12/01/2018, 17:10

Thuyết ninh về một sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc (nón lá làng chuông)

Thuyết ninh về một sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc (nón lá làng chuông) Cùng với tà áo dài thướt tha giúp tô điểm thêm nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam chính là chiếc nón lá. ...

Thuyết ninh về một sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc (nón lá làng chuông)

Cùng với tà áo dài thướt tha giúp tô điểm thêm nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam chính là chiếc nón lá.

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

Cùng với tà áo dài thướt tha giúp tô điểm thêm nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam chính là chiếc nón lá.

II. THÂN BÀI

1. Nguồn gốc, xuất xứ

-     Nón làng Chuông vốn rất đẹp lại bền.

-     Xa xưa nón làng Chuông là cống vật tiến hoàng hậu, công chúa bởi vẻ đẹp rất riêng được làm từ những bàn tay tài hoa khéo léo của các nghệ nhân lành nghề.

-     Ngày nay, nón làng Chuông có mặt khắp nơi, cả trên thị trường trong nước lẫn ngoài nước.

-     Trung bình mỗi ngày, dân làng làm được khoảng 7.000 chiếc nón đưa đi khắp nơi, sang cả Trung Quốc, Nhật Bản và các nước châu Âu.

2. Cách làm

-     Đầu tiên là chọn lá.

-     Lá lụi được đem về vò trong cát rồi phơi nắng cho đến khi màu xanh của lá chuyển sang màu trắng bạc.

-     Sau đó lá được lót dưới nắm giẻ, dùng lưỡi cày miết nhanh sao cho lá phẳng mà không giòn không rách.

-     Vòng nón làm bằng cật nứa vót nhỏ và đều, khi nối bắt buộc phải tròn không chấp, không gợn.

-     Nón làng Chuông có 16 lớp vòng giúp nón có độ bền chắc nhưng vẫn mềm

-     Người thợ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nữa rồi khâu 

-     Khâu là một công đoạn rất khó bởi không khéo là rách lá ngay.

-          Khi chiếc nón được khâu xong, người thợ hơ bằng hơi diêm làm cho màu nón trở nên trắng muốt và giúp nón không mốc.

3. Phân loại

-     Nón ba tầm làm cho các cô gái, nón nhọn, nón chóp cho đàn ông.

-     Từ năm 1940 đến nay, thợ làng Chuông chỉ làm một loại nón.

-          Ông Hai Cát, giờ đã 84 tuổi là người có công đưa nón Xuân Kiều, còn gọi là nón Ba Đồn về làng sản xuất thay cho các loại nón cổ.

-           Hiện nay làng chỉ còn gia đình hai nghệ nhân chuyên làm nón cổ. Đó là nhà ông Lê Văn Tuy làm nón chóp và nhà ông Trần Văn Canh làm nón ba tầm - còn gọi là nón quai thao.

-           Nón quai thao làm thì khó mà lại ít được ưa chuộng nên tương lai cũng khó phát triển.

4. Ý nghĩa

-           Là vật dụng làm duyên của người con gái Việt Nam cùng với tà áo dài thướt tha.

-     Là vật dụng cần thiết và hữu ích cho con người: che nắng, che mưa,...

III. KẾT BÀI

-          Chiếc nón lá từ lâu đã là hình ảnh quen thuộc khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam.

-     Cần phải quảng bá hình ảnh này ra khắp năm châu bốn bể.

BÀI VIẾT THAM KHẢO

                                   "Muốn ăn cơm trắng cả trê

                              Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông "

Làng Chuông thuộc huyện Thanh Oai (tỉnh Hà Tây cũ), nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km về phía tây, nổi tiếng về làng nghề làm nón lá từ hàng trăm năm nay. Làng có trên 2.000 hộ dân, đất đai vốn dĩ khô cằn nên từ lâu dân làng đã làm thêm nghề phụ. Làm nón lá là một trong những nghề truyền thống đem lại cuộc sống kham khá cho dân làng.

Chiếc nón lá bao đời nay vẫn theo chân người phụ nừ Việt Nam trên mọi nẻo dường, từ miền ngược đến miền xuôi, từ đồng ruộng lam lũ đến công trường nắng gió. Nón làng Chuông vốn rất đẹp lại bền. Xa xưa nón làng Chuông là cống vật tiến hoàng hậu, công chúa bởi vẻ đẹp rất riêng được làm từ những bàn tay tài hoa khéo léo của các nghệ nhân lành nghề. Ngày nay, nón làng Chuông có mặt khắp nơi, cả trên thị trường trong nước lần ngoài nước. Trung bình mỗi ngày, dân làng làm được khoảng 7.000 chiếc nón đưa đi khẳp nơi, sang cả Trung Ọuốc, Nhật Bản ,các nước châu Ảu.

Để làm được chiếc nón cũng mất khá nhiều công. Đầu tiên là chọn lá. Lá lụi được đem về vò trong cát rồi phơi nắng cho đến khi màu xanh của lá chuyển sang màu trắng bạc. Sau đó lá được lót dưới nắm giẻ, dùng lưỡi cày miết nhanh sao cho lá phẳng mà không giòn không rách. Vòng nón làm bằng cật nứa vót nhò và đều, khi nối bắt buộc phải tròn và không chấp, không gợn. Nón làng Chuông có 16 lớp vòng giúp nón cỏ độ bền chẳc nhưng vẫn mềm mại. Tiếp theo người thợ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nữa rồi khâu. Khâu là một công đoạn rất khó bởi không khéo là rách lá ngay. Bàn tay người thợ cầm kim đưa nhanh thoăn thoắt mềm mại những mũi khâu thẳng đều từ vỏng trong ra vòng ngoài. Khi chiếc nón được khâu xong, người thợ hơ bằng hơi diêm làm cho màu nón trở nên trắng muốt và giúp nón không mốc.

Xưa kia làng Chuông làm nlìiều loại nón. Nón ba tầm làm cho các cô gái, nón nhọn, nón chóp cho đàn ông. Từ năm 1940 đến nay, thợ làng Chuông chỉ làm một loại nón. Ông Hai Cát, giờ đã 84 tuổi là người cỏ công đưa nón Xuân Kiều, còn gọi là nón Ba Đồn về làng sẢn xuất thay cho các loại nón cổ. Hiện nay làng chỉ còn gia đình hai nghệ nhân chuyên làm nón cổ. Dó là nhà ông Lê Văn Tuy làm nón chóp và nhà ông Trần Văn Canh làm nón ba tầm - còn gọi là nón quai thao. Nón quai thao làm thì khó mà lại ít được ưa chuộng nên tương lai cũng khó phát triển. Theo ông Canh, làm nón - nhất là nón quai thao không thể đủ sổng. Ỏng làm là vì muốn bảo tồn một sản phẩm truyền thống, không để nó bị mất trong cuộc sống đương đại và cho con cháu biết giữ gìn nó.

Chợ làng Chuông họp mỗi tháng 6 phiên chính vào các ngày 4 và 10. Điểm đặc biệt là chợ này chỉ bán một thử hàng duy nhất là nón. Nón dược xếp thành chồng dài trắng xóa cả một vùng. Nghề làm nón thích hợp với phụ nữ và phụ nữ cùng khách hàng chính. Các phiên chợ làng thu hút rất đông các bà. các cô. Đến phiên chợ làng Chuông mới thấy hết được những màu sác rực rỡ của một làng nghề truyền thống. Màu trắng của nón lấp lóa khắp nơi xen lẫn sắc hồng trên má các cô thôn nữ cùng những tiếng cười giòn tan làm cho không khí trong chợ càng thêm đậm đà bản sắc quê hương.

Làm nón cũng là một cách làm kinh tế. Nhiều gia đình nhờ làm nón đã nuôi con ân học hết đại họ. Nhưng hơn cả là người dân làng Chuông từ người già em nhỏ đang ngày đêm gìn giữ một nghề truyền thống có giá trị.

(Theo Nhiều tác giả, Hỏi đáp về làng nghề truyền thống Việt Nam, 2009 )

0