Thuyết minh về chiếc áo dài mang bản sắc văn hóa dân tộc
Thuyết minh về chiếc áo dài mang bản sắc văn hóa dân tộc Áo dài là biểu tượng của Việt Nam, thường được sử dụng trong những ngày lễ lớn, long trọng. Chiếc áo dài toát lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, hiền hậu trong sáng. ...
Thuyết minh về chiếc áo dài mang bản sắc văn hóa dân tộc
Áo dài là biểu tượng của Việt Nam, thường được sử dụng trong những ngày lễ lớn, long trọng. Chiếc áo dài toát lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, hiền hậu trong sáng.
Đề 39: Thuyết minh về một sản phẩm mang ban sắc văn hoá dân tộc. (Ảo dài)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI CHUNG
* Nội dung trọng tâm: Người học cần chú ý những ý chính sau:
Trước hết, em cần chọn cho mình một sản phẩm cụ thể (nón lá, áo dài Việt Nam...) miễn là sản phẩm đó gần gũi, em có nhiều tình cảm về nó và có nhiều kiến thức về nó. Khi thuyết minh, em cần đảm bảo những ý sau đây:
+ Nguồn gốc, xuất xứ, lịch sử hình thành nên sản phẩm đó?
+ Địa danh vùng miền nào gắn liền với tên tuổi sán phẩm đó?
+ Sản phẩm ấy có cấu tạo như thế nào? (cấu tạo bên ngoài, cấu tạo bên trong)
+ Cách thức thực hiện ra sao?
+ Trình bàv thành phẩm như thế nào đế bắt mắt?
+ Cách sử dụng sản phẩm đó ra sao ?
+ Cách bảo quản sản phẩm như thế nào là tốt, là đúng?
+ Giá trị kinh tế (thương mại, buôn bán)?
+ Ý nghĩa, giá trị lịch sử của sản phẩm ấy trong đời sống tinh thần của chúng ta"
+ Cảm nghĩ của em về sản phẩm đó?
DÀN Ý CHI TIÉT
MỞ BÀI
- Là trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Áo dài thể hiện sự duyên dáng, xinh đẹp của người phụ nữ phụ nữ Việt Nam.
II. THÂN BÀI
Cấu tạo
- Những chiếc áo dài thường có năm phần chính: cổ áo, thân áo. tà áo, tay và quần áo dài.
- Chiếc áo dài truyền thống, có cổ dài từ bốn đến năm xen-ti-mét. hở hình V, toát lên vẻ đẹp của chiếc cổ trắng ngần của người phụ nữ Việt Nam.
- Người ta cũng thiết kế cổ áo thêm nhiều kiểu hơn: cổ tròn, cổ trái tim. chữ u,...
- Phần thân áo được tính từ cổ đến eo, may ôm sát thân người càng làm toát lên vẻ đẹp thon thả của người phụ nữ.
- Cúc áo thường là cúc bấm, được kéo dài từ cổ sang vai rồi đến eo.
- Từ phần eo trở xuống chia làm hai tà áo, được ngăn cách bằng hai bên hông. Phần tà áo có hai phần tà áo trước và tà áo sau, bắt buộc phải dài hơn đầu gối.
- Phần tay áo được kê từ vai đến dài hơn cổ tay, được may bằng một loại vải riêng biệt hoặc chung với phần thân áo.
- Quần áo dài được may dài hơn đầu gối, thường là vải phi trắng, nhưng cũng có một số loại vải giống với màu thân.
- Phần áo thường được may bằng vai nỉ. vai nhung,... có màu sắc và hoa văn đa dạng.
2.Cách sử dụng
- Áo dài thường được sử dụng trong các ngày lễ truyền thống.
- Khi đi học. cùng có thể sử dụng trong văn nghệ, các buổi biểu diễn nói về nét đẹp dân tộc.
- áo dài càng đẹp càng duyên dáng hơn khi đi cùng với chiếc nón lá, khăn đóng.
3.Phân loại
- áo dài có cà loại dành cho nam và cho nữ.
- Áo dài trong ngành giáo dục cũng rất quan trọng. Những người giáo viên.
với trang phục áo dài truyền thống thướt tha, duyên dáng, tôn lên vẻ trang nghiêm
và thanh cao của giáo viên Việt Nam.
4.Cách bảo quản
- áo dài là một nét đặc sắc của dân tộc, nên chúng ta hãy cố gắng bảo vệ những bộ áo dài ấy.
- Đầu tiên là phải giặt sạch nhưng nhẹ nhàng, không giặt mạnh vì như thế sẽ làm cho nó mau cũ.
- Phải ủi thật kĩ nhưng không ủi với nhiệt độ lớn.
- Để áo dài không bị mốc, ta nên thường phơi nắng nhưng không quá lâu.
III. KẾT BÀI
- Áo dài là biểu tượng của nước Việt Nam.
- Áo dài là một nét đặc sắc, chúng ta cần phải giữ gìn và phát triển để áo dài mãi là bộ trang phục truyền thống trong lòng mỗi người Việt Nam.
BÀI VĂN THAM KHẢO
Áo dài là biểu tượng của Việt Nam, thường được sử dụng trong những ngày lễ lớn, long trọng. Chiếc áo dài toát lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, hiền hậu trong sáng. Xưa nay, tuy nước ta không cho áo dài là bộ quốc phục, nhưng đối với những ngừời dân Việt Nam, họ đều xem đó là bộ trang phục truyền thống.
Từ thời xa xưa đến nay, dân ta đã thiết kế nhiều loại áo dài như: áo dài giao lãnh. áo dài từ thân, áo dài ngũ thân và áo dài truyền thống,... Những chiếc áo dài thường có năm phần chính: cô áo, thân áo, tà áo, tay áo và quần áo dài. Chiếc áo dài truyền thống, có cổ dài từ bốn đến năm xen-ti-mét, hở hình chữ V, toát lên vẻ đẹp của chiếc cổ trắng ngần của người phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên, theo xu hướng hiện đại ngày nay, người ta cùng thiết kế thêm nhiều kiểu hơn: cổ tròn, cổ trái tim, cô chữ U,...Phần thân áo đượcc tính từ cổ đến eo, may ôm sát thân người càng làm toát lên vẻ đẹp thon thả của người phụ nữ. Cúc áo thường là cúc bấm, được kéo dài từ cổ sang vai rồi đến eo. Từ phần eo trở xuống chia làm hai tà áo, được ngăn cách bằng hai bên hông. Phần tà áo có hai phần tà áo trước và tà áo sau, bắt buộc phải dài hơn đầu gối. Phần tay áo được kể từ vai đến dài hơn cổ tay, được may bằng một loại vải riêng biệt hoặc chung với phần thân áo. Quần áo dài được may dài hơn đầu gối, thường là vải phi trắng, nhưng cũng có một số loại vải giống với màu thân. Phần áo thường được may bằng vải nỉ, vải nhung,... có màu sắc và hoa văn đa dạng.
Áo dài thường được sử dụng trong các ngày lễ truyền thống. Khi đi học, cũng có thể sử dụng trong văn nghệ. các buổi biểu diễn nói về nét dẹp dân tộc. Áo dài càng đẹp càng duyên dáng hơn khi đi cùng với chiếc nón lá, khăn đóng. Áo dài có cả loại dành cho nam và cho nữ. Áo dài trong ngành giáo dục cũng rất quan trọng. Những người giáo viên, với trang phục áo dài truyền thông thướt tha, duyên dáng, tôn lên vẻ trang nghiêm và thanh cao của giáo viên Việt Nam.
Áo dài là một nét đặc sắc của dân tộc, nên chúng ta hãy cố gang bảo vệ những bộ áo dài ấy. Đầu tiên là phải giặt sạch nhưng nhẹ nhàng không giặt mạnh vì như thế sẽ làm cho nó mau cũ. Phải ủi thật kĩ nhưng không ủi với nhiệt độ lớn. Để áo dài không bị mốc, ta nên thường phơi nắng nhưng không quá lâu.
Áo dài là biểu tượng của nước Việt Nam. Hễ nghĩ đến áo dài là ta lại nhớ đến nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta hãy cố gắng phát huy và duy trì bản sắc ấy để Việt Nam ngày càng tươi đẹp hơn. Áo dài là một nét đặc sắc, chúng ta cần phải giữ gìn và phát triển để áo dài mãi là bộ trang phục truyền thống trong lòng mỗi người Việt Nam.