Tìm ra cách đun sôi nước chỉ trong chớp mắt
Mới đây, các nhà khoa học tại Đức đã tìm ra cách làm cho nước đạt nhiệt độ cực cao chỉ trong vòng chưa đầy một cái chớp mắt. Trong một báo cáo khoa học vừa công bố gần đây, các nhà nghiên cứu tại Hamburg, nước Đức cho biết họ đã tìm ra một cách khiến cho phân tử nước đạt tới nhiệt độ 600 độ C ...
Mới đây, các nhà khoa học tại Đức đã tìm ra cách làm cho nước đạt nhiệt độ cực cao chỉ trong vòng chưa đầy một cái chớp mắt.
Trong một báo cáo khoa học vừa công bố gần đây, các nhà nghiên cứu tại Hamburg, nước Đức cho biết họ đã tìm ra một cách khiến cho phân tử nước đạt tới nhiệt độ 600 độ C chỉ trong thời gian rất ngắn, một phần nghìn tỷ giây (1 pico giây hay 1 ps). Để dễ hình dung, nếu như một pico giây có thời gian tương đương 1 giây, thì 1 giây sẽ kéo dài tới gần 32.000 năm!
Sau khi được kích thích, phân tử nước sẽ có cấu trúc hỗn độn như thế này
Để làm được điều này, các nhà khoa học cần sử dụng một tia đặc biệt, đưa một electron qua một đoạn đường zic-zac, khiến cho nó phát ra một sóng điện từ, với tần số lên tới mức terahertz.
Khi sóng điện từ này va chạm với phân tử nước, nó sẽ làm cho phân tử nước dao động liên tục, và làm tăng nhiệt độ một cách đột ngột. Khi đó, cấu trúc hydro của phân tử nước sẽ bị phá vỡ, nó sẽ trở thành một cấu trúc hỗn độn như hình dưới, nhưng lại vẫn giữ được mật độ đủ cao để tạo thành dạng lỏng của nước.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là một nghiên cứu dựa trên những phát triển lý thuyết, và được giả lập bằng các siêu máy tính, dựa trên lượng nước chỉ là một phần tỷ lít nước.
Để có thể thực sự theo dõi các phản ứng trong thí nghiệm, các nhà khoa học sẽ phải sử dụng các máy X-quang với bước sóng siêu ngắn. Những cơ sở trang thiết bị này mới đang trong quá trình xây dựng, và có lẽ tới năm 2015 thì các thí nghiệm đầu tiên mới có thể được tiến hành.