25/05/2018, 09:30

Tiêu hao năng lượng

CHCB là năng lượng cần thiết để duy trì sự sống con người trong điều kiện nhịn đói, hoàn toàn nghĩ ngơi và nhiệt độ môi trường thích hợp. Đó chính là năng lượng tối thiểu để duy trì các chức phận sinh lý cơ bản như: tuần hoàn, hô hấp, hoạt ...

CHCB là năng lượng cần thiết để duy trì sự sống con người trong điều kiện nhịn đói, hoàn toàn nghĩ ngơi và nhiệt độ môi trường thích hợp. Đó chính là năng lượng tối thiểu để duy trì các chức phận sinh lý cơ bản như: tuần hoàn, hô hấp, hoạt động các tuyến nội tiết, duy trì thân nhiệt...

Các yếu tố ảnh hưởng đến CHCB:

Tình trạng hệ thống thần kinh trung ương

Cường độ hoạt động các hệ thống nội tiết và men (chức phận một số hệ thống nội tiết làm tăng CHCB (tuyến giáp trạng), trong khi hoạt động một số tuyến nội tiết khác làm giảm CHCB (tuyến yên).

Tuổi và giới (ở phụ nữ thường thấp hơn nam giới 5 - 10%, CHCB của trẻ em thường cao hơn người lớn tuổi, tuổi càng nhỏ CHCB càng cao. Ở người đứng tuổi và già, CHCB thấp dần).

Trong trường hợp nhịn đói hay thiếu ăn, CHCB giảm. Tình trạng thiếu ăn nặng kéo dài, CHCB giảm tới 50%.

Trong những trường hợp cần thiết, người ta đo CHCB. Đơn giản nhất là cách tính CHCB bằng 1 Kcal cho 1 Kg cân nặng trong một giờ. Tuy nhiên CHCB còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Hợp lý hơn là tính toán CHCB theo tiết diện da. Tiết diện da phụ thuộc chiều cao và cân nặng có thể tính toán theo công thức đơn giản sau:

S = 0,0087 (W + H) – 0,26

Trong đó: S: tiết diện da (m2)

W: trọng lượng cơ thể (kg)

H: chiều cao (cm)

Tiết diện da còn được tính theo toán đồ tính diện tích da (Hình 2.3). Từ toán đồ tính diện tích da, có thể tính được chuyển hoá cơ bản của một người theo Bảng 2.3

Bảng 2.3 Chuyển hoá cơ bản tính theo kcal/m2 diện tích da/giờ (Hoàng Tích Mịnh và Hà Huy Khôi, 1977)

Ngoài ra người ta còn có thể tính CHCB theo nhiều phương pháp khác. Bảng 2.4 biểu thị cách tính chuyển hoá cơ bản dựa vào cân nặng.

Bảng 2.4 Công thức tính CHCB dựa theo cân nặng (Hà Huy Khôi, 1996)

Hình 2.3. Toán đồ tính diện tích da (Tver and Russell, 1989)

Ngoài chuyển hoá cơ bản ra, hoạt động thể lực là nhân tố chủ yếu nhất ảnh hưởng đến sự tiêu hao năng lượng của cơ thể. Trong hoạt động thể lực, trọng lượng của cơ thể người là một loại phụ tải. Hoạt động của cơ thể đòi hỏi cơ bắp và các tổ chức khác sinh công. Quá trình này, ngoài việc tiêu hao cơ năng ra, tế bào và các cơ quan tổ chức có liên quan khi hợp thành nhiều chất mang năng lượng như protein, lipid, glycogen.. cũng đòi hỏi tiêu hao năng lượng. Hoạt động cơ bắp càng mạnh và thời gian hoạt động càng nhiều thì năng lượng tiêu hao càng lớn. Trình độ quen việc của lao động chân tay cũng ảnh hưởng đến mức tiêu hao năng lượng. Phương pháp đo chính xác mức tiêu hao năng lượng là tương đối phức tạp, và chỉ có thể dùng vào nghiên cứu khoa học. Phương pháp tương đối đơn giản là dùng “phương pháp quan sát sinh hoạt” được biểu thị bằng tiêu hao năng lượng cho các hoạt động thể lực ở Bảng 2.5.

Bảng 2.5 tính theo Kcal/kg cân nặng/giờ của người trưởng thành khi thực hiện các hoạt động khác nhau và nghĩ ngơi (Hoàng Tích Mịnh và Hà Huy Khôi, 1977)

Loại lao động Năng lượng tiêu hao ngoài CHCB (Kcal/kg/giờ) Năng lượng tiêu hao gộp cả CHCB (Kcal/kg/giờ)
Nằm nghĩ ngơi 0,10 1,10
Ngồi yên 0,43 1,43
Đọc to 0,50 1,50
Đứng thoải mái 0,50 1,50
May tay 0,50 1,50
Ngủ 0,57 1,57
Đứng nghiêm 0,63 1,63
Đan bằng que đan 0,66 1,66
Hát 0,74 1,74
Ăn cơm 0,84 1,84
May máy 0,95 1,95
Nghe giảng, ghi bài 0,96 1,96
Đánh máy chữ nhanh 1,00 2,00
Ủi quần áo (bàn ủi 2,5 kg) 1,06 2,06
Rửa chén đĩa 1,06 2,06
Quét nhà (138 động tác/phút) 1,41 2,41
Bọc bìa đóng gáy sách 1,43 2,43
Bài tập thể dục nhẹ 1,43 2,43
Khâu giày 1,57 2,57
Dạo chơi thong thả (4km/giờ) 1,86 2,86
Rèn luyện thể lực khá nặng 3,14 4,14
Thợ mộc, cơ khí 2,43 3,43
Đi khá nhanh (6 km/giờ) 3,28 4,28
Thợ đá 4,71 5,71
Lao động nặng 5,43 6,43
Chặt cây 5,43 6,43
Bơi 6,14 7,14
Chạy (gần 8,5 km/giờ) 7,14 8,14
Lao động rất nặng 7,57 8,57

Phương pháp đo năng lượng trực tiếp

Phương pháp đo năng lượng trực tiếp gồm quá trình đo lường năng lượng tiêu hao ở giai đoạn nhất định bằng cách đo lượng nhiệt mất đi từ cơ thể người. Về mặt nguyên lý, đây là phương pháp đo đơn giản, và số lượng phòng được thiết kế xây dựng cho quá trình đo cho con người phải được bảo vệ tránh sự mất nhiệt.

Dụng cụ đo của Atwater có phòng nhỏ để người có thể ở lâu trong vài ngày, có giường nằm và xe đạp tại chỗ để theo dõi các động tác lao động. Thức ăn và chất thải ra qua lỗ nhỏ. Thành ngoài cách nhiệt tốt, lượng nhiệt do cơ thể phát ra sẽ do nước chảy theo các ống chung quanh hấp thu. Dựa vào nhiệt độ của nước tăng lên sẽ tính được lượng nhiệt thải ra. Một hệ thống luân chuyển không khí khép kín đảm bảo độ thoáng khí của phòng. Không khí trong phòng đi qua các bình chứa nước chất hấp phụ CO2, sau đó O2 được tăng cường để duy trì nó ở mức độ bình thường. Nguyên lý của máy đo này đơn giản nhưng thiết kế và sử dụng rất khó khăn và tốn kém về thực hành. Nhược điểm của phương pháp đo trực tiếp là chỉ có thể thực hiện trong vòng vài giờ hoặc hơn, do kỹ thuật giả định rằng không có sự tăng hoặc giảm nhiệt độ của cơ thể người trong thời gian đo năng lượng.

Phương pháp đo năng lượng gián tiếp

Phương pháp này dựa vào sự oxy hoá thực phẩm trong cơ thể người, oxy được tiêu thụ và CO2 được sinh ra. Điều này được thể hiện từ phương trình hoá học lượng pháp diễn tả sự oxy hoá 1 mol glucose:

C6H12O6 + 6 O2 → 6 CO2 + 6 H2O + nhiệt

(180 g) (6 x 22,4 l) (6 x 22,4 l) (6 x 18 g) (2,78 MJ)

Năng lượng toả ra từ sự oxy hoá 1 g glucose là 15,4 kJ (2780/180) và do đó mỗi lít oxy tiêu thụ tương đương với lượng nhiệt sinh ra là 20,7 kJ (2780/6 x 22,4). Vì vậy nếu số lượng oxygen tiêu thụ có thể được đo lường thì có thể tính toán được lượng nhiệt sinh ra. Các phương trình tương tự có thể được viết cho quá trình oxy hoá protein, chất béo và alcohol, được biểu diễn ở Bảng 2.6, cho thấy năng lượng tiêu hao cho 1 lit oxy sử dụng là 19,8, 19,3 và 20,4, tương ứng.

Thương số hô hấp RQ cho mỗi chất dinh dưỡng được thể hiện đồng thời ở Bảng 2.6, xác định tỷ lệ thể tích của CO2 sinh ra và thể tích O2 sử dụng cho quá trình oxy hoá số lượng các chất dinh dưỡng đặc biệt.

Bảng 2.6 Giá trị oxy hoá của các chất dinh dưỡng chính (Brockway, 1987)

Chất dinh dưỡng O2 tiêu thụ (l/g) CO2 sinh ra (l/g) RQ+ Năng lượng sinh ra (kJ/g) Năng lượng sinh ra (kl/1O2)
Tinh bột 0,829 0,8324 0,994 17,49 21,10
Glucose 0,746 0,742 0,995 15,44 20,70
Chất béo 1,975 1,402 0,710 39,12 19,81
Protein 0,962 0,775 0,806 18,52 19,25
Rượu 1,429 0,966 0,663 29,75 20,40

+ RQ: Thương số hô hấp

Năng lượng tiêu hao có thể xác định chính xác từ quá trình oxy hoá hỗn hợp các chất dinh dưỡng, Lượng CO2 sinh ra cần được đo và sự đánh giá hoặc cần thiết đo lượng urê tạo thành (từ sự bài tiết nitơ theo đường tiết niệu). Công thức phổ biến sử dụng tính toán năng lượng tiêu hao của người được phát triển bởi Weir (1949) (Công thức 6.1):

EE (kJ) = 16,489 VCO2 (l) + 4,628 VCO2 (l) – 9,079 N (g) (6.1)

Trong đó VCO2 và VCO2 là thể tích của O2 tiêu thụ và thể tích CO2 sinh ra, tương ứng và N là lượng bài tiết theo đường tiết niệu. Nếu lượng nitơ bài tiết ra theo đường tiết niệu không đo được thì công thức tương tự (công thức 6.2) có thể được sử dụng:

EE (kJ) = 16.318 VO2 (l) + 4.602 VCO2 (l) (6.2)

Trong đó: EE (Energy Expenditure): năng lượng tiêu hao

VO2 và VCO2 là thể tích O2 tiêu thụ và thể tích CO2 sinh ra.

N là lượng nitơ bài tiết theo nước tiểu

Các công thức tính tương tự cũng được phát triển bởi nhiều tác giả khác, với sự khác biệt nhỏ từ quá trình tiêu thụ các chất dinh dưỡng khác nhau như carbohydrate hoặc protein hay lipid.. Sự khác biệt này dẫn đến sự khác biệt trong cách tính toán tiêu hao năng lượng trong khoảng nhỏ hơn 3% dưới các điều kiện chế độ ăn uống thông thường (Brockway 1987).

Để tính toán số lượng carbohydrate, protein và lipid bị oxyhoá, các giá trị thể hiện ở Bảng 2.6 và giả định 6,25g protein chứa 1 g nitơ có thể sử dụng để thiết lập công thức sau:

Oxy hoá carbohydrate (g) = 4,707 VCO2 (l) – 3,340 VO2 (l) – 2,714 N (g)

Oxy hoá chất béo (g) = 1,786 VCO2 (l) – 1,778 VO2 (l) – 2,021 N (g)

Oxy hoá protein (g) = 6,25 N (g)

Thiết bị đo năng lượng gián tiếp:

Túi Douglas để đo chuyển hoá năng lượng (http://www.nu.ac.za)Thiết bị sử dụng đo năng lượng tiêu hao bằng phương pháp gián tiếp có thể thay đổi từ thiết bị đơn giản được thiết kế hoạt động trong điều kiện điều khiển từ xa cho tới phòng thiết kế cho người phức tạp hơn.

Hệ thống đơn giản nhất là dùng kỹ thuật túi Douglas. Với kỹ thuật này, cho phép đo lượng oxy sử dụng trong thời gian từ 5 đến 15 phút. Lượng không khí thở ra được tách đưa vào một túi nhỏ và mẫu không khí này được đưa đi phân tích (Hình 2.4)

Hai phương pháp có thể được sử dụng để tính toán nhu cầu năng lượng cả ngày:

a) Nhu cầu năng lượng của người trưởng thành dựa vào chuyển hoá cơ bản (CHCB) và được tính theo hệ số thuộc loại lao động được thể hiện ở Bảng 2.7.

Bảng 2.7 Hệ số nhu cầu năng lượng cả ngày của người trưởng thành từ CHCB

Nhu cầu năng lượng của nhóm lao động nam lứa tuổi 18 - 30, cân nặng trung bình 55kg, loại lao động nặng được tính như sau:

Theo Bảng 2.7

CHCB = (15,3 x 55) + 679 = 1520,5 Kcal

Nhu cầu năng lượng cả ngày được tính theo Bảng 2.7

1520 x 2,10 = 3193,05 Kcal

b) Nhu cầu năng lượng cả ngày dựa vào cách tính gộp: bao gồm

+ Nhu cầu năng lượng cho chuyển hoá cơ bản

+ Nhu cầu năng lượng cho tác dụng động lực đặc hiệu của thức ăn

+ Nhu cầu năng lượng cho hoạt động thể lực

0