21/02/2018, 10:02

Giá trị nhân văn trong Chiếu dời đô

Đề bài: Anh chị hãy nêu giá trị nhân văn trong tác phẩm “Chiếu dời đô” Lí Công Uẩn (974-1028) tức Lí Thái Tổ, ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được rất nhiều chiến công. Công lao to lớn nhất của ông chính là ra quyết định dời đô từ Hoa Lư( Ninh bình) về Thăng ...

Đề bài: Anh chị hãy nêu giá trị nhân văn trong tác phẩm “Chiếu dời đô”

Lí Công Uẩn (974-1028) tức Lí Thái Tổ, ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được rất nhiều chiến công. Công lao to lớn nhất của ông chính là ra quyết định dời đô từ Hoa Lư( Ninh bình) về Thăng Long. Trước khi dời đô, ông cho ban bố Chiếu dời đô- một tác phẩm mang đầy tính nhân văn.

Chiếu đời đô được viết năm 1010 khi Lí Thái Tổ quyết định chuyển kinh đô của Đại Việt về Thăng Long. “Chiếu là lời của vua ban bố hiệu lệnh cho thần dân(Dương Quảng Hàm), thuộc văn xuôi cổ, câu văn có vế đối, ngôn từ trang nghiêm, trang trọng.Chiếu dời đô là một văn kiện mang ý nghĩ lịch sử to lớn với cả dân tộc. Đặc biệt có giá trị và sức sống lâu dài bởi ý nghĩa nhân văn chứa đựng trong đó.

Ý nghĩa của Nhân văn, Nhân tức là người, văn là vẻ đẹp. Nhân văn tức là vẻ đẹp giá trị của con người. Một tác phẩm được có giá trị nhân văn là một tác phẩm phản ánh thực tế cuộc sống; đáp ứng nhu cầu phục vị đời sống về mọi mặt của nhân dân; giúp con người hướng tới vẻ đẹp về nhân cách, sau khi đọc xong tác phẩm có được những nhận thức đúng đắn, ngày càng tốt đẹp. Nhân văn là thước đo giá trị văn học của mọi thời đại.

Chiếu dời đô đã mang trong nó gần như tất cả các đặc điểm để trở thành một tác phẩm đầy tính nhân văn. Lí Công Uẩn quả thực sáng suốt khi nhận thấy sự thay đổi của thời thế, trước kia, nhiệm vụ chính của đất nước là đấu tranh chống ngoại xâm vậy nên Hoa Lư chính là nới đặc biệt thích hợp bởi có địa thế hiểm trở, xung quanh là núi bao bọc, thích hợp để phong ngự hay chủ động tiến công, trong thời chiến đấy quả thực là một vị trí đắc địa làm kinh đô. Nhưng giờ đây, thái bình thì việc quan trọng hơn hết là xây dựng đất nước phồn vinh thì Hoa Lư đã không còn là một vị trí tốt nhất. Trong Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn đã nêu ra lí do dời đô,ông nhắc đến các vị vua nhiều lần dời đô để tìm một vị trí đóng đô tốt nhất “ đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi”. Bên cạnh đó ông cũng nhắc đến việc nhà họ Đinh. Lê không dời đo khiến triều đại không lâu bền, số mệnh ngắn nủi, trăm họ hao tốn, muôn vật không được thích nghi, cùng với đó bày tỏ tấm lòng đau xót của mình và quyết tâm dời đô. Ý nghĩ này xuất phát từ tấm lòng của một vị vua lo nghĩ cho dân, muốn cho nhân dân cuộc sống thái bình, đất nước thịnh trị, quả đáng ngợi ca.Tác giả cùng gửi vào trong đó tấm lòng của mình, tạo nên ấn tượng tốt đẹp “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”

Ở phần tiếp theo, tác giả đặc biệt nêu ra được lý do thuyết phục nhất để dời đô đến Thăng Long, đây cũng là phần quan trọng tạo nên tính nhân văn cho tác phẩm. Dời đô đến đây bởi “ Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộc hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng phẳng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”, và ông khẳng định nơi này là “thắng địa” của Đại Việt. Việc đưa ra những dẫn chứng hết sức thực tế làm tiền đề để thuyết phục cho việc dời đô của Lí Công Uẩn quả thực khéo léo. Đọc xong ta thấy hết được tấm lòng của một vị vua chân chính, biết lo nghĩ cho dân. Tuy là chiếu những lời văn hết sức chân thật, gần gũi, lí lẽ được đưa ra ôn hòa như một lời đề nghị đúng đắn.

Chiếu dời đô sở dĩ trở thành một tác phẩm mang đầy giá trị nhân văn bởi nội dung và mục đích của nó chủ yếu hướng về con người, mong muốn những điều tốt đẹp, suy tính để xây dựng lên đất nước thái bình, muôn dân sống cuộc sống thịnh vượng hơn. Tác phẩm là một áng văn cổ đặc sắc, kết hợp vẻ đẹp cả trí tuệ lẫn tâm hồn con người Việt Nam, khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào và ý chí tự cường dân tộc

0