04/06/2017, 22:44
Soạn bài Ngữ văn lớp 12: Đô-xtôi-ép-xki
Soạn bài Ngữ văn lớp 12: Đô-xtôi-ép-xki (đọc thêm) của tác giả Xtê-phan Xvai-gơ • Tác giả Xtê-phan Xvai-gơ (1881 — 1942) là nhà văn quốc tịch Áo gốc Do Thái, đã trưởng thành trong môi trường tri thức của Viên - một trung tâm văn hóa nghệ thuật thời trước Đại chiến thế giới thứ hai và thấm sâu ...
Soạn bài Ngữ văn lớp 12: Đô-xtôi-ép-xki (đọc thêm) của tác giả Xtê-phan Xvai-gơ
• Tác giả
Xtê-phan Xvai-gơ (1881 — 1942) là nhà văn quốc tịch Áo gốc Do Thái, đã trưởng thành trong môi trường tri thức của Viên - một trung tâm văn hóa nghệ thuật thời trước Đại chiến thế giới thứ hai và thấm sâu phân tâm học Phrớt. Ông từng làm thơ, viết kịch, truyện. Đặc biệt, những tiểu luận và chân dung văn học của ông đã được biết tới rộng rãi ở Châu Âu và thế giới. Xvai-gơ đã dựng nên được những chân dung văn học đầy ấn tượng. Cuốn Ba bậc thầy: Đô-Xtôi-ép-xki, Ban-dắc, Đic-kinx rất tiêu biểu cho loại sách chân dung văn học của ông. Văn bản dưới đây trích trong phần mang tên Đô-xtôi-ép-xki, lấy từ bản dịch tiếng Pháp sang tiếng Việt của Nguyễn Dương Khư, NXB Giáo dục, 1996.
• Gợi ý tìm hiểu văn bản
Văn bản là một đoạn trích trong bức chân dung văn học về Đô- xtôi-ép-xki. Cuộc đời nhà văn Nga lỗi lạc này hiện lên bằng những chi tiết sống động, đầy ấn tượng của một số phận nghiệt ngã khó có thể tìm thấy ở những sách chuyên viết về “tiểu sử nhà văn”. “Trái tim ông chỉ đập vì nước Nga còn thân thể ông sống leo lét trong một thế giới đối với ông là xa lạ”. Ông đã từng khóc lóc và kêu van vì một vài đồng tiền khốn khổ, từng cầm cố cả đến cái quần đùi cuối cùng để đánh một bức điện về Xanh Pê-téc-bua..., suốt đêm viết tác phẩm trong tiếng rên rỉ của người vợ trong cơn đau đẻ, trong sự đe dọa của chủ nhà đòi tiền nhà, bà đỡ đòi tiền nợ... Vậy mà ông vẫn viết, vẫn kiên trì, say mê viết nên những Tội ác và trừng phạt, Thằng ngốc, Lũ người quỷ ám, Con bạc, những tác phẩm đồ sộ của thế kỷ XIX, đã tạo hình cho tất cả thế giới tinh thần của chúng ta. “Lao động là sự giải thoát và là nỗi thống khổ của ông, nhờ nó ông sống trong Tổ quốc mình”. Và khi trở về Tổ quốc, lúc năm mươi hai tuổi, thì vinh quang đã đến với ông. Các sách của ông đã biện hộ cho sự nghiệp của ông. Nước Nga chỉ còn đổ dồn mắt vào ông. Tác giả đã kể lại hai sự đáng ghi nhớ về Đô-xtôi-ép-xki: bài phát biểu tượng niệm của ông trong dịp kỉ niệm một trăm năm ngày sinh của Pu-skin đã gây ấn tượng và xúc động mạnh mẽ trong công chúng lúc bấy giờ, và đặc biệt là đám tang ông đã thu hút cả nước Nga về với ông - về với người mà họ yêu thương, khâm phục, kính trọng. Và “trong một tiếng đồng hồ, giấc mơ thiêng liêng của Đô-xtôi-ép-xki được thực hiện trong đám tang ông: sự đoàn kết của tất cả những người Nga”. Đó là sự vinh danh ông, là phần thưởng quý giá nhất mà nhân dân Nga đã tưởng niệm ông. Thật khó có một đám tang nào như thế khi người quá cố đã vĩnh viễn ở trong lòng dân, thuộc về dân.
Bức chân dung Đô-xtôi-ép-xki được dựng lên thật sinh động và đầy ấn tượng là do nghệ thuật dựng tài hoa của tác giả: chân thật, sống động với nhiều chi tiết thật về cuộc đời nhà văn; triệt để sử dụng lối cấu trúc những hình ảnh trái ngược trong sự thể hiện chân dung của nhà văn; sử dụng rộng rãi cái hình ảnh so sánh, những ẩn dụ... để nói lên sứ mạng cao cả và tầm vóc lớn lao của Đô-xtôi-ép- xki. Nhưng quan trọng hơn là do sự hiểu biết sâu sắc và lòng ngưỡng mộ, khâm phục của tác giả đối với nhà văn Nga.
Xtê-phan Xvai-gơ (1881 — 1942) là nhà văn quốc tịch Áo gốc Do Thái, đã trưởng thành trong môi trường tri thức của Viên - một trung tâm văn hóa nghệ thuật thời trước Đại chiến thế giới thứ hai và thấm sâu phân tâm học Phrớt. Ông từng làm thơ, viết kịch, truyện. Đặc biệt, những tiểu luận và chân dung văn học của ông đã được biết tới rộng rãi ở Châu Âu và thế giới. Xvai-gơ đã dựng nên được những chân dung văn học đầy ấn tượng. Cuốn Ba bậc thầy: Đô-Xtôi-ép-xki, Ban-dắc, Đic-kinx rất tiêu biểu cho loại sách chân dung văn học của ông. Văn bản dưới đây trích trong phần mang tên Đô-xtôi-ép-xki, lấy từ bản dịch tiếng Pháp sang tiếng Việt của Nguyễn Dương Khư, NXB Giáo dục, 1996.
• Gợi ý tìm hiểu văn bản
Văn bản là một đoạn trích trong bức chân dung văn học về Đô- xtôi-ép-xki. Cuộc đời nhà văn Nga lỗi lạc này hiện lên bằng những chi tiết sống động, đầy ấn tượng của một số phận nghiệt ngã khó có thể tìm thấy ở những sách chuyên viết về “tiểu sử nhà văn”. “Trái tim ông chỉ đập vì nước Nga còn thân thể ông sống leo lét trong một thế giới đối với ông là xa lạ”. Ông đã từng khóc lóc và kêu van vì một vài đồng tiền khốn khổ, từng cầm cố cả đến cái quần đùi cuối cùng để đánh một bức điện về Xanh Pê-téc-bua..., suốt đêm viết tác phẩm trong tiếng rên rỉ của người vợ trong cơn đau đẻ, trong sự đe dọa của chủ nhà đòi tiền nhà, bà đỡ đòi tiền nợ... Vậy mà ông vẫn viết, vẫn kiên trì, say mê viết nên những Tội ác và trừng phạt, Thằng ngốc, Lũ người quỷ ám, Con bạc, những tác phẩm đồ sộ của thế kỷ XIX, đã tạo hình cho tất cả thế giới tinh thần của chúng ta. “Lao động là sự giải thoát và là nỗi thống khổ của ông, nhờ nó ông sống trong Tổ quốc mình”. Và khi trở về Tổ quốc, lúc năm mươi hai tuổi, thì vinh quang đã đến với ông. Các sách của ông đã biện hộ cho sự nghiệp của ông. Nước Nga chỉ còn đổ dồn mắt vào ông. Tác giả đã kể lại hai sự đáng ghi nhớ về Đô-xtôi-ép-xki: bài phát biểu tượng niệm của ông trong dịp kỉ niệm một trăm năm ngày sinh của Pu-skin đã gây ấn tượng và xúc động mạnh mẽ trong công chúng lúc bấy giờ, và đặc biệt là đám tang ông đã thu hút cả nước Nga về với ông - về với người mà họ yêu thương, khâm phục, kính trọng. Và “trong một tiếng đồng hồ, giấc mơ thiêng liêng của Đô-xtôi-ép-xki được thực hiện trong đám tang ông: sự đoàn kết của tất cả những người Nga”. Đó là sự vinh danh ông, là phần thưởng quý giá nhất mà nhân dân Nga đã tưởng niệm ông. Thật khó có một đám tang nào như thế khi người quá cố đã vĩnh viễn ở trong lòng dân, thuộc về dân.
Bức chân dung Đô-xtôi-ép-xki được dựng lên thật sinh động và đầy ấn tượng là do nghệ thuật dựng tài hoa của tác giả: chân thật, sống động với nhiều chi tiết thật về cuộc đời nhà văn; triệt để sử dụng lối cấu trúc những hình ảnh trái ngược trong sự thể hiện chân dung của nhà văn; sử dụng rộng rãi cái hình ảnh so sánh, những ẩn dụ... để nói lên sứ mạng cao cả và tầm vóc lớn lao của Đô-xtôi-ép- xki. Nhưng quan trọng hơn là do sự hiểu biết sâu sắc và lòng ngưỡng mộ, khâm phục của tác giả đối với nhà văn Nga.