21/02/2018, 08:42

Tìm hiểu đoạn văn từ “làng trong tầm đại bác …chân trời” -Rừng xà nu

Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước ...

  Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.

Đọc hiểuĐọc hiểu

       Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…

        Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.

(Nguyễn Trung Thành, Rừng xà nu)

Câu 1. Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Trung Thành.

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích.

Câu 3. Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình tượng cây xà nu.

Câu 4. Nêu cảm nhận của anh/chị về chi tiết Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời

Bài làm:

Câu 1: Vài nét về tác giả Nguyễn Trung Thành:

– Là nhà văn quân đội

– Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động chủ yếu ở chiến trường Tây Nguyên và liên khu V — > ông am hiểu và gắn bó như máu thịt với mảnh đất – con người và cuộc sống của miền đất này

Saùng taùc cuûa Nguyeãn Trung Thaønh mang ñaäm khuynh höôùng söû thi : phaûn aùnh nhöõng vaán ñeà troïng ñaïi cuûa vaän meänh daân toäc vaø ñaát nöôùc; xaây döïng nhöõng nhaân vaät anh huøng tieâu bieåu cho CNAHCM Vieät Nam.

– Sáng tác của Nguyễn Trung Thành mang đậm khuynh hướng sử thi: phản ánh những vấn đề trọng đại của vận mệnh dân tộc và đất nước; xây dựng những nhân vật anh hùng tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam

Caâu 2: Nội dung đoạn trích: Vẻ đẹp của rừng xà nu

Câu 3: 

Xà nu có mặt trong đời sống hàng ngày, trong lịch sử ngàn đời của dân làng xô man => hình ảnh cây xà nu luôn gắn bó với niềm vui, nối đau- giao hòa chiếu ứng cuộc sống với người dân Tây Nguyên

– Rừng xà nu bị tàn phá với rất nhiều vết thương. => Nỗi đau của con người Tây Nguyên trong chiến tranh.

– Tượng trưng cho sức sống dẻo dai,mãnh liệt của dân làng Xô Man, của con người Tây Nguyên

– Rừng xà nu còn là biểu tượng cho truyền thống đấu tranh, cho tư thế luôn sẵn sàng chiến đấu của người dân Tây Nguyên.

Hình tượng cây xà nu được xây dựng chủ yếu bằng biện pháp nhân hóa, là sự thể hiện những phẩm chất cao đẹp của  người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, mặc dù phải chịu nhiều đau thương nhưng họ vẫn vươn lên bằng sức sống mãnh liệt trong tư thế hiên ngang bất khuất trước họng súng kẻ thù.

Câu 4: chi tiết Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời => gợi một không gian xa rộng, bạt ngàn loài cây xà nu

=> nhấn mạnh vào sự tiếp nối sức sống, sức trường tồn của loài cây xà nu, của dân làng Xô Man nói riêng, người dân Tây Nguyên nói chung.

Đọc câu văn, ta có cảm giác như cánh tay rừng xà nu đang vươn dài ôm lấy làng Xô Man vào lồng ngực lớn của mình, yêu thương, che chở, bảo vệ

0