Tính chất hóa học của axit
BÀI 3: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT A. Tóm tắt kiến thức - Axit là hợp chất mà phân tử gồm có một gốc axit liên kết với một hay nhiều nguyên tử hidro. - Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro Axit không có oxi: tên axit = axit + tên phi kim + hidric. Ví dụ: HCL tên là axit clohidric - Axit có ...
BÀI 3: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT A. Tóm tắt kiến thức - Axit là hợp chất mà phân tử gồm có một gốc axit liên kết với một hay nhiều nguyên tử hidro. - Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro Axit không có oxi: tên axit = axit + tên phi kim + hidric. Ví dụ: HCL tên là axit clohidric - Axit có oxi và phi kim ứng với hóa trị cao nhất: tên axit = axit + tên phi kim + ic. Ví dụ: HNO3 tên là axit nitric - Axit có oxi và phi kim ứng với hóa trị thấp: tên ...
BÀI 3: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT
A. Tóm tắt kiến thức
- Axit là hợp chất mà phân tử gồm có một gốc axit liên kết với một hay nhiều nguyên tử hidro.
- Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro
Axit không có oxi: tên axit = axit + tên phi kim + hidric.
Ví dụ: HCL tên là axit clohidric
- Axit có oxi và phi kim ứng với hóa trị cao nhất: tên axit = axit + tên phi kim + ic.
Ví dụ: HNO3 tên là axit nitric
- Axit có oxi và phi kim ứng với hóa trị thấp: tên axit = axit + tên phi kim + ơ.
Ví dụ: HNO3 tên là axit nitrơ
Tính chất hóa học
- Dung dịch axit làm đổi màu quì tím thành đỏ.
- Tác dụng với kim loại: trừ dung dịch axit HNO2, H2SO4 đậm đặc, các dung dịch axit tác dụng với kim loại đứng trước hidro tạo thành muối và giải phóng H2.
Zn + 2HCl —> ZnCl2 + H2
- Tác dụng với bazơ: axit tác dụrig với bazơ tạo thành muối và nước. Phản ứng này gọi là phản ứng trung hòa.
Ca(OH)2 + 2HCl —> CaCl2 + 2H2O
- Tác dụng với oxit bazơ: axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.
CaO + 2HCl —> CaCl2 + H2O
B. Hướng dẫn giải bài tập (sgk trang 14)
Giải bài tập 1 trang 14 SGK hóa học 9: Viết phương trình:
Mg + H2SO4 —> MgSO4 + H2
MgO + H2SO4 —> MgSO4 + H2O
Mg(OH)2 + H2SO4 —> MgSO4 + 2H2O
Giải bài tập 2 trang 14 SGK hóa học 9: Hướng dẫn:
a) Mg + 2HCl —> MgCl2 + H2
b) CuO + 2HCl —> CuCl2 + H2O
c) Fe(OH)3 + 3HCl —> FeCl3 + 3H2O
Fe2O3 + 6HCl —> 2FeCl3 + 3H2O
d) Al2O3 + 6HCl —> 2AlCl3 + 3H2O
Giải bài tập 3 trang 14 SGK hóa học 9:
a) MgO + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O
b) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
c) Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O
d) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
e) Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
Giải bài tập 4 trang 14 SGK hóa học 9:
a) Phương pháp vật lí :
Dùng thanh nam châm (sau khi đã bọc đầu nam châm bằng mảnh nilon nhỏ, mỏng) chà nhiều lần, ta cũng thu được 2g bột Fe.
b) Phương pháp hoá học :
- Ngâm hỗn hợp bột Cu và Fe trong dung dịch HCl dư. Phản ứng xong, lọc lấy chất rắn, rửa nhiều lần trên giấy lọc. Làm khỏ chất rắn, thu được bột Cu. Cân, giả sử được 8g. Suy ra trong hỗn hợp có 80% Cu và 20% Fe.
- Phương trình hóa học: Fe + 2HCl —> FeCl2 + H2
Cu + HCl —> không xẩy ra phản ứng hóa học