08/10/2017, 00:34
Tình hình chính trị, quân sự nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 7, bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê. Tình hình chính trị, quân sự. 1. Nhà Đinh xây dựng đất nước Câu hỏi: Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì? Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), ...
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 7, bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê. Tình hình chính trị, quân sự.
1. Nhà Đinh xây dựng đất nước
Câu hỏi: Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì?
Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt niên hiệu là Thái Bình, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình) và phong vương cho các con.
Câu hỏi: Đinh Bộ Lĩnh đặt tên nước là Đại Cồ Việt có nghĩa là gì?
Đại Cồ Việt có nghĩa là: “Đại” là lớn, “Cồ” cũng có nghĩa là lớn, ý nói là “nước Việt lớn”.
Câu hỏi: Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của Hoàng đế Trung Quốc nói lên điều gì?
Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của Hoàng đế Trung Ọuốc khẳng định người Việt có giang sơn riêng, bờ cõi riêng, nước Đại Cồ Việt độc lập và ngang hàng với Trung Quốc chứ không phải là nước phụ thuộc. Hoàng đế Đại Cồ Việt cũng ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc. Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng Đế.
Câu hỏi: Em hãy giải thích vì sao Ngô Quyền sau khi giành được độc lập cho Tổ quốc chỉ xưng Vương, còn Đinh Bộ Lĩnh sau khi thống nhất đất nước lại xưng Đế?
- Ngô Quyền sau khi giành dộc lập cho Tổ quốc chỉ xưng là Vương: Vương là tước hiệu của vua nước nhỏ, chịu thần phục của nước khác, ở đây không phải Ngô Quyền thần phục phong kiến phương Bắc mà ông nhận thức được rằng, mối quan hệ giao bang giữa ta và Trung Quốc là rất quan trọng, nên ông thận trọng chi xưng Vương để tránh sự đối đầu với phong kiến phương Bắc khi nềnđ lập của ta còn non trẻ.
- Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng Đế, Hoàng đế là tước hiệu của vua nước lớn, mạnh, có nhiều nước thần phục. So với thời Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền dộc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc, nước Đại Cồ Việt độc lập ngang hàng với Trung Quốc chứ không phải phụ thuộc, Hoàng đế nước Việt ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc. Mặc dù xưng Đế nhưng ông ý thức được quan hệ giao bang rất quan trọng giữa ta và Trung Quốc (Mùa xuân 970, ông sai sứ thần sang giao hảo với nhà Tống).
Câu hỏi: Những việc làm nào cho thấy Đinh Bộ Lĩnh đã nỗ lực nhằm củng cố, tăng cường vị thế độc lập và tự chủ của đất nước?
- Ông lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng).
- Không dùng niên hiệu của Hoàng đế Trung Quốc, tự đặt niên hiệu là Thái Bình.
- Đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
- Cử sứ thần sang giao hảo với nhà Tống của Trung Quốc.
- Đúc tiền riêng để lưu thông trong nước.
Câu hỏi: Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa gì?
Những việc làm trên của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa: Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước (so với Ngô Quyền) trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc.
2. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê
Câu hỏi: Vì sao các tướng lĩnh lại suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua?
Sau khi Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ tuổi. Lê Hoàn được cử làm phụ chính, một số tướng lĩnh dấy binh chống lại, nhân cơ hội đó nhà Tống (ở Trung Quốc) lăm le xâm lược nước ta, trước tình thế hiểm nghèo của đất nước cần có người chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống. Lê Hoàn đã được lòng người quy phục, quan lại đồng tình (kể cả Thái hậu họ Dương) suy tôn ông lên làm vua để chỉ huy kháng chiến.
Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về hành động của Thái hậu họ Dương đồng ý suy tôn Lê Hoàn lên làm vua?
Hành động của Thái hậu họ Dương là đúng đắn. Bà đã biết hi sinh quyền lợi của dòng họ, vượt lên quan niệm của chế độ phong kiến để bảo vệ lợi ích của cả dân tộc, đây là việc làm đáng ca ngợi và khâm phục.
Câu hỏi: Hãy kể đôi nét về thân thế và sự nghiệp của Lê Hoàn.
- Lê Hoàn sinh năm 941 ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá, trong một gia đình nghèo khổ. Cha mẹ mất sớm, Lê Hoàn phải đi làm con nuôi cho một vị quan nhỏ. Lớn lên, Lê Hoàn phò tá Đinh Liễn lập được nhiều chiến công, khi Đinh Tiên Hoàng dẹp “Loạn 12 sứ quân”, Đinh Tiên Hoàng phong cho Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân.
- Khi Đinh Tiên Hoàng mất, Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua, nhân cơ hội đó nhà Tống sang xâm chiếm nước ta. Vì lợi ích của dân tộc, Thái hậu họ Dương đã trao ngôi cho Lê Hoàn.
- Lê Hoàn xưng là Lê Đại Hành, đổi niên hiệu là Thiên Phúc, đóng đô ở Hoa Lư. Chỉ trong một tháng, dưới sự chỉ huy của Lê Đại Hành, quân dân Đại Cồ Việt đã đánh bại quân xâm lược nhà Tống.
Câu hỏi: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước mới dưới thời Tiền Lê và rút ra nhận xét.
- Nhận xét sơ đồ: Tổ chức bộ máy cai trị được hoàn thiện hơn (so với thời nhà Đinh).
+ Ở Trung ương: vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có thái sư, đại sư và quan lại -> hầu hết các quan lại đều là võ tướng.
+ Ở địa phương: cả nước được chia làm 10 lộ, dưới lộ có phủ, châu.
- Nhà Lê chú ý xây dựng quân đội mạnh gồm 10 đạo và hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.
Câu hỏi: Vì sao sử cũ gọi thời của Lê Hoàn là Tiền Lê?
Để phân biệt với thời kì nhà Lê sau này do Lê Lợi lập nên vào năm 1428 mà sử cũ gọi là Hậu Lê (hay là thời Lê sơ). Thời nhà Lê của Lê Hoàn lập trước nên gọi là Tiền Lê.
3. Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn
Câu hỏi: Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào? Tướng giặc chỉ huy là ai? Quân Tống vào bằng đường nào?
- Quân Tống xâm lược nước ta vào năm 981.
- Tướng giặc chỉ huy là Hầu Nhân Bảo.
- Chúng tấn công ta theo hai con đường: quân bộ theo đường Lạng Sơn, còn quân thuỷ theo đường sông Bạch Đằng.
Câu hỏi: Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn lãnh đạo.
- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Ông cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra trên sông Bạch Dằng, cuối cùng thuỷ quân địch bị đánh lui.
- Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh quân Tống quyết liệt; hơn nữa, chúng không thể kết hợp được với quân thuỷ nên bị tổn thất nặng, buộc phải rút quân về nước. Thừa thắng, quân ta tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Quân Tống đại bại, tướng Hầu Nhân Bảo bị giết chết và nhiều tướng khác bị bắt sống. Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.
Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn.
Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn có ý nghĩa lịch sử lớn lao: cuộc kháng chiến biểu hiện ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta,đ đánh bại nguy cơ xâm lược của nước ngoài (nhà Tống), giữ vững nền độc lập, củng cố lòng tin vững chắc ở sức mạnh và tiền đồ của nước Đại Cồ Việt.
Câu hỏi: Sau khi kháng chiến chống Tống thắng lợi, Lê Hoàn đã thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?
Lê Hoàn sai sứ sang Trung Quốc trao trả một số tù binh và đặt lại quan hệ bình thường với nhà Tống.
Câu hỏi: Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì?
Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt niên hiệu là Thái Bình, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình) và phong vương cho các con.
Câu hỏi: Đinh Bộ Lĩnh đặt tên nước là Đại Cồ Việt có nghĩa là gì?
Đại Cồ Việt có nghĩa là: “Đại” là lớn, “Cồ” cũng có nghĩa là lớn, ý nói là “nước Việt lớn”.
Câu hỏi: Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của Hoàng đế Trung Quốc nói lên điều gì?
Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của Hoàng đế Trung Ọuốc khẳng định người Việt có giang sơn riêng, bờ cõi riêng, nước Đại Cồ Việt độc lập và ngang hàng với Trung Quốc chứ không phải là nước phụ thuộc. Hoàng đế Đại Cồ Việt cũng ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc. Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng Đế.
Câu hỏi: Em hãy giải thích vì sao Ngô Quyền sau khi giành được độc lập cho Tổ quốc chỉ xưng Vương, còn Đinh Bộ Lĩnh sau khi thống nhất đất nước lại xưng Đế?
- Ngô Quyền sau khi giành dộc lập cho Tổ quốc chỉ xưng là Vương: Vương là tước hiệu của vua nước nhỏ, chịu thần phục của nước khác, ở đây không phải Ngô Quyền thần phục phong kiến phương Bắc mà ông nhận thức được rằng, mối quan hệ giao bang giữa ta và Trung Quốc là rất quan trọng, nên ông thận trọng chi xưng Vương để tránh sự đối đầu với phong kiến phương Bắc khi nềnđ lập của ta còn non trẻ.
- Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng Đế, Hoàng đế là tước hiệu của vua nước lớn, mạnh, có nhiều nước thần phục. So với thời Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền dộc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc, nước Đại Cồ Việt độc lập ngang hàng với Trung Quốc chứ không phải phụ thuộc, Hoàng đế nước Việt ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc. Mặc dù xưng Đế nhưng ông ý thức được quan hệ giao bang rất quan trọng giữa ta và Trung Quốc (Mùa xuân 970, ông sai sứ thần sang giao hảo với nhà Tống).
Câu hỏi: Những việc làm nào cho thấy Đinh Bộ Lĩnh đã nỗ lực nhằm củng cố, tăng cường vị thế độc lập và tự chủ của đất nước?
- Ông lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng).
- Không dùng niên hiệu của Hoàng đế Trung Quốc, tự đặt niên hiệu là Thái Bình.
- Đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
- Cử sứ thần sang giao hảo với nhà Tống của Trung Quốc.
- Đúc tiền riêng để lưu thông trong nước.
Câu hỏi: Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa gì?
Những việc làm trên của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa: Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước (so với Ngô Quyền) trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc.
2. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê
Câu hỏi: Vì sao các tướng lĩnh lại suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua?
Sau khi Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ tuổi. Lê Hoàn được cử làm phụ chính, một số tướng lĩnh dấy binh chống lại, nhân cơ hội đó nhà Tống (ở Trung Quốc) lăm le xâm lược nước ta, trước tình thế hiểm nghèo của đất nước cần có người chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống. Lê Hoàn đã được lòng người quy phục, quan lại đồng tình (kể cả Thái hậu họ Dương) suy tôn ông lên làm vua để chỉ huy kháng chiến.
Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về hành động của Thái hậu họ Dương đồng ý suy tôn Lê Hoàn lên làm vua?
Hành động của Thái hậu họ Dương là đúng đắn. Bà đã biết hi sinh quyền lợi của dòng họ, vượt lên quan niệm của chế độ phong kiến để bảo vệ lợi ích của cả dân tộc, đây là việc làm đáng ca ngợi và khâm phục.
Câu hỏi: Hãy kể đôi nét về thân thế và sự nghiệp của Lê Hoàn.
- Lê Hoàn sinh năm 941 ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá, trong một gia đình nghèo khổ. Cha mẹ mất sớm, Lê Hoàn phải đi làm con nuôi cho một vị quan nhỏ. Lớn lên, Lê Hoàn phò tá Đinh Liễn lập được nhiều chiến công, khi Đinh Tiên Hoàng dẹp “Loạn 12 sứ quân”, Đinh Tiên Hoàng phong cho Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân.
- Khi Đinh Tiên Hoàng mất, Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua, nhân cơ hội đó nhà Tống sang xâm chiếm nước ta. Vì lợi ích của dân tộc, Thái hậu họ Dương đã trao ngôi cho Lê Hoàn.
- Lê Hoàn xưng là Lê Đại Hành, đổi niên hiệu là Thiên Phúc, đóng đô ở Hoa Lư. Chỉ trong một tháng, dưới sự chỉ huy của Lê Đại Hành, quân dân Đại Cồ Việt đã đánh bại quân xâm lược nhà Tống.
Câu hỏi: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước mới dưới thời Tiền Lê và rút ra nhận xét.
- Nhận xét sơ đồ: Tổ chức bộ máy cai trị được hoàn thiện hơn (so với thời nhà Đinh).
+ Ở Trung ương: vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có thái sư, đại sư và quan lại -> hầu hết các quan lại đều là võ tướng.
+ Ở địa phương: cả nước được chia làm 10 lộ, dưới lộ có phủ, châu.
- Nhà Lê chú ý xây dựng quân đội mạnh gồm 10 đạo và hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.
Câu hỏi: Vì sao sử cũ gọi thời của Lê Hoàn là Tiền Lê?
Để phân biệt với thời kì nhà Lê sau này do Lê Lợi lập nên vào năm 1428 mà sử cũ gọi là Hậu Lê (hay là thời Lê sơ). Thời nhà Lê của Lê Hoàn lập trước nên gọi là Tiền Lê.
3. Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn
Câu hỏi: Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào? Tướng giặc chỉ huy là ai? Quân Tống vào bằng đường nào?
- Quân Tống xâm lược nước ta vào năm 981.
- Tướng giặc chỉ huy là Hầu Nhân Bảo.
- Chúng tấn công ta theo hai con đường: quân bộ theo đường Lạng Sơn, còn quân thuỷ theo đường sông Bạch Đằng.
Câu hỏi: Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn lãnh đạo.
- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Ông cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra trên sông Bạch Dằng, cuối cùng thuỷ quân địch bị đánh lui.
- Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh quân Tống quyết liệt; hơn nữa, chúng không thể kết hợp được với quân thuỷ nên bị tổn thất nặng, buộc phải rút quân về nước. Thừa thắng, quân ta tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Quân Tống đại bại, tướng Hầu Nhân Bảo bị giết chết và nhiều tướng khác bị bắt sống. Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.
Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn.
Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn có ý nghĩa lịch sử lớn lao: cuộc kháng chiến biểu hiện ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta,đ đánh bại nguy cơ xâm lược của nước ngoài (nhà Tống), giữ vững nền độc lập, củng cố lòng tin vững chắc ở sức mạnh và tiền đồ của nước Đại Cồ Việt.
Câu hỏi: Sau khi kháng chiến chống Tống thắng lợi, Lê Hoàn đã thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?
Lê Hoàn sai sứ sang Trung Quốc trao trả một số tù binh và đặt lại quan hệ bình thường với nhà Tống.