04/06/2017, 22:45
Thuyết minh về một giống vật nuôi (bài 2)
Trâu là một loài động vật nuôi trong nhà, thuộc bộ trâu bò, là thú nhai lại. Xưa chúng sống hoang dã ở Nam Á, Đông Nam Á như Pakistan, An Độ, Bangladesh, Nepal... và cỏ cả miền Bắc châu Úc. Hiện nay trâu rừng còn tồn tại trong thiên nhiên nhưng không còn nhiều. Riêng ở Việt Nam, trâu rừng còn rất ...
Trâu là một loài động vật nuôi trong nhà, thuộc bộ trâu bò, là thú nhai lại. Xưa chúng sống hoang dã ở Nam Á, Đông Nam Á như Pakistan, An Độ, Bangladesh, Nepal... và cỏ cả miền Bắc châu Úc. Hiện nay trâu rừng còn tồn tại trong thiên nhiên nhưng không còn nhiều.
Riêng ở Việt Nam, trâu rừng còn rất ít, ở dọc theo dãy Trường Sơn. Đi chỉ tìm được ở Phú Lộc, Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho thấy trâu Việt Nam đã được thuần hóa từ thời vua Hùng dựng nước. Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa thuộc nhóm trâu đầm lầy. Thân hình vạm vỡ, thấp ngắn, có hình khối bầu dục, bụng to, bầu vú nhỏ, sừng dài hình lưỡi liềm, toàn thân phủ lớp lông màu xám hoặc xám đen. Nó thường có 2 vùng lông màu trắng ở dưới cổ và giữa hai sừng.
Trâu cái nặng trung bình từ 250 đến 400kg. Trâu cái mang thai từ 11 đến 11 tháng rưỡi, mỗi lứa đẻ từ 1 đến 2 con nghé. Trâu đực thường nặng hơn (trung bình từ 400 đến 450kg). Thức ăn chủ yếu của chúng là cỏ, bộ máy tiêu hóa có 4 ngăn để thích hợp cho việc nhai lại. Khi ăn, nó dùng lưỡi vơ cỏ và cắt cỏ bằng răng cửa của hàm dưới. Sau khi bứt cỏ, nó nuốt ngay và chứa vào một túi rất lớn trong bao tử, một lát sau thức ăn được chuyển sang túi tổ ong. Khi nào nghỉ ngơi, nó đưa cỏ lên miệng nhai lại thật kĩ rồi chuyển sang túi thứ tư trong bao tử. Lên 3 tuổi, trâu cái có thể đẻ lứa đầu nhưng đến 45% trâu cái đẻ lứa đầu ở năm 4 tuổi. Trâu ở vùng núi sinh sản nhiều hơn ở đồng bằng (vùng núi 40 - 45%, đồng bằng 20 - 25%). Một đời con trâu cái thường sinh được 5-6 nghé. Nghé sơ sinh nặng từ 22 đến 25kg. Răng cửa bắt đầu mọc từ 3 tuổi và kết thúc thời kì sinh trưởng lúc 6 tuổi. Trâu có tính hiền lành thường vâng theo lời chủ, sức khỏe lại bền bỉ dẻo dai, ăn uống dễ, không tốn kém. Từ thuở khai thiên lập địa con người đả thuần hóa trâu để nó cùng khai phá thiên nhiên và tham gia sản xuất với mình. Nó có tầm quan trọng trong đời sống nông dân nên tục ngữ có câu:
- Con trâu là đầu cơ nghiệp
- Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà
Trong ba việc ấy thật là khó thay. Sau 1 ngày làm việc mệt nhọc, điều nó thích nhất là đắm mình trong nước, tắm vùng vẫy nhưng nếu đó là trâu thồ (trâu kéo xe) thì chúng còn phải lặn lội đường xa. Lực kéo cày của trâu trung bình bằng 0,40 mã lực. Trâu loại A mỗi ngày cày được 3-4 sào, loại B được 2-3 sào, loại C khoảng 1 sào rưỡi. Trâu kéo xe ở đường xấu chở được 400 - 500kg, trên đường tốt tải trọng của trâu từ 700 - 800kg, đến trên 1 tấn.
Một giáo sĩ người Ý đến Việt Nam truyền đạo Thiên Chúa từ 1738 đến 1765 tại Đàng Ngoài có chứng kiến đám rước trâu trong thời Trịnh Nguyễn, đã kẽ lại cảnh tượng này trong một bản viết tay, lưu trữ tại thư viện Quốc gia Pháp. Phan Huy Chú cũng ghi lại Đám rước trâu và Mục đồng trong lễ Lập xuân hàng năm gần giống như vị giáo sĩ Ý. Các dân tộc ít người miền Trung nước ta và dân Trung Á vẫn giữ tục giết trâu khi tổ chức lễ lạt. Tết trâu cũng là một phong tục cổ truyền ở các vùng nông thôn Việt Nam. Tại Nga Sơn (Thanh Hóa) và Vĩnh Linh (Quảng Trị) vài ngày trước Tết, người ta tìm thứ cỏ thật ngon và mớ rơm khô để thường trâu ăn Tết. Trâu được tắm rửa sạch sẽ, chuồng quét dọn kỹ càng. Sáng mồng một Tết, mỗi con Trâu được dán trước trán một lá bùa đỏ để trừ tà, xua đuổi vận rủi trong năm cũ cũng như chúc cho trâu năm mới sức khỏe dồi dào, ăn no cày mạnh. Sau khi cúng thần chuồng, trâu cũng được ăn cỗ với các món bánh chưng, thịt cá, xôi chè. ...đồng thời chủ cũng chọn ngày tốt dắt trâu cày thử lấy hên.
Trâu còn dùng để xẻ thịt hoặc cho sữa. Trong một chu kì vắt được từ 400 đến 500 kg sữa. Trong 24 giờ trâu thải ra 10kg phân. Trong thịt trâu có gần 22% prôtit, 3% lipit, 30 miligam % canxi, 150 miligam % photpho. Đó là loại thịt bổ dưỡng cho nhiều người.
Theo các nhà chuyên môn, trâu chọi phải đầu nhỏ, cổ dải, bờm tròn, lưng hơi nhỏ lên, sừng trâu phải cứng, vuông ở chân sừng, mặt sừng mịn, không dấu vết, vươn thẳng một mạch lên khỏi đau, hai chiếc sừng cân đối và như nằm trong một mặt phẳng. Hơn nữa sừng phải kín, tiếng chuyên môn để chỉ những cặp sừng hai đầu không quá xa nhau, và cũng không cao khỏi trán trâu bao nhiêu. Tốt nhất khi cặp sừng cách trán trâu chừng sáu tấc, 20 phân ngày nay (20cm) và hai đầu sừng cách nhau khoảng 12 tấc. Mắt trâu phải tròn và lanh lợi, nằm dưới cặp vành mắt cứng khỏe. Hàm trâu phải thuộc loại hàm nghiên, nghĩa là đen như nghiên mực. Tai trâu phải thuộc loại sừng, xoáy trâu trên đầu phải nhiều lông và những lông mày phải cứng. Trán phải dẹt, thân phải mập lẳn.... Trâu phải cao vây, sa ức, kín sườn, bụng cheo đúng như lời tục ngữ. Vậy là cái bướu ở vai, ức là phía ngực. Muốn kín sườn, đôi vai trâu phải to, còn bung cheo tức là loại bụng hơi lớn lớn.
Người ta còn kén trâu qua đuôi, đùi. chân và các khớp chân: đuôi tròn, đùi dai, chân ngắn, khớp dẻo dai. Ngoài ra, cũng cần để ý tới khoáy trâu, nghĩa là chỗ lòng trâu hợp thành tùng khoay đối nhau ở hai bên đùi là con trâu sẽ chiến thắng sau những cuộc giao đấu hăng say.
Loại trâu chọi thường được lựa trong những con trâu từ tám đến mười tuổi.
Hình ảnh con trâu còn là đề tài phổ thơ ca hội họa và âm nhạc của các nước Đông Nam Á. Thập mục ngưu đồ là một bộ tranh được một thiền sư Nhật Bản vẽ từ 800 năm trước. Ban đầu nó có tên là thập trận ngưu đồ, dùng để phá công án. Sau khi truyền sang Trung Hoa, bộ tranh này được lưu truyền trong giới Phật học thời nhà Tống (thế kỉ 12), mười bức tranh có đề tài Chăn trâu này được ví với quá trình tu tập trên con đường tiến đến giác ngộ và giải thoát. Thập mục ngưu đồ được du nhập vào Việt Nam từ lâu, nhưng đến thời Lê Dụ Tông, thế kỉ XVIII mới được thiền sư Quảng Trí sáng tạo lại với những cảnh giới mới để luyện tâm:
“Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Vừa xem bóng nguyệt lòng sông
Ai hay không có, có không là gì?”...
Đó mới chính là mục đích của các vi thiền sư sáng tạo ra Thập mục ngưu đồ, mong phật tử tu tập để biến “trâu đen” thành “trâu trắng” tức sự chuyển hóa từ vô minh đến sự giác ngộ, tỉnh thức.
Khi nền kĩ thuật nồng nghiệp chưa phát triển, trâu thay cho máy cày, là tài sản quan trọng của người nông dân, khi cơ khí nông nghiệp phát triển, tầm quan trọng của trâu đã lùi xuống nhưng nó vẫn là gia súc quen thuộc và cần thiết cho nông dân hiện nay.
Trâu cái nặng trung bình từ 250 đến 400kg. Trâu cái mang thai từ 11 đến 11 tháng rưỡi, mỗi lứa đẻ từ 1 đến 2 con nghé. Trâu đực thường nặng hơn (trung bình từ 400 đến 450kg). Thức ăn chủ yếu của chúng là cỏ, bộ máy tiêu hóa có 4 ngăn để thích hợp cho việc nhai lại. Khi ăn, nó dùng lưỡi vơ cỏ và cắt cỏ bằng răng cửa của hàm dưới. Sau khi bứt cỏ, nó nuốt ngay và chứa vào một túi rất lớn trong bao tử, một lát sau thức ăn được chuyển sang túi tổ ong. Khi nào nghỉ ngơi, nó đưa cỏ lên miệng nhai lại thật kĩ rồi chuyển sang túi thứ tư trong bao tử. Lên 3 tuổi, trâu cái có thể đẻ lứa đầu nhưng đến 45% trâu cái đẻ lứa đầu ở năm 4 tuổi. Trâu ở vùng núi sinh sản nhiều hơn ở đồng bằng (vùng núi 40 - 45%, đồng bằng 20 - 25%). Một đời con trâu cái thường sinh được 5-6 nghé. Nghé sơ sinh nặng từ 22 đến 25kg. Răng cửa bắt đầu mọc từ 3 tuổi và kết thúc thời kì sinh trưởng lúc 6 tuổi. Trâu có tính hiền lành thường vâng theo lời chủ, sức khỏe lại bền bỉ dẻo dai, ăn uống dễ, không tốn kém. Từ thuở khai thiên lập địa con người đả thuần hóa trâu để nó cùng khai phá thiên nhiên và tham gia sản xuất với mình. Nó có tầm quan trọng trong đời sống nông dân nên tục ngữ có câu:
- Con trâu là đầu cơ nghiệp
- Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà
Trong ba việc ấy thật là khó thay. Sau 1 ngày làm việc mệt nhọc, điều nó thích nhất là đắm mình trong nước, tắm vùng vẫy nhưng nếu đó là trâu thồ (trâu kéo xe) thì chúng còn phải lặn lội đường xa. Lực kéo cày của trâu trung bình bằng 0,40 mã lực. Trâu loại A mỗi ngày cày được 3-4 sào, loại B được 2-3 sào, loại C khoảng 1 sào rưỡi. Trâu kéo xe ở đường xấu chở được 400 - 500kg, trên đường tốt tải trọng của trâu từ 700 - 800kg, đến trên 1 tấn.
Một giáo sĩ người Ý đến Việt Nam truyền đạo Thiên Chúa từ 1738 đến 1765 tại Đàng Ngoài có chứng kiến đám rước trâu trong thời Trịnh Nguyễn, đã kẽ lại cảnh tượng này trong một bản viết tay, lưu trữ tại thư viện Quốc gia Pháp. Phan Huy Chú cũng ghi lại Đám rước trâu và Mục đồng trong lễ Lập xuân hàng năm gần giống như vị giáo sĩ Ý. Các dân tộc ít người miền Trung nước ta và dân Trung Á vẫn giữ tục giết trâu khi tổ chức lễ lạt. Tết trâu cũng là một phong tục cổ truyền ở các vùng nông thôn Việt Nam. Tại Nga Sơn (Thanh Hóa) và Vĩnh Linh (Quảng Trị) vài ngày trước Tết, người ta tìm thứ cỏ thật ngon và mớ rơm khô để thường trâu ăn Tết. Trâu được tắm rửa sạch sẽ, chuồng quét dọn kỹ càng. Sáng mồng một Tết, mỗi con Trâu được dán trước trán một lá bùa đỏ để trừ tà, xua đuổi vận rủi trong năm cũ cũng như chúc cho trâu năm mới sức khỏe dồi dào, ăn no cày mạnh. Sau khi cúng thần chuồng, trâu cũng được ăn cỗ với các món bánh chưng, thịt cá, xôi chè. ...đồng thời chủ cũng chọn ngày tốt dắt trâu cày thử lấy hên.
Trâu còn dùng để xẻ thịt hoặc cho sữa. Trong một chu kì vắt được từ 400 đến 500 kg sữa. Trong 24 giờ trâu thải ra 10kg phân. Trong thịt trâu có gần 22% prôtit, 3% lipit, 30 miligam % canxi, 150 miligam % photpho. Đó là loại thịt bổ dưỡng cho nhiều người.
Người ta còn kén trâu qua đuôi, đùi. chân và các khớp chân: đuôi tròn, đùi dai, chân ngắn, khớp dẻo dai. Ngoài ra, cũng cần để ý tới khoáy trâu, nghĩa là chỗ lòng trâu hợp thành tùng khoay đối nhau ở hai bên đùi là con trâu sẽ chiến thắng sau những cuộc giao đấu hăng say.
Loại trâu chọi thường được lựa trong những con trâu từ tám đến mười tuổi.
Hình ảnh con trâu còn là đề tài phổ thơ ca hội họa và âm nhạc của các nước Đông Nam Á. Thập mục ngưu đồ là một bộ tranh được một thiền sư Nhật Bản vẽ từ 800 năm trước. Ban đầu nó có tên là thập trận ngưu đồ, dùng để phá công án. Sau khi truyền sang Trung Hoa, bộ tranh này được lưu truyền trong giới Phật học thời nhà Tống (thế kỉ 12), mười bức tranh có đề tài Chăn trâu này được ví với quá trình tu tập trên con đường tiến đến giác ngộ và giải thoát. Thập mục ngưu đồ được du nhập vào Việt Nam từ lâu, nhưng đến thời Lê Dụ Tông, thế kỉ XVIII mới được thiền sư Quảng Trí sáng tạo lại với những cảnh giới mới để luyện tâm:
“Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Vừa xem bóng nguyệt lòng sông
Ai hay không có, có không là gì?”...
Đó mới chính là mục đích của các vi thiền sư sáng tạo ra Thập mục ngưu đồ, mong phật tử tu tập để biến “trâu đen” thành “trâu trắng” tức sự chuyển hóa từ vô minh đến sự giác ngộ, tỉnh thức.
Khi nền kĩ thuật nồng nghiệp chưa phát triển, trâu thay cho máy cày, là tài sản quan trọng của người nông dân, khi cơ khí nông nghiệp phát triển, tầm quan trọng của trâu đã lùi xuống nhưng nó vẫn là gia súc quen thuộc và cần thiết cho nông dân hiện nay.