Thuyết minh về một sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc ( nón lá nghĩa Châu )
Thuyết minh về một sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc ( nón lá nghĩa Châu ) Hình ảnh các bà, các chị tụm năm tụm ba bên gốc tre làng chuyện trò vui vẻ, tay thoăn thoắt khâu nón... ...
Thuyết minh về một sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc ( nón lá nghĩa Châu )
Hình ảnh các bà, các chị tụm năm tụm ba bên gốc tre làng chuyện trò vui vẻ, tay thoăn thoắt khâu nón...
ĐỀ 42: Thuyết minh về một sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc . (nón lá Nghĩa Châu)
DÀN Ý CHI TIẾT
I. MỞ BÀI
Hình ảnh các bà, các chị tụm năm tụm ba bên gốc tre làng chuyện trò vui vẻ, tay thoăn thoắt khâu nón...
II. THÂN BÀI
1. Nguồn gốc, xuất xứ
Xã Nghĩa Châu thuộc huyện Nghĩa Hưng, Nam Định, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm nón lá truyền thống.
2.Cách làm, ý nghĩa
- Lá nón mua về được tài ra phơi nắng, hấp diêm sinh để lá có độ trắng ngà, không bị mốc khi gặp mưa.
- Xong công đoạn đó. người thợ dặt từng lá nón lên mặt lưỡi cày nung nóng, dùng búi giẻ vuốt cho lá phẳng ra, tay vuốt đều, không được nhanh quá hoặc chậm quá để tránh cho lá bị xém, ngả màu vàng hoặc không phẳng.
- Những lá nón làm xong được xếp lên khuôn, giữa hai lớp lá lót một lượt mo nang lạng thật mỏng và được buộc cho chắc; sau đó tới công đoạn khâu.
- Những bàn tay thoăn thoát luồn mũi kim lên, xuống đều đặn, nhịp nhàng sao cho lỗ khâu thật khít.
- Người thợ khâu nón tài hoa thường có tài lẩn chỉ, khéo léo giấu những nút nổi vào trong.
- Chiếc nón khi hoàn chỉnh vừa bền, vừa đẹp, soi lên trước ánh sáng mặt trời thấy kín đều.
- Nón được trang trí thêm hình hoa lá. chim muông phong phú. sinh động, phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ cua các ,thiêu nữ nông thôn.
- Nếu là nón cưới, phần trang trí nhất thiết phải có đôi chim câu ngậm dải lụa đào tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi.
- Các cô gái trẻ khi dội nón lên đầu không đơn thuần là để che mưa, che nắng mà còn là để làm duyên, đôi khi là để giấu đi đôi má ửng hồng sau vành nón trắng.
- Ngày nay, cuộc sống hiện đại đã cho ra đời nhiều loại mũ, nón đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, chất lượng, nhưng nón lá vẫn gần gũi với mọi người, đặc biệt là với các thiếu nữ nông thôn.
- Với các du khách nước ngoài đến Việt Nam. kỷ vật mà họ mang theo bên mình khi rời xa mảnh đất này cũng là chiếc nón.
- Chiếc nón còn là đồ trang sức, là phụ kiện có mặt trong những điệu múa nón uyên chuyển, nhịp nhàng cùng với tà áo dài góp phần tạo nét duyên dáng đặc biệt cho người phụ nữ Việt Nam.
III. KẾT BÀI
Chiếc nón lá là hình ảnH tượng trưng tiêu biểu cho đất nước Việt Nam đặc biệt là người phụ nữ Việt Nam.
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Không biết từ bao giờ, câu ca về chiếc nón gắn với tên tuổi cùa làng Nghĩa Châu đã lưu truyền trong dân gian:
"Chiếc nón Nghĩa Châu
Che mưa che nắng
Ai mang trên đầu
Để nhớ thương nhau... "
Xã Nghĩa Châu thuộc huyện Nghĩa Hưng, Nam Định, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm nón lá truyền thống. Hình ảnh các bà, các chị tụm năm tụm ba bên gốc tre làng chuyện trò vui vẻ, tay thoăn thoắt khâu nón... Rồi cảnh chợ Đào Khê náo nhiệt, đông vui với la liệt những lá nón, mo tre, vành nón, búi cước, len đủ màu và những chồng nón trắng lấp lóa dưới nắng... Tất cả đẹp như một bức tranh quê yên bình mà rộn rã.
Để tạo ra những chiếc nón thanh thoát, bền đẹp... ngoài sự khéo léo của đôi tay. người làm nón phải thật sự tài hoa và có óc tham mỹ. Lá nón mua về được tài ra phơi nắng, hấp diêm sinh để lá có độ trắng ngà, không bị mốc khi gặp mưa. Xong công đoạn đó, người thợ đặt từng lá nón lên mặt lưỡi cày nung nóng, dùng búi giẻ vuốt cho lá phăng ra, tay vuốt đều, không được nhanh quá hoặc chậm quá dè tránh cho lá bị xém, ngả màu vàng hoặc không phẳng. Những lá nón làm xong được xếp lên khuôn, giũa hai lớp lá lót một lượt mo nang lạng thật mỏng và được buộc cho chắc; sau đó tới công đoạn khâu. Những bàn tay thoăn thoắt luồn mùi kim lên. xuống đều đặn, nhịp nhàng sao cho lỗ khâu thật khít. Người thợ khâu nón tài hoa thường có tài lẩn chỉ, khéo léo giấu những nút nối vào trong. Chiếc nón khi hoàn chỉnh vừa bền, vừa đẹp, soi lên trước ánh sáng mặt trời thấy kín đều. Nón được trang trí thêm hình hoa lá, chim muông phong phú, sinh động, phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của các thiếu nữ nông thôn. Nếu là nón cưới, phần trang trí nhất thiết phải có đôi chim câu ngậm dải lụa đào tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi. Trước đây, chiếc nón là vật không thể thiếu đối với người phụ nữ. Các cô gái trẻ khi đội nón lên đầu không đơn thuần là để che mưa, che nắng mà còn là để làm duyên, đôi khi là để giấu đi đôi má ửng hồng sau vành nón trang. Ngày nay, cuộc sống hiện đại cho ra đời nhiều loại mũ, nón đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, chất lượng, nhưng nón lá vẫn gần gũi với mọi người, đặc biệt là với các thiếu nữ nông thôn. Với du khách nước ngoài đến Việt Nam, kỷ vật mà họ mang theo bên mình khi rời mảnh đất này cũng là chiếc nón. Chiếc nón còn là đồ trang sức, là phụ kiện có trong những điệu múa nón uyên chuyển, nhịp nhàng cùng với tà áo dài góp tạo nét duyên dáng đặc biệt cho người phụ nữ Việt Nam.
(Theo Nhiều tác giả, Hỏi đáp về làng nghề truyền thống Việt Nam)