Tìm hiểu về fast food?
Đồ ăn nhanh Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì đồ ăn nhanh hay thức ăn nhanh (tiếng Anh là Fast Food) là một thuật ngữ chỉ thức ăn có thể được chế biến và phục vụ cho người ăn một cách rất nhanh chóng. Bữa ăn với ít thời gian chuẩn bị có thể được coi là thức ăn nhanh, thông ...
Đồ ăn nhanh
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì đồ ăn nhanh hay thức ăn nhanh (tiếng Anh là Fast Food) là một thuật ngữ chỉ thức ăn có thể được chế biến và phục vụ cho người ăn một cách rất nhanh chóng.
Bữa ăn với ít thời gian chuẩn bị có thể được coi là thức ăn nhanh, thông thường thuật ngữ này hàm ý nói đến thực phẩm được bán tại một nhà hàng hoặc cửa hàng với các thành phần làm nóng trước hoặc được nấu sẵn, và phục vụ cho khách hàng trong một hình thức đóng gói mang đi. Thuật ngữ "thức ăn nhanh" đã được đưa vào Từ điển tiếng Anh Merriam - Webster năm 1951.
Cửa hàng có thể được viết tắt hoặc các quán có thể có hoặc không có chỗ ngồi cho thực khách, hay nhà hàng thức ăn nhanh (còn gọi là nhà hàng phục vụ nhanh chóng). Hoạt động nhượng quyền thương mại là một phần của chuỗi nhà hàng có thực phẩm được tiêu chuẩn hóa và vận chuyển đến nhà hàng từ các địa điểm trung tâm.
Các yêu cầu về vốn tham gia vào việc mở một nhà hàng thức ăn nhanh không nhượng quyền thương mại là tương đối thấp. Thức ăn nhanh luôn có những khách hàng trung thành của mình nhờ vào lợi thế cung cấp thức ăn sử dụng ngay lập tức, không cần đợi chờ, tiết kiệm được thời gian và thuận lợi cho những người đang sống trong một xã hội công nghiệp hiện đại mà từng phút trôi qua đều được tính toán kỹ lưỡng, chặt chẽ, đồng thời đảm bảo về mặt cảm quan, khẩu vị…
Không ít trẻ em và cả người lớn trên thế giới này nghiện thức ăn nhanh. Thế nhưng, trước khi thưởng thức, những khách hàng của thức ăn nhanh có lẽ nên xem mình có thuộc nhóm được ăn thức ăn nhanh hay không, và nếu được ăn, thì được ăn bao nhiêu.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Anh, đăng tải trên Tạp chí Gut đã chỉ ra rằng việc ăn đồ ăn nhanh thường xuyên và thiếu tập thể dục sẽ làm cho bạn trở nên mập hơn và có nguy cơ mắc các bệnh về gan. Đối với những người có cân nặng ở mức trung bình, có thể nhận thấy cân nặng thay đổi theo hướng tăng lên từ 10 - 15% chỉ sau một tháng.
Nghiên cứu dựa trên việc theo dõi 18 người gầy, không luyện tập thể thao và ăn đồ ăn nhanh trong suốt một tháng. Kết quả là những người này đã tăng trung bình 6,5kg. Trong số những người tình nguyện đó, có một người đã tăng tới 12kg. Sau thời gian thử nghiệm, có tới 11 người tình nguyện có tỷ lệ alanine aminotransferase (enzim chỉ thị mức độ tổn thương gan) tăng cao, cho thấy gan đã bị tổn thương.
Thậm chí, có một người tình nguyện còn xuất hiện hiện tượng gan nhiễm mỡ. Những người đầu tiên phải nói “không” với thức ăn nhanh là những người cao tuổi đang mắc các bệnh mãn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng và lối sống như cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipit, tăng cholesterol máu, thừa cân, béo phì…
Khối năng lượng khổng lồ, lượng chất béo quá cao và hầu như không có chất xơ trong các loại thức ăn nhanh kiểu Âu- Mỹ hoàn toàn không phù hợp với chế độ ăn của những người mắc căn bệnh này, vốn yêu cầu lượng năng lượng vừa phải, ít chất béo, ít chất ngọt, nhiều chất xơ và rau xanh, quả tươi.
Mặt khác, vào cửa hàng bán thức ăn nhanh thì không thể ăn chậm được, mà những người bệnh này thì cần ăn chậm, nhai kỹ, dừng lại trước khi có cảm giác quá no để kiểm soát được lượng thực phẩm ăn vào của mình