12/01/2018, 17:10

Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam (Lễ Hội Gióng )

Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam (Lễ Hội Gióng ) Hội làng Phù Đổng hàng năm diễn ra ngày 9 tháng Tư âm lịch. ...

Thuyết minh về một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam (Lễ Hội Gióng )

Hội làng Phù Đổng hàng năm diễn ra ngày 9 tháng Tư âm lịch.

ĐỀ 28: Thuyết minh về một nét đẹp văn hoá truyền thống của Việt Nam. (Lễ Hội Gióng)

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

-     Một lễ hội tôn giáo của làng Phù Đổng.

-     Nét đẹp truyền thống của người dân nước Nam.

II. THÂN BÀI

1.Nguồn gốc, xuất xứ

Xuất phát từ truyền thuyết Thánh Gióng.

2Đặc điểm

-     Hội làng Phù Đổng hàng năm diễn ra ngày 9 tháng Tư âm lịch.

-     Các làng trong tổng đều đến tế, tất cả đến trăm người của họ các làng mặc áo thụng xanh, đội mũ đen, đi hia đề trắng. Họ đứng thành hàng hai bên, tav cầm hốt ngả.

-     Chủ tế đi từng bước nhịp nhàng hai tay chấp lại nâng cao chén rượu, có hai trợ tế đi theo, đến quỳ trước một trong các cửa của hậu cung.

-     Nhạc hạ thấp dần gần như không nghe thấy nữa. Bỗng vang lên một tiếng ầm ầm và hai cánh cửa hậu cung bỗng nhiên hé mở ra. Bên trong tối om, bỗng hiện ra một nhân vật lạ lùng. Đầu chít một khăn đen dài bỏ xõa ra sau lưng, và quan lấy thân mình; nửa dưới mặt bịt vải vàng, thắt lại sau gáy chỉ để lộ đôi mắt.

-      Nhân vật này đi ra quỳ xuống ngưỡng cửa hậu cung, nhận chén rượu trên một cái mâm đồng, rồi đi giật lùi dần vào hậu cung.

-     Hai cánh cửa đóng lại từ từ. Mọi người phủ phục xuống lễ.

-      Một giây yên lặng rồi nghe một tiếng chuông từ hậu cung vẳng ra. rượu đã dâng lên bàn thờ Thánh rồi, và nhạc lại cử, trong khi mọi người trở về chỗ chuẩn bị dâng lễ khác tiếp theo.

-     Lễ cử hành nghiêm trang thành kính.

-     Thật ngạc nhiên khi thấy những người nông thôn bình thường đã biến đổi lạ lùng vì tính cách long trọng của nghi thức. Vì cử chỉ của họ thường rụt rè bỗng đường hoàng khoáng đạt lên, thái độ của họ thường khúm núm, e dè bỗng trở thành cao quý trong khi hành lễ vì lòng biết ơn của người yêu nước.

-     Tiếp đó là một nghi thức ảnh hưởng của Đạo giáo; con hổ tượng trưng cho điều ác và kẻ thù đến xin quy phục Đức Thánh.

Người đóng vai con hổ mặc áo vài vẽ vằn vện. đội cái đầu bằng giấy bồi có hai chục người hóa trang di theo, hát và gõ sênh. Hổ đến trước bàn thờ múa và phù phục hồi lâu...

-     Tiếp theo là những cảnh diễn lại lịch :sử đánh trận giả, và đoàn tù binh diễu qua trước đền.

-      Một trăm trai tráng đón quân Nam họ quấn vai màu đen quanh bụng, đóng khố bỏ thõng múi ra phía trước, cởi trần, chỉ khoác một dải vải hồng trên vai bên phải, buộc hai đâu lại ở bên sườn trái và buông thõng xuống; lại còn đeo cái túi lụa nhỏ hình bán nguyệt, có tua lụa dài. Đầu đội mũ đen, phía sau có rèm che gáy. giống như là những tượng trong đền Lý Bát Đề ở Đình Bảng.

-     Bọn tướng giặc thì do hai mươi bốn cô gái đồng trinh đóng.

-     Nhiều cô gái trong đám ấy đến mười tuổi. Mỗi cô đều mặc quần áo lụa màu sắc tươi thắm, đeo kiềng, hoa tai bằng vàng, mỗi làng được cử đến một cô và phải

Lo may mặc cho người của mình.

-     Các cô chỉ đứng mỗi người trên một cái bệ hoàn toàn im lặng, không cử động, cách nhau độ 10 đến 15m; quanh họ là đám đàn bà làng họ.

-     Hai mươi bốn cô xếp thành hàng trên mặt để phía trước đền rải dải đề cho đám rước diễu qua trước mặt.

-     Bốn cô khác đóng vai bốn tướng giặc bị giết trong trận, một cô mặc áo vàng, đội mũ thái tử đóng vai con vua Trung Quốc.

-     Một trăm quân sĩ nước Nam múa rất nhiều điệu thật dẻo. và thật nhịp nhàng tiến thoái rất đẹp...

ý nghĩa

-    3. Lễ hội nhắc nhở con cháu nhớ về người anh hùng dân tộc: Thánh Gióng.

-     Khơi gợi trong lòng con cháu Việt Nam lòng yêu nước và lòng biết ơn sâu sắc.

III. KẾT BÀI

Lễ hội Gióng là một trong những lễ hội truyền thống cần phải gìn giữ và phát huy.

BÀI VĂN THAM KHẢO

G.Dumoutier (1850-1904) là một học giả người Pháp nghiên cứu về các ngành nhân văn (khảo cổ, nhân chủng, dân tộc, tôn giáo,...). Ông học tiếng Việt, tiếng Trung Ọuốc ở Trường Ngôn ngữ Phương Đông tại Paris, khi đang học đã viết: nhiều bài nghiên cứu về văn hóa phương Dông. Năm 1886, theo lời mời của Tổng trú sứ Pôn Be, ông sang Hà Nội, trợ lý cho viên quan cai trị này rồi được tra: nhiệm vụ tổ chức và thanh tra các trường Pháp - Việt ở Bắc Kì. Ông đã lần lượt tổ chức (ở Bắc Kỳ) một trường thông ngôn (đào tạo phiên dịch viên) và một số trường Pháp Việt. Ông soạn nhiều sách giáo khoa cho các trường này cùng với một số sách và bài báo chuyên khảo về các di tích của Hà Nội mà tới nay vẫn có giá trị về mặt tư liệu và phương pháp nghiên cứu. Riêng về lễ hội ông đã viết một bài khảo cứu về hội Gióng nhan đề “Một lễ hội tôn giáo của nước Nam ở Phù Đổng” (Une íềte religieuse annamite à Phu Đong) in trên Tạp chí lịch sử các tôn giáo (Revue de F histoire des religions) in Ở Paris năm 1893.

Dưới đây sẽ là trích dịch của một số đoạn

Một lễ hội tôn giáo của nước Nam ở làng Phù Đổng

Cách Hà Nội 10km bên phải đường đi Bắc Ninh có một làng phù mật: Phù Đổng, Hội làng Phù Đổng hàng năm kỷ niệm một sự kiện lịch sử đã diễn ra trước công nguyên bốn thế kỷ. Đó là chiến thắng quân xâm lược của nước Văn Lang. Quân tiên phong của họ đã tiến đến Bắc Ninh; thua trận hoàng tử Trung Quốc là TchaoOuangvà bốn tướng bị giết, nghe tin giặc từ phương Bắc tràn xuống xâm phạm bờ cõi, Hùng Vương bèn sai Lý Công Dật cầm quân chống cự. Hai bên giao chiến ở hai mạn núi Tam Lung và Lý Công Dật thua phải rút về Long Đô, rồi tự sát. Cả nước lo sợ, nhà vua phải phái sứ đi triệu tập hiền tài.

Ở Phù Đổng có ông lão nghèo sáu mươi tuổi sinh được đứa con đã ba tuổi mà chỉ im không biết ngồi, không nói cũng không cười, tương truyền là bà mẹ đã có thai vì đã đem chân mình ướm lên một lốt chân to lớn khi đi qua Bến Tàu (Thị Cầu).

Nghe mẹ than phiền vì mình vô dụng, chú bé bỗng biết nói và bảo mẹ mời sứ giả vào, xin nhà vua cho đánh giặc, cho con ngựa sắt nghìn cân. chiếc roi sắt trăm cân. Khi ngựa đem đến chú bé không bằng lòng vì ngựa rỗng, không có gan ruộ bất phải đánh thêm cho đủ.

Xong cậu mới đòi ăn, mẹ không chạy đủ, cả làng phải mang cơm gạo đến, ăn suốt hai ngày thì cao to lớn lên phi thường, cậu bé bèn lên ngựa cầm roi đi đánh giặc. Hai anh em họ Nguyễn ở Nghiêm Xá đang cày cũng bó trâu vác cày chạy theo.

Hùng Vương cùng cho hoàng tử thứ chín là Long Sơn và thứ mười là Uy Sơn theo Gióng đánh giặc. Quân Văn Lang chia làm ba đạo, mỗi đạo ba vạn đường. Đánh nhau to ở chân núi Trâu. Hoàng tử Trung Quốc và bốn tướng bị giết, quân

giặc bị đuổi chạy dài. Hai mươi bốn tướng khác nhau bị bắt, thề không sang đánh Văn Lang nữa, đều được tha về. Hoàng tử Trung Ọuổc chết thì chôn ở chân núi Vệ Linh, nay còn mả.

Giữa trận đánh, roi sắt bị gãy, Gióng bèn nhổ tre đánh tiếp. Thắng xong, Gióng phi ngựa về phía Kim Anh, tới núi Vu Linh cởi áo giáp treo lên cành cây, vứt bụi tre lại, rồi bay lên trời, còn để lại lốt chân của mình trên đá ở đỉnh núi.

Con ngựa thì tự mình chạy về Đông Vi. Nơi ngựa dừng lại nay là làng Phù Ninh, đó có đền thờ. Nơi sinh Thánh cũng có đền, tại chỗ nền nhà cũ có bia đá. Năm 1020 nhà Lý lập hai đền thờ ở Phù Đổng và ở sườn núi Vu Linh, ở đó có tượng.

Đen Phù Đổng gồm ba lớp, trong cùng là hậu cung, cột gỗ to, mái cong vút, rồng trên nóc vảy đều toàn là bằng mảnh sứ xanh.

Đường đi từ cổng đền đến hậu cung lát đá cẩm thạch đen đẽo thô sơ nhưng những bước chân của thiện nam tín nữ bao đời đã làm cho nhẵn bóng, cổng đồ sộ ba cửa, lợp mái rộng. Kinh lược sử Bắc Kỳ vừa tu bổ và có bia. Hai bên cổng phía trong có hai sư tử đá. Phía ngoài là một đôi rồng năm móng. Trước cửa giữa có một con rùa đá cao hơn mặt đất một chút.

Hội làng Phù Đổng hàng năm diễn ra ngày 9 tháng Tư âm lịch.

Các làng trong tổng đều đến tế, tất cả đến trăm người của họ các làng mặc áo thụng xanh, đội mu đen, đi hia để trắng. Họ đứng thành hàng hai bên, tay cầm hốt ngà.

Đàn sáo dịu dàng không thể tưởng tượng được, hài hòa làm một cách bất ngờ. Chủ tế đi từng bước nhịp nhàng hai tay chắp lại nâng cao chén rượu, có hai trợ tế đi neo, đến quỳ trước một trong các cửa cùa hậu cung. Nhạc hạ thấp dần gần như không nghe thấy nữa. Bỗng vang lên một tiếng ầm ầm và hai cánh cửa hậu cung bỗng nhiên hé mờ. Bên trong tối om, bỗng hiện ra một nhân vật lạ lùng. Đầu chít một khăn đen dài bó ra sau lưng và quấn lấy thân mình; nửa dưới mặt bịt vái vàng, thắt lại sau gáy chỉ để lộ đôi mắt. Nhân vật ấy đi ra quỳ xuống ngưỡng cửa hậu cung, nhận chén rượu trên một cái mâm đồng, rồi đi giật lùi dần vào hậu cung. Hai cánh cửa đóng lại từ từ. Mọi người phủ phục xuống lễ. Một giây yên lặng rồi nghe một tiếng chuông từ hậu cung vẳng ra, rượu đà dâng lên bàn thờ Thánh rồi, và nhạc lại cử, trong khi mọi người trở về cho chuân bị dâng lễ khác tiếp theo.

Lễ cử hành nghiêm trang thành kính. Chắc chắn là chưa bao giờ có lễ mi-xa nào của giáo hoàng cử hành mà người dự lễ yên tĩnh chú ý hơn, mà có những người trợ tế thấm nhuần sâu sắc hơn phận sự đáng kính của họ và việc làm thiêng liêng của họ hơn. Thật ngạc nhiên khi thấy những người nông thôn bình thường đã biến đổi lạ lùng vì tính cách long trọng của nghi thức, và cử chỉ cua họ thường rụt rè bỗng đường hoàng khoáng đạt lên, thái độ của họ thường khúm núm, e dè bỗng trở thành cao quý trong khi hành lễ vì lòng biết ơn của người yêu nước.

Tiếp đó là một nghi thức ảnh hưởng của Đạo giáo; con hổ tượng trưng cho điều ác và kẻ thù đến xin quy phục Đức Thánh. Người đóng vai con hổ mặc áo vải vẽ vằn vện, đội cái đầu băng giấy bồi có hai chục người hóa trang đi theo, hát và gõ sênh. Họ đến trước bàn thờ múa và phủ phục hồi lâu... Tiếp theo là những cảnh diễn lại lịch sử: đánh trận giả, và đoàn tù binh diễu qua trước đền. Một trăm trai tráng đón quân Nam họ quấn vai màu đen quanh bụng, đóng khố bỏ thòng múi ra phía trước, cởi trần, chỉ khoác một dải vải hồng trên vai bên phải, buộc hai đầu lại ở bèn sườn trái và buông thòng xuống; lại còn đeo cái túi lụa nhỏ hình bán nguyệt có tua lụa dài. Đầu đội mũ đen, phía sau có rèm che gáy, giống như là những tượng trong đền Lý Bát Đế ở Đình Bàng.

Bọn tướng giặc thì do hai mươi bốn cô gái đồng trinh đóng. (Dumoutier cũng nói là không hiểu tại sao lại như vậy). Nhiều cô gái trong đám ấy đến mười tuổi. Mỗi cô đều mặc quần áo lụa màu sắc tươi thắm, đeo kiềng, hoa tai bằng vàng, mỗi làng được cử đến một cô và phải lo may mặc cho người của mình. Các cô chỉ đứng mỗi người trên một cái bệ hoàn toàn im lặng, không cử động, cách nhau độ 10 đến 15m; quanh họ là đám đàn bà làng họ. Hai mươi bốn cô xếp thành hàng trên mặt đeee phía trước đền rải dài để cho đám rước diễu qua trưóc mặt. Bốn cô khác đóng vai bốn tướng giặc bị giết trong trận, một cô mặc áo vàng, đội mũ thái từ đóng vai con  vua Trung Ọuốc.

Hình như ngày trước người ta làm những đầu tướng giặc bằng giấy bồi, đem đâm trước thờ Thánh. Năm 1893 người ta chỉ làm những bộ tóc giả của các tướng thôi.

Một trăm quân sĩ nước Nam múa rất nhiều điệu thật dẻo, và thật nhịp nhàng tiến thoái rất đẹp...

Cái cảnh chúng tôi đã được chứng kiến sẽ còn mãi trong trí nhớ chúng tôi như một trong những cảnh đáng ngạc nhiên nhất mà chúng tôi đã dược thấy ở Bắc Kì. Ở Châu Âu cổ kính của chúng ta cổ dân tộc nào có thể tự hào là cứ kỷ hàng năm niệm một sự kiện anh hùng trong lịch sử của mình cách ngày nay đã hai nghìn ba trăm năm như thể?

Nhận xét: Mới trên một trăm năm mà nội dung cũng như diễn biến của hội Gióng đã có đổi thay. Đổi thay về nội dung huyền thoại Gióng như hoàng tử Trung Ọuốc cầm quân sang xâm lược có tên là Tchao Quang (Trong khi ngày nay ta hiêu đó là giặc Ân), người được vua Hùng cử đi chống quân xâm lược có tên là Lý Công Dật (điều mà ngày nay không ai biết tới, nhắc tới) cùng như Gióng có cả cha, ông cụ sáu chục tuổi mới sinh ra Gióng. Hoặc về tình tiết hội thi nếu như nay chúng ta vẫn coi tượng trưng cho giặc Ân nói chung là 28 tướng nữ thì Dumoutier lại chỉ đưa ra con số 24 nữ tướng bị bắt làm tù binh còn 4 nữ tướng bị chết trong chiến trận v.v...

Có thể đó là do Dumoutier đã dựa vào những người phiên dịch, do điều tra điền đã sai hoặc bịa đặt hoặc chính ông đã tiếp cận với những tư liệu mà nay không còn tồn tại.

Song cái quan trọng nhất chính là giá trị của bài báo: đã nói lên sự khâm phục của một vị học giả Pháp trước một lễ hội của một làng quê Bắc Bộ. là làng Gióng. Khâm phục về các nghi lễ, các tình tiết hội, khâm phục cả về lề lối tổ chức hoành tráng. Ông đã so sánh - không biết có đúng không - với các lễ hội Châu Âu và khẳng định tính hơn hẳn của hội Gióng.

(Theo Nguyễn Vinh Phúc (CB), Lễ hội hình thải vàn hóa dân gian Hà Nội, 2010)

0