Thuyết minh về Núi phật
Đề bài: Anh chị hãy giới thiệu thuyết minh về Núi phật Đất nước tươi đẹp của chúng ta có rất nhiều địa danh nổi tiếng, văn hóa, truyền thống tốt đẹp mà được ông cha ta truyền đạt lại, đúc kết qua nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống để dạy cho con cháu mình. Tín ngưỡng cũng là một trong những ...
Đề bài: Anh chị hãy giới thiệu thuyết minh về Núi phật
Đất nước tươi đẹp của chúng ta có rất nhiều địa danh nổi tiếng, văn hóa, truyền thống tốt đẹp mà được ông cha ta truyền đạt lại, đúc kết qua nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống để dạy cho con cháu mình. Tín ngưỡng cũng là một trong những truyền thống của dân gian ta, núi phật là nơi có phật hay còn hiểu là “Sơn thị nhất tôn Phật – Phật thị nhất tòa sơn” hiểu núi là một vị Phật – Phật là một ngọn núi.
Nước ta cũng có một số núi phật như ở khu vực phía bắc, núi Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh) cũng khá nổi tiếng Được mệnh danh là “đất tổ Phật giáo Việt Nam”, núi Yên Tử là nơi tu hành của vua Trần Nhân Tông khi ông từ bỏ ngai vàng. Cũng tại đây, ông lập ra dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam gọi là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân.
Ở khu vực miền Nam thì có núi Bà Đen, ngọn núi cao nhất miền Nam Việt Nam, cũng có người gọi là núi Điện Bà, còn có tên gọi khác là núi Vân Sơn do ngọn núi quanh năm có mây bao phủ, biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây Ninh. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long, tưởng nhớ đến chuyện lúc lên núi được Bà mách bảo nơi ẩn náu và thoát nạn nên đã sắc phong cho Bà là Linh Sơn Thánh Mẫu và tạc tượng Bà bằng đồng đen để nhân dân chiêm bái, phụng thờ. Từ đó núi Một có tên là núi Bà Đen.
Hằng năm, cứ mỗi dịp xuân về, nhất là Rằm tháng giêng, du khách trong và ngoài tỉnh lại về những khu núi Phật để hành hương, lễ bái và tham quan du lịch. Còn có rất nhiều núi phật trên đất nước ta để thấy được những ý nghĩa và giá trị của tín ngưỡng, văn hóa của đất nước ta chú trọng, và phát triển qua từng thời kỳ, giai đoạn nhưng vẫn giữ được nét truyền thống vốn có của dân gian ta mà không phai mờ đi.
Núi phật là nơi rất linh thiêng khi phật ngự tại nơi đó, hàng năm các thầy sư, các cụ già, trẻ con, có lớp trẻ thanh niên leo lên núi để dâng hương cầu bình an cho gia đình, có người giải hạn, có người lại cầu cho sự nghiệp buôn may bán đắt… tất cả đều muốn những điều tốt đẹp nhất đến với mình.
Mỗi bậc thang để leo lên núi, cũng như chính những thách thức, khó khăn trong cuộc sống mà ta phải đối mặt, phải bước qua đi lên, vượt qua những khó khăn đó để rồi khi lên tới nơi con người sẽ cảm thấy sự trong lành trên chùa, sự thanh tĩnh, thành tâm trong mỗi con người cảm nhận được những giá trị, công sức mà mình bỏ ra để có những thành công, thành quả tốt đẹp sau này, đời đời để cho con cháu mình hưởng phúc cùng.
Khi lên đến núi phật, mỗi chúng ta đều sẽ chứng kiến được một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp nơi đây, rất thân thiện với thiên nhiên, cũng có thể động vật nó có thể cảm nhận được sự an toàn khi đến đây để trú ngụ, đa dạng các loài động vật, tiếng chuông hòa với tiếng chim. Có tiếng nước chảy từ các khe đá tạo thành những dòng suối nhỏ với dòng nước mát lạnh và trong sạch, lấp lánh. Và những bức phù điêu chạm khắc trên vách núi. Kì Hoa dị thảo chen với vô số những tượng Phật, khám Phật, am miếu và những lầu nghinh phong nép mình bên núi đón gió từ ngã ba sông mênh mông thổi bừng lên vẻ đẹp của sơn thanh thủy tú tạo nên cho người đến hành hương một cảm giác yên bình.
Chính vì vậy, nếu có cơ hội hãy đi đến nơi đó, có thể ở trên chùa mấy ngày để con người có thể cảm nhận rất nhiều điều ý nghĩa trong cuộc sống cũng như thay đổi cách suy nghĩ, sức khỏe cũng sẽ được thỏa mái sau những ngày lao động và học tập mệt mỏi.