Kiểm định mô hình của chì, neo, phao, ván lưới và diều
Mô hình cho các phụ tùng ngư cụ cần phải được thiết kế sao cho tất cả các lực của mô hình phải cùng tỉ lệ theo yêu cầu của tiêu chuẩn Newton. Mỗi loại phụ tùng của mô hình cần được đánh giá về độ lớn của các lực do mô hình tạo ra. Nếu chỉ có ảnh hưởng do ...
Mô hình cho các phụ tùng ngư cụ cần phải được thiết kế sao cho tất cả các lực của mô hình phải cùng tỉ lệ theo yêu cầu của tiêu chuẩn Newton. Mỗi loại phụ tùng của mô hình cần được đánh giá về độ lớn của các lực do mô hình tạo ra. Nếu chỉ có ảnh hưởng do trọng lượng của phụ tùng thì sẽ đơn giản, nhưng nếu do lực thủy động tác dụng lên phụ tùng thì cần phải xác định độ lớn của các hệ số thủy động. Các dữ liệu như thế cần được ghi nhận lại trong kiểm định lần đầu và để dùng so sánh với các điều kiện thủy động có thể xãy ra sau đó.
Tiêu chuẩn đồng dạng đối với các phụ tùng cứng, rắn thì phải như nhau khi vận động trong môi trường chất lỏng. Khi đó nếu xét về đồng dạng hình học thì số Reynolds phải đồng nhất giữa mô hình và nguyên mẫu (xem mục 2.1.2.5). Khi vận động gần bề mặt của chất lỏng, số Froude cũng phải đồng nhất (xem mục 3.4.6), và nếu vận động không ổn định thì số Strouhal cũng phải đồng nhất (xem mục 3.4.7). Dĩ nhiên là điều kiện biên và điều kiện ban đầu cũng phải được xem xét đánh giá.
Trong kiểm định phụ tùng mô hình lần đầu tiên, các hệ số thủy động C thường được tìm thấy phụ thuộc vào số Reynolds liên quan đến về hình dạng của phụ tùng và trạng thái của chúng trong không gian. Các lực F tác động lên mô hình thì được đo đạc trực tiếp và độ lớn của chúng thì phụ thuộc vào tốc độ V. Các dữ liệu này được dùng để tính toán các hệ số thủy động theo phương trình sau:
Cx=2.Fxρ.V2.S size 12{C rSub { size 8{x} } = { {2 "." F rSub { size 8{x} } } over {ρ "." V rSup { size 8{2} } "." S} } } {} (3.44)
ở đây, S là phần diện tích cần tính toán của mô hình. Các kiểm định như thế thì thường được tiến hành qua hàng loạt các tốc độ và kích thước mô hình, và kết quả của chúng được thể hiện qua dạng hàm số, chẳng hạn: C = f(Re) và C = f(α), ở đây: α là góc tống của dòng chảy. Sau đó những thông tin này có thể áp dụng cho các tình huống xuất hiện trong thực tế. Ta đã có kết quả của một dạng đồ thị như thế qua kiểm định mô hình ván lưới kéo đã được cho trong H 2.15 và H 2.17.
Để theo dõi ảnh hưởng của điều kiện biên, thì kiểm định phụ tùng lưới kéo cần bố trí ở gần bề mặt của bể thí nghiệm. Các ảnh hưởng này một phần nào đó cũng có liên quan khi mô hình được kéo qua nền bể. Trong bể ống khí thì do băng đai di chuyển phía dưới gây ra. Cái khó nhất là kiểm định lưới kéo mà có hai môi trường là phần trên là nước phần dưới là bùn nhão. Vấn đề này cần phải được xử lý một cách đặc biệt bởi vì nó phức tạp và sẽ không được thảo luận ở đây.