08/10/2017, 00:34

Nhà nước phong kiến

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 7, bài 7. Những nét chung về xã hội phong kiến. Nhà nước phong kiến Câu hỏi: Thế nào là chế độ quân chủ? Trong xã hội phong kiến giai cấp thống trị thiết lập bộ máy nhà nước do vua đứng đầu để bóc lột và đàn áp giai cấp bị trị (nông nô, nóng dân lĩnh ...

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 7, bài 7. Những nét chung về xã hội phong kiến. Nhà nước phong kiến

Câu hỏi: Thế nào là chế độ quân chủ?
 
Trong xã hội phong kiến giai cấp thống trị thiết lập bộ máy nhà nước do vua đứng đầu để bóc lột và đàn áp giai cấp bị trị (nông nô, nóng dân lĩnh canh...). Thể chế nhà nước do vua đứng đầu gọi là chế độ quân chủ.
 
Câu hỏi: Nền chuyên chế của các quốc gia phương Đông có gì khác nền chuyên chế ở các quốc gia châu Âu?
 
- Ở phương Đông, nền chuyên chế đã có từ thời cổ đại. Sang xã hội phong kiến, nhà nước quân chủ chuyên chế ngày càng được hoàn thiện hơn, vua chuyên chế có thêm quyền lực, nắm trong tay nhân quyền và thần quyền.
- Ở châu Âu, thời Hi Lạp và Rô-ma cổ đại đã có các hình thức:
+ Dân chủ, cộng hoà và đế chế, thực chất đều là chế dộ quân chủ.
+ Ở chế độ phong kiến phân quyền, quyền lực của nhà vua rất hạn hẹp, thực chất cũng chỉ là một lãnh chúa lớn mà thôi.
 
Câu hỏi: Thế nào là chế độ phong kiến tập quyền?
 
Chế độ phong kiến tập quyền là một chế độ chuyên chế quyền lực tập trung trong tay vua. Vua là “thiên tử”, là hoàng đế định đoạt mọi việc, các quan bên dưới chỉ là người giúp việc cho vua (không phân tán quyền lực) ở các nước phương Đông.
 
Câu hỏi: Thế nào là chế độ phong kiến phân quyền?
 
Chế độ phong kiến phân quyền là chế độ phong kiến quyền lực không tập trung trong tay nhà vua. Vua chẳng qua chỉ là một lãnh chúa lớn, còn ở từng lãnh địa, lãnh chúa có quyền lực tối cao về ruộng đất, về việc đặt ra và định mức các loại tô, thuế và đứng đầu cơ quan pháp luật.
 
Câu hỏi: Lập bảng tóm tắt những đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến phương Đông, phương Tây và rút ra nhận xét.
 
Những đặc điểm cơ bản Xã hội phong kiến phương Đông Xã hội phong kiến phương Tây Nhận xét
Thời kì hình thành Từ thế kỉ III TCN đến khoảng thế kỉ X. Từ thế kỉ V đến thế kỉ X. Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến sớm hơn.
Thời kì phát triển Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV. Phương Đông phát triển chậm chạp hơn.
Thời kì khủng hoảng và suy vong Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI. Ở các nước phương Đông quá trình khủng hoảng suy vong kéo dài hơn.
Cơ sở kinh tế Nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn. Nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa phong kiến. Cư dân sống chủ yếu đều nhở vào nông nghiệp, chăn nuôi, nghề thủ công.
Các giai cấp cơ bản Địa chủ và nông dân lĩnh canh. Lãnh chúa và nông nô. Địa chủ, lãnh chúa giao ruộng cho nông dân hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô.
Phương thức bóc lột Bằng địa tô. Bằng địa tô. Nông dân hoặc nông nô đều cực khổ.
 
Câu hỏi: Lập bảng so sánh cách tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến phương Đông và phương Tây theo mẫu sau:
Nội dung so sánh Xã hội phong kiến phương Đông Xã hội phong kiến phương Tây
Giai cấp thống trị Vua, quan, địa chủ. Vua, lãnh chúa.
Thể chế nhà nước Chế độ quân chủ. Chế độ quân chủ.
Quá trình xác lập quyền lực của nhà vua - Sự chuyên chế của nhà vua có từ thời cổ đại.
- Sang xã hội phong kiến, nhà vua chuyên chế còn tăng thêm quyền lực, trờ thành Hoàng đế hay Đại vưong.
- Quyền lực của vua lúc đầu bị hạn chế trong lãnh địa.
- Từ thế ki XV, khi các quốc gia phong kiến được thống nhất, quyền hành càng được tập trung trong tay vua.
 
0