Bài thực hành về kiểu dữ liệu xâu
B1: Nhập vào một xâu ký tự s, sau đó thực hiện các yêu cầu sau: Đếm số ký tự là chữ cái, chữ số, các ký tự khác có ở trong xâu Kiểm tra xem xâu vừa nhập có phải là xâu đối xứng không Nhập từ bàn phím một xâu sc và đếm xem trong xâu s ...
B1: Nhập vào một xâu ký tự s, sau đó thực hiện các yêu cầu sau:
- Đếm số ký tự là chữ cái, chữ số, các ký tự khác có ở trong xâu
- Kiểm tra xem xâu vừa nhập có phải là xâu đối xứng không
- Nhập từ bàn phím một xâu sc và đếm xem trong xâu s xuất hiện xâu sc bao nhiêu lần
Hướng dẫn:
- Câu a với mỗi yêu cầu người học xây dựng một hàm tương ứng
- Câu b người học xây dựng một hàm đảo xâu và so sánh xâu đảo với xâu gốc, nếu hai xâu này bằng nhau thì xâu đã cho là xâu đối xứng
- Sử dụng hàm SubString để thực hiện yêu cầu này
B2: Một số tự nhiên được gọi là palindrom nếu nó trùng với số được tạo thành từ các chữ số của nó viết theo thứ tự ngược lại: Ví dụ 4884;595;
Hãy tìm:
a/ Các số tự nhiên nhỏ hơn 100 mà bình phương của chúng là palindrom.
b/ Tìm tất cả các palindrom nhỏ hơn 100 mà bình phương của chúng là palindrom.
B3:Viết chương trình nhập một xâu vào từ bàn phím và thông báo lên màn hình
xâu đó có phải đối xứng không theo 2 cách: Đệ qui và không đệ qui. (Ví dụ: abba,
abcba là các xâu đối xứng).
Hướng dẫn:
- Nếu xâu Length(st)<=1 thì st là xâu đối xứng
- Ngược lại:
+ Nếu st[1]<>st[Length(st)] thì st không đối xứng
+ Ngược lại: Gọi đệ qui với xâu st sau khi bỏ đi ký tự đầu và ký tự cuối.
B4:Viết chương trình nhập vào một xâu ký tự từ bàn phím. Tìm xâu đảo ngược của
xâu đó rồi in kết quả ra màn hình theo 2 cách: Đệ qui và không đệ qui.
Hướng dẫn:
- Nếu xâu St có 1 ký tự thì xâu đảo = St.
- Ngược lại: Xâu đảo = Ký tự cuối + Đệ qui(Phần còn lại của xâu St).