ha, sản lượng 6800 tấn nhân. đến năm 1980, diện tích cà phê tăng lên 22.500 ha nhưng sản lượng chỉ đạt 8400 tấn (do 1/2 diện tích mới trồng). năm 1994, diện tích cà phê là 123.000 ha, tăng so với năm 1980 là 5,5 lần; sản lượng là 166.400tấn, tăng 19,8 lần. năm 1997, diện tích cà phê là 270.000 ha, tăng so với năm 1994 là 2,19 lần; sản lượng là 400.300 tấn, tăng so với năm 1994 là 2,4 lần. năm 1998, diện tích cà phê là 310.000 ha, tăng 1,14 lần so với năm 1997; sản lượng là 430.000 tấn, tăng 1,07 lần so với năm 1997(bảng 3).
bảng 3: diện tích và sản lượng cà phê một số năm
năm | 1975 | 1980 | 1994 | 1997 | 1998 |
diện tích (1000ha) | 11.4 | 22,5 | 123 | 270 | 310 |
sản lượng (1000tấn) | 6,8 | 8,4 | 166,4 | 400,3 | 430 |
nguồn: báo cáo nghiên cứu: tổng quan về ngành nông nghiệp việt nam. tác động của hiệp định wto về nông nghiệp - bộ thương mại (12/1999). dự án vie 95/024/a/01/99 trang 9,10
Ta thấy, tốc độ tăng diện tích và tăng sản lượng của cà phê là cực kì cao. vì thị trường tiêu thụ trong nước không lớn (khoảng 5%/năm) nên phần lớn cà phê sản xuất ra là để xuất khẩu. năng suất cà phê của nước ta thuộc loại cao nhất nhì thế giới. năm 1991 đạt 800 kg/ha trong khi năng suất trung bình của thế giới chỉ đạt 469 kg/ha. năm 1994 chỉ số tương ứng là 1353 kg/ha và 492 kg/ha. năm 1997 chỉ số tương ứng là 1666 kg/ha và 560 kg/ha. như vậy, trong 7 năm năng suất cà phê tăng lên gấp đôi.
Tuy năng suất cà phê của ta rất cao nhưng do kĩ thuật canh tác và công nghệ chế biến còn lạc hậu nên chất lượng cà phê xuất khẩu còn chưa cao mặc dù chỉ là xuất thô tức là xuất khẩu cà phê nhân.
cà phê nước ta được trồng chủ yếu ở tây nguyên. có tới 75% diện tích cà phê tập trung ở đắc lắc. số còn lại ở sông bé, đồng nai và lâm đồng (mỗi nơi chiếm 6% diện tích) và 7% diện tích rải rác ở các tỉnh khác