Nghiên cứu các thói quen "không ngờ" khiến bạn bị ghét
Theo các nghiên cứu xã hội, việc đăng hình Facebook mỗi ngày, để râu, khen ngợi... là một số thói quen khiến bạn vô tình bị ghét... Một số nghiên cứu tâm lý và phản ứng xã hội từng kết luận rằng: Bản chất con người luôn muốn ghét bỏ nhau. Trong lịch sử, những điều “khác thường” ...
Theo các nghiên cứu xã hội, việc đăng hình Facebook mỗi ngày, để râu, khen ngợi... là một số thói quen khiến bạn vô tình bị ghét...
Một số nghiên cứu tâm lý và phản ứng xã hội từng kết luận rằng: Bản chất con người luôn muốn ghét bỏ nhau. Trong lịch sử, những điều “khác thường” trong một cộng đồng như khác màu da hoặc màu tóc - luôn phải nhận sự phân biệt đối xử, từ vô cớ tấn công đến bị bắt làm nô lệ, hoặc thậm chí bị giết chết.
Nhưng ngay cả khi sống trong một xã hội văn minh, con người vẫn không từ bỏ bản chất của mình. Có thể chúng ta đã từng chứng kiến cảnh một người bạn học bị bắt nạt mà không có lý do. Dưới đây là những nguyên nhân khá “nực cười” và vô lý khiến một người bị ghét theo tổng hợp của trang Listverse.
1. Đăng ảnh lên Facebook mỗi ngày
Chúng ta thường cho rằng, việc chia sẻ những bức ảnh với bạn bè là không xấu, nhưng ít ai ngờ, rất có thể bạn sẽ bị ghét vì điều này. Hãy thử tưởng tượng một cô gái rất bình thường, ngày ngày sáng đi học, đi làm, tối về nhà quây quần bên gia đình.
Cô có một thói quen, đó là đứng đâu hay gặp bất kỳ điều gì lạ mắt cũng chụp ảnh “tự sướng” rồi post lên Facebook. Nghe thì rất bình thường, nhưng thực chất điều này lại khiến cho nhiều người trong list friend của cô ấy thấy khó chịu.
Theo một nghiên cứu tại ba trường đại học nổi tiếng thuộc Vương quốc Anh chỉ ra, việc đăng ảnh lên mạng xã hội có ảnh hưởng rất tiêu cực đến mối quan hệ ngoài đời thực.
Càng nhiều ảnh được chia sẻ, sự gần gũi và thân mật trong các mối quan hệ trên mạng xã hội càng giảm đi và thậm chí ảnh hưởng đến những mối quan hệ trong cuộc sống thực.
Lý giải cho điều này, những nhà nghiên cứu cho biết, phần lớn người sử dụng Facebook không để tâm đến việc sửa sang lại giao diện trong mục cài đặt. Vậy nên gần như tất cả bức ảnh được chia sẻ sẽ hiện ngay trên “news feed”.
Tuy nhiên, không phải ai trong số họ, hay hầu hết những người này không hề muốn ngày nào cũng phải nhìn thấy cùng một gương mặt trên mạng xã hội vốn đã rất “loạn”.
2. Sở hữu khuôn mặt "phốp pháp"
Nghe thật kỳ quặc, nhưng nếu bạn sở hữu một gương mặt khá to thì có lẽ bạn đang gây rắc rối cho chính mình. Việc sở hữu một gương mặt to không chỉ ảnh hưởng đến hành vi của bản thân, mà còn ảnh hưởng đến hành động những người xung quanh.
Các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Delaware (Mỹ) phát hiện, những người đàn ông có khuôn mặt rộng nhưng ngắn nhiều khả năng sẽ bộc lộ thẳng thừng các thành kiến về chủng tộc của riêng họ. Bên cạnh đó, họ không đáng tin và ít trung thực hơn.
Hình dạng mặt to lớn này từng được chứng minh là biểu hiện của lượng hormone nam tính testosterone cao hơn trung bình và có liên quan đến những hành vi hung hăng.
Dẫu vậy, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, phát hiện này không ám chỉ đàn ông mặt rộng nhưng ngắn có nhiều thành kiến về chủng tộc, mà họ có xu hướng thể hiện rõ ràng hơn những thành kiến đó nếu có.
Tuy vậy, với nhiều người, khuôn mặt to cũng gây ảnh hưởng lên hành vi của những người xung quanh, khiến hành động của họ trở nên ích kỷ hơn. Điều này có nghĩa, họ sẽ loại bỏ những người có khuôn mặt được cho là hung hăng này trước tiên.
3. Thói quen để râu ria lộn xộn
Nhiều người cho rằng, đàn ông phải để râu nhằm thể hiện sự nam tính. Bằng chứng là những đạo diễn nổi tiếng như James Cameron, hay những diễn viên đình đám như Brat Pitt hoặc Chris Hemsworth… đều để râu. Tuy nhiên, việc nuôi râu cũng có thể khiến mọi người nghĩ bạn là một “tội phạm tình dục” tiềm năng.
Trong một thập kỷ trở lại đây, một số nghiên cứu đã tìm ra sự liên hệ giữa bản tính hung hăng và những người để râu. Kết quả cho thấy, những người này có xu hướng phạm tội rất cao.
Năm 2004, trong 371 người được hỏi thì có đến 82% cho biết họ hình dung tội phạm là những người rậm râu. Thậm chí, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra, tòa án có xu hướng kết tội những người râu rậm vào tội danh nghiêm trọng như hiếp dâm.
Tuy nhiên điều này quả thật mâu thuẫn khi cũng có khá nhiều nghiên cứu cho thấy, việc để râu gắn liền với sự hấp dẫn và đáng tin cậy. Tức là những người để râu dù trông có phong độ và đáng tin vẫn có thể bị ghét và kinh sợ.
4. Khen ngợi
Thật vô lý khi tất cả mọi người đều thích được khen ngợi. Vậy lý do gì khiến người khen lại bị ghét? Câu trả lời là người “được khen” sẽ không ghét, nhưng “người khác” thì có.
Một nghiên cứu của “Tạp chí nghiên cứu người tiêu dùng” - The Journal of Consumer Reasearch được tiến hành để thăm dò phản ứng của khách hàng khi “nghe lỏm” được lời khen của người bán hàng dành cho một khác hàng khác.
Kết quả cho thấy, dù những người này biết rằng, người bán hàng chỉ bày tỏ sự chân thành, họ vẫn có xu hướng phản ứng tiêu cực. Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Mỹ cũng được tiến hành sau đó, kết quả cho thấy, con người thường cảm thấy ghen tị khi người khác được khen mà mình thì không, đặc biệt nếu người được khen là bạn học hay đồng nghiệp.
5. Đổ mồ hôi
Ai trong chúng ta cũng tiết mồ hôi. Khi đang tập thể dục, thân nhiệt tăng, cơ thể chúng ta tiết mồ hôi chủ yếu dựa vào tuyến tiết thủy dịch – eccrine gland. Nhưng khi căng thẳng, tuyến mồ hôi gây mùi tiết từ nách - tuyến đầu tiết (apocrine gland) hoạt động mạnh.
Theo khoa học, mồ hôi đến từ tuyến eccrine ít gây ảnh hưởng đến người khác nhưng khi xuất phát từ apocrine thì ngược lại. Chúng gây ra một sự khó chịu và khiến bản thân bị đánh giá là kém cỏi, vô dụng.
Gần đây, một số nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu bằng cách đóng chai loại mồ hôi tiết ra khi stress và đưa vào một thiết bị có tác dụng bơm trực tiếp mùi đến mũi đối tượng thử nghiệm.
Sau đó, một số tình nguyện viên được xem video về những người phụ nữ đang “toát mồ hôi”, đồng thời mũi ngửi mùi “mồ hôi căng thẳng”. Kết quả cho thấy, gần như tất cả tình nguyện viên đều đánh giá những người phụ nữ trong video không đáng tin cậy. Một số tình nguyện viên nam thậm chí còn phản ứng gay gắt, có nguy cơ dẫn đến bạo hành.