24/05/2018, 15:35

Tỉnh An Giang

Tỉnh có phía tây bắc giáp Campuchia (104 km), phía tây nam giáp tỉnh Kiên Giang (69,789 km), phía nam giáp thành phố Cần Thơ (44,734 km), phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp (107,628 km). có Thành phố trực thuộc (Long ...

Tỉnh có phía tây bắc giáp Campuchia (104 km), phía tây nam giáp tỉnh Kiên Giang (69,789 km), phía nam giáp thành phố Cần Thơ (44,734 km), phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp (107,628 km).

có Thành phố trực thuộc (Long Xuyên) và 2 thị xã (Châu Đốc, Tân Châu) và 8 huyện là:

* Thành phố Long Xuyên: 11 phường và 2 xã

* Thị xã Châu Đốc: 4 phường và 3 xã

* Thị xã Tân Châu: 5 phường và 9 xã

* Huyện An Phú: 2 thị trấn và 12 xã

* Huyện Châu Phú: 1 thị trấn và 12 xã

* Huyện Châu Thành: 1 thị trấn và 12 xã

* Huyện Chợ Mới: 2 thị trấn và 16 xã

* Huyện Phú Tân: 2 thị trấn và 16 xã

* Huyện Thoại Sơn: 3 thị trấn và 14 xã

* Huyện Tịnh Biên: 3 thị trấn và 11 xã

* Huyện Tri Tôn: 3 thị trấn và 12 xã

có 156 xã, phường và thị trấn

Biểu trưng tỉnh An Giang

có tổng diện tích tự nhiên 353.676 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 280.658 ha, đất lâm nghiệp 14.724 ha.

có tổng dân số 2.217.488 người, 455.901 hộ (theo số liệu điều tra cuối năm 2007). Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Toàn tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số, với 114.632 người, chiếm 5,17% tổng dân số toàn tỉnh

* Dân tộc Khmer có 18.512 hộ, 86.592 người, chiếm tỷ lệ 75,54% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 3,9% so tổng dân số toàn tỉnh; trong đó có 16.838 hộ với dân số khoảng 80.000 người (chiếm gần 92% tổng số dân tộc Khmer toàn tỉnh) sống tập trung ở 2 huyện miền núi: Tri Tôn và Tịnh Biên, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn. Hầu hết đồng bào dân tộc Khmer theo Phật giáo Nam tông, có mối quan hệ rộng rãi với đồng bào dân tộc Khmer các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và người Khmer ở Campuchia. Nguồn thu nhập chủ yếu của đồng bào Khmer từ trồng trọt, chăn nuôi gia đình và làm thuê mướn theo thời vụ.

* Dân tộc Chăm có 2.660 hộ, 13.722 người, chiếm tỷ lệ gần 12% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,62% so tổng dân số toàn tỉnh, sống tập trung khá đông ở huyện An Phú và thị xã Tân Châu, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Phú Tân, Châu Phú và Châu Thành. Hầu hết đồng bào Chăm theo đạo Hồi, có mối quan hệ với tín đồ Hồi giáo các nước Ả Rập, Malaysia, Indonesia, Campuchia. Nguồn thu nhập chính bằng nghề chài lưới, buôn bán nhỏ và dệt thủ công truyền thống.

* Dân tộc Hoa có 2.839 hộ, 14.318 người, chiếm tỷ lệ 12,50% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,65% tổng dân số toàn tỉnh. Đại bộ phận sống ở thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, có mối quan hệ chặt chẽ với người Hoa trong vùng và nhiều nước trên thế giới. Đồng bào người Hoa phần lớn theo Phật giáo Đại thừa, đạo Khổng và tín ngưỡng dân gian. Một bộ phận lớn kinh doanh thương mại, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có cuộc sống ổn định, thu nhập khá hơn so với các dân tộc khác.

An Giang có một số thắng cảnh tiêu biểu như:

* Châu Đốc: nổi tiếng với Lễ hội vía Bà Chúa xứ, núi Sam là lễ hội lớn nhất miền Nam. Khu du lịch núi Sam có nhiều di tích lịch sử, tôn giáo quan trọng như: lăng Thoại Ngọc Hầu, mộ đức Phật thầy tây An,... Ngoài ra còn có các làng Chăm ven sông Hậu, làng bè Châu Đốc...

* Thất Sơn: gồm 7 ngọn núi thuộc 2 huyện Tịnh Biên & Tri Tôn. Lâm Viêm Núi Cấm, nơi có đường cho xe ô tô lên núi, có chùa Phật Lớn lâu đời, có tượng Phật Di Lặc được sách kỷ lục Việt Nam công nhận lớn nhất cả nước.

* Chợ nổi Long Xuyên: Là một chợ trên con sông với hàng trăm ghe, thuyền tụ tập lại để buôn bán hàng hóa nông sản như bánh canh ngọt, lạt, bánh tầm, bánh bò, hủ tiếu, chè đậu đỏ, càphê...

* Rừng tràm Trà Sư là điểm du lịch sinh thái rộng trên 700 ha, nằm giữa lòng tứ giác Long Xuyên, thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên.

* Hồ Thoại Sơn là một trong những hồ đẹp cách thành phố Long Xuyên 29 km theo đường tỉnh lộ 943.

* Búng Bình Thiên (còn gọi là Hồ nước trời) là một hồ nước ngọt đặc biệt tại huyện An Phú, quanh năm xanh ngát cho dù xung quanh các kênh rạch bị vẩn đục phù sa.

* Cù lao Giêng (Chợ Mới), mình quê sông nước hữu tình nằm giữa sông Tiền với nhiều công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc như Quần thể kiến trúc Thiên chúa giáo xã Tấn Mỹ, Thánh đường Cù lao Giêng, Chùa Đạo Nằm, Phủ thờ Mã Tộc, Chùa Bà Vú,... Cũng là nơi xuất thân của nhiều danh nhân An Giang.

An Giang có Trường Cao đẳng nghề An Giang và Trường Đại học An Giang. Hệ thống các trường phổ thông, trung học, tiểu học, mầm non tương đối hoàn chỉnh.

Danh nhân

Chính trị

* Cố Chủ tịch nước CHXHCNVN Tôn Đức Thắng (Long Xuyên).

* Cố thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Ngọc Thơ (Long Xuyên).

* Cố Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Văn Hưởng (Chợ Mới).

* Cố Bộ trưởng Bộ ngoại giao Ung Văn Khiêm (Chợ Mới).

* Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu (Chợ Mới).

* Lãnh tụ phong trào chống Pháp Trần Văn Thành (Phú Tân).

Văn học, nghệ thuật

* Nhà văn Nguyễn Quang Sáng (Chợ Mới).

* Nhà văn Anh Đức (Châu Thành).

* Nhà văn Nguyễn Chánh Sắt (Tân Châu).

* Nhà văn Trịnh Bửu Hoài (Châu Đốc).

* Nhà thơ Viễn Phương (Tân Châu).

* Nhạc sĩ Hoàng Hiệp (Chợ Mới).

* Nhạc sĩ Song Ngọc (Long Xuyên).

* Ca sĩ Tạ Minh Tâm (Long Xuyên).

* Ca sĩ Đức Tuấn (Long Xuyên).

* Ca sĩ Đông Đào (Phú Tân).

* Ca sĩ Ưng Hoàng Phúc (Chợ Mới).

* ca sĩ Quách Tuấn Du (Tân Châu).

* Nghệ sĩ Can Trường (Chợ Mới).

* Nghệ sĩ Tấn Tài (Thoại Sơn).

* Nghệ sĩ hài Tấn Beo (Thoại Sơn).

* Nghệ sĩ hài Tấn Bo (Thoại Sơn).

* Nghệ sĩ hài Kiều Oanh (An Phú).

* Họa sĩ Chóe (Chợ Mới).

* TS. NSƯT. Bạch Tuyết (An Phú).

* nghệ Sĩ Linh Tâm (Tân Châu)

* Soạn giả Hoa Phượng (Thoại Sơn).

Giáo dục

* GS. TS. NGND. Võ Tòng Xuân (Tri Tôn).

* Nhà giáo Trần Hữu Thường (Tân Châu).

Tôn giáo

* Người sáng lập đạo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ (Phú Tân).

* Phật Trùm (Tri Tôn).

Quân sự

* Tướng nhà Nguyễn Nguyễn Văn Nhơn (Vĩnh An, An Giang xưa).

* Tướng nhà Nguyễn Thư Ngọc Hầu (Chợ Mới).

* Người cộng tác với Pháp Trần Bá Lộc (Chợ Mới).

0