Tinh dầu tràm có tác dụng gì ?
Nếu bạn chưa biết tác dụng của tinh dầu tràm tuyệt vời như thế nào, hãy cùng chúng tôi theo dõi thông tin sau đây. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên vì chúng đấy! Tinh dầu tràm là gì? Cũng như bất kỳ loại tinh dầu nào khác, tinh dầu tràm là loại tinh dầu được chiết suất từ ...
Nếu bạn chưa biết tác dụng của tinh dầu tràm tuyệt vời như thế nào, hãy cùng chúng tôi theo dõi thông tin sau đây. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên vì chúng đấy!
Tinh dầu tràm là gì?
Cũng như bất kỳ loại tinh dầu nào khác, tinh dầu tràm là loại tinh dầu được chiết suất từ cây tràm gió hay tràm trà, loại cây có thể tìm thấy nhiều nhất ở miền Trung Việt Nam, ngày xưa ông bà ta hay nhắc đến loại cây tràm đặc trưng của vùng Bình Trị Thiên, nay chính là Huế, Quảng Trị và Quảng Bình.
Tinh dầu tràm ( Cajeput Essential Oil ) là tinh dầu tự nhiên, được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước, hoàn toàn từ cây tràm gió, với các thành phần chính là lá, thân, cành. Tinh dầu tràm nguyên chất Thiện Tâm đã trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt nhất, nhằm đảo bảo chất lượng của sản phẩm luôn đạt đến 99,9 % nguyên chất
Trong tinh dầu tràm có chưa nhiều hoạt chất mang tính sát khuẩn cao, mùi thơm lại rất dễ chịu. Vì vậy thường được sử dụng để làm ấm cơ thể, trị cảm vì có thể kháng khuẩn một cách tự nhiên và chữa được các bệnh về hô hấp, có tác dụng long đờm.
Tác dụng bất ngờ của dầu tràm đối với trẻ sơ sinh
1. Chống cảm lạnh, tránh gió và tránh ho.
Khi thời tiết chuyển lạnh, hãy cho vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm của em bé. Nhớ rửa mặt bằng nước riêng để tránh dầu vào mắt của bé. Khi bé tắm nước có tinh dầu tràm sẽ giữ được cơ thể ấm áp, chống ho, chống cảm.
Có thể dùng dầu tràm thoa trực tiếp lên người bé (lên thái dương, lòng bàn chân…) sau khi bé tắm hoặc trước khi ra ngoài trời lạnh. Đối với trẻ sơ sinh, phương pháp tốt nhất là pha loãng tinh dầu tràm trong nước ấm rồi mới thoa lên người bé, nếu kết hợp với kỹ thuật massage càng tốt.
Phương pháp này chỉ dùng để đề phòng với một số bé có da nhạy cảm, vì dầu tràm được xem là loại lành tính, rất nhiều công hiệu mà không có phản ứng phụ. Bên cạnh đó nó còn làm ấm người nhưng không có tính nóng, rất an toàn cho sức khỏe em bé cũng như người mẹ trước và sau khi sinh.
Đối với bé những hôm trời lạnh nên massage lòng bàn chân với một ít dầu tràm rồi đeo tất đi ngủ. Đối với em bé sơ sinh khi bôi vào chân tay thì sau này bé sẽ cứng cáp hơn bình thường.
Miền Trung và miền Bắc cũng sắp phải đương đầu với những cơn giá rét nghiệt ngã – thì dầu tràm sẽ giúp cả gia đình miễn nhiễm các bệnh đường mũi họng suốt cả mùa đông lạnh.
2. Kháng khuẩn
Một trong những đặc tính ưu việt của dầu tràm là tính kháng khuẩn tốt. Cho một vài giọt dầu tràm vào trong chén nước nóng, hoặc thấm miếng bông gòn vào một ít dầu tràm rồi để ở các góc nhà sẽ giúp bầu không khí trong sạch, tinh khiết hơn, chưa kể mùi hương tràm thoang thoảng cũng tạo cảm giác dễ chịu cho bé. Dầu tràm còn có tác dụng ức chế các loại virus. Bởi vậy dầu tràm là một cách hiệu quả đề phòng cúm.
3. Chống và trị muỗi
Thoa dầu tràm (pha loãng trong nước ấm) lên da của bé sẽ giúp tránh được muỗi cắn – cách đơn giản hơn là cho bé tắm với nước có tinh dầu tràm. Nếu chẳng may em bé bị muỗi cắn thì thoa dầu tràm lên vết cắn cũng làm giảm sưng và đau ngứa rất nhanh.
4. Chống đầy hơi, không tiêu
Khi bụng bé bị đầy hơi, không tiêu, cho một ít dầu tràm vào tay rồi massage bụng, nó sẽ giúp bé rất nhiều. Đối với những gia đình ở các vùng quê hoặc bên sông nên hay có gió lạnh, với chai tinh dầu tràm nguyên chất sẽ giúp các bạn thanh lọc không khí và bảo vệ sức khỏe cả nhà.
5. Ức chế visus cúm H5N1
Trong quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đã phát hiện ra chất α-Terpineol từ tinh dầu tràm có tác dụng kháng khuẩn, dầu thuốc sử dụng α-Terpineol tự nhiên chiết xuất từ dầu tràm có tác dụng ức chế virus cúm H5N1.
Tác dụng của tinh dầu tràm đối với bà bầu, phụ nữ mang thai, sau khi sinh và người lớn tuổi:
- Trị cảm, ho, sổ mũi
- Chữa đau bụng cực nhanh
- Massage cơ nhức xương khớp
- Trị các vết côn trùng cắn, dị ứng
Cách sử dụng tinh dầu tràm
Đối với người lớn thì cách dùng dầu tràm đơn giản, chỉ bôi, xoa bình thường như dầu gió thôi. Còn đối với trẻ sơ sinh thì cần cẩn trọng hơn:
Bạn có thể cho một vài giọt dầu tràm hòa chung nước tắm cho trẻ, giúp trẻ chống lại được các cơn cảm lạnh, tránh gió máy. Hô hấp của bé cũng được làm ấm, tránh tình trạng ho hay viêm phổi trong những ngày thời tiết lạnh lẽo.
Sau khi tắm xong, lại dùng một chút dầu tràm xoa vào lòng bàn tay và ngực bé, giữ cho cơ thể bé luôn được ấm áp.
Mùi hương của dầu tràm cũng làm cho bé dễ chịu.
Các bạn nhớ thoa 1 lượng vừa phải, tuy dầu tràm không nóng như các loại dầu khác, tuy nhiên da trẻ em khá mỏng manh nên cần được bảo vệ sẽ tốt hơn
Đối với trẻ em có làn da dễ dị ứng, mẫn cảm, hòa nước ấm và dầu tràm loãng, xoa nhẹ lên người bé cũng giúp sát khuẩn, dịu các vết mẩn trên da và hỗ trợ bé bảo vệ làn da mình trước những nguyên nhân gây dị ứng.
Điều này cũng giúp bé tránh được muỗi. Các vết côn trùng cắn trên da bé nếu dùng dầu tràm nguyên chất thoa nhẹ lên cũng rất mau lành lại.
Xoa dầu tràm lên tay rồi đặt tay lên bụng trẻ khi trẻ bị đầy hơi, khó tiêu. Kết hợp mát xa sẽ làm cho bé đi ngoài dễ dàng hơn.
Không thoa trực tiếp lên da trẻ, dùng 1 giọt tinh dầu tràm xoa đều lên hai lòng bàn tay rồi mới thoa lên da trẻ.
Với nốt muỗi con, dùng tăm bông chấm nhẹ vào dầu tràm rồi chấm lên da bé từng chút tại những vết cắn. Nhớ chú ý xem phản ứng trên da của bé nhé các mẹ ơi.
Trị ho hay giữ ấm cho bé, dùng 2 giọt dầu tràm nhỏ vào khăn quàng, đắp lên ngực hay quấn nhẹ cổ bé.
Nhỏ vào chậu nước tắm cho bé các mẹ tùy vào làn da của con mình, nếu các bé có da khỏe 5-6 giọt, da mẫn cảm hơn thì 2-3 giọt nhé!
Xem máy khuếch tán tinh dầu : https://naototnhat.com/may-khuech-tan-tinh-dau.html
Như trên là bài viết về Khác với dầu gió thường bị chống chỉ định sử dụng cho nhiều trường hợp, dầu tràm tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé, vì thế dầu tràm được giới y khoa khuyến khích sử dụng bởi vì rất lành tính và an toàn cho người dùng. Vì vậy, các mẹ nên thủ sẵn trong nhà một chai tinh dầu tràm vừa để thanh lọc không khí vừa bảo vệ sức khỏe cả nhà nhé!